Hà Nội: Có phải đeo khẩu trang, khai báo y tế khi đến bệnh viện, phòng khám nữa không?

2021-04-02 14:00:00 0 Bình luận
UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động cơ sở y tế không thực hiện quy định khám sàng lọc COVID-19 khi khám bệnh, đặc biệt đối với người nước ngoài.

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện, bùng phát vẫn luôn thường trực đặc biệt nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu tạm ngừng hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội (số 77 phố Nguyễn Du); Bệnh viện Mắt Việt Nhật (số 122 phố Triệu Việt Vương); Bệnh viện Mắt HiTec (số 55 phố Hàm Long) để tổ chức lại công tác an toàn phòng chống dịch COVID-19 vì  3  bệnh viện này không đảm bảo an toàn trong sàng lọc, phân luồng, cách ly khi có người bệnh nghi ngờ...

Theo ghi nhận của phóng viên tạp chí điện tử Hòa Nhập (Hoanhap.vn) sáng 17/3, tại Phòng khám đa khoa khu vực Hồng Kỳ thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, nhiều bệnh nhân “quên” đeo khẩu trang khi khám bệnh mà không bị cán bộ, nhân viên y tế nhắc.

Mặc dù Sở Y tế Hà Nội đã mạnh tay hơn trong việc xử lý các bệnh viện không an toàn phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, tại một số phòng khám, trung tâm y tế, đặc biệt là ở các tuyến huyện vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh. 

 

 

Phòng khám đa khoa khu vực Hồng Kỳ thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (địa chỉ xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội)

Ghi nhận tại 1 cơ sở y tế ở tuyến huyện thuộc Hà Nội của Hòa Nhập (Hoanhap.vn) có thể thấy rõ việc kiểm soát covid-19 vẫn chưa chặt chẽ. Tại Phòng khám đa khoa khu vực Hồng Kỳ thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (địa chỉ xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) một số bệnh nhân “quên” đeo khẩu trang khi khám bệnh mà không bị cán bộ, nhân viên y tế nhắc.

Tại chốt kiểm soát cán bộ, nhân viên y tế đo thân nhiệt nhưng không yêu cầu người đến khám khai báo y tế (hoặc quét mã QR khai báo y tế), người nhà bệnh nhân ra vào tự do trong bệnh viện.

Bệnh nhân đến đăng ký khám chữa bệnh không đảm bảo giãn cách (giãn cách tối thiểu 2 m giữa người) mà không thấy nhân viên, cán bộ y tế nhắc nhở bệnh nhân.

Một số người đến khám bệnh “quên” đeo khẩu trang khi khám bệnh mà không bị cán bộ, nhân viên y tế nhắc.

Trao đổi với phóng viên Ông Hoàng Lưu Sa ( Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn) cho biết: Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn tiếp nhận thông tin phản ánh của cơ quan báo chí và sẽ thông báo nhắc nhở.

“Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn sẽ yêu cầu đơn vị kiểm tra lại công tác phòng chống dịch, còn về giãn cách thì sẽ không áp dụng theo Chỉ thị 16 và không giãn cách nữa”, ông Sa giải thích.

Bệnh nhân đến đăng ký khám chữa bệnh không đảm bảo giãn cách (giãn cách tối thiểu 2 m giữa người) mà không thấy nhân viên, cán bộ y tế nhắc nhở bệnh nhân.

Trao đổi với phóng viên bà Hồng Hà (cán bộ phụ trách báo chí Trung  tâm Y tế huyện Sóc Sơn) cho biết: “Phòng khám luôn nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm chỉnh. Bất kể ai đến khám đều phải đeo khẩu trang. Nếu ai không có khẩu trang thì phòng khám sẽ phát. Về vấn đề quét mã QR, Trung tâm đã có văn bản thực hiện, tuy nhiên đây cũng là thiếu sót của phòng khám, chưa  thực hiện triệt để, đáng ra những trường hợp không quét mã QR trước khi vào khám thì phải khai báo y tế bằng giấy."

Ngày 2/2/2021, Sở Y tế Hà Nội tổ chức họp trực tuyến với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố quán triệt các đơn vị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Bà Trần Thị Nhị Hà (Giám đốc Sở Y tế Hà Nội) yêu cầu các bệnh viện công lập và dân lập trên địa bàn thành phố tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, rà soát, đánh giá lại toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các văn bản, chỉ thị, chỉ đạo, Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành.

Các bệnh viện tiếp tục thắt chặt kiểm soát người ra vào bệnh viện, yêu cầu bệnh nhân khi đến khám tại cơ sở phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn để phòng ngừa lây nhiễm tại cơ sở y tế, khai báo y tế trung thực; đẩy mạnh tuyên truyền cho người bệnh, người nhà người bệnh các quy định phòng chống dịch Covid-19, hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách nơi công cộng; thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt thông điệp “5K”...

Đặc biệt, các sơ sở khám chữa bệnh cần chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vật tư... đáp ứng cho công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh; tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, mỗi cán bộ y tế cần nêu cao tinh thần chống dịch, đảm bảo trang thiết bị bảo hộ phòng tránh lây nhiễm chéo, thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch trên tinh thần cao nhất...

Sở Y tế sẽ tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở và xử lý nghiêm đơn vị không thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh...

Như vậy, đến thời điểm chúng tôi ghi nhận, các quy định của Sở Y tế về phòng dịch vẫn đang được áp dụng cho các phòng khám, bệnh viện. Nhưng không hiểu lý do gì khiến một số cơ sở y tế lại nới lỏng? 

Ngày 15/02/2021, UBND Thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo Thành phố) đã có thông báo Số: 09/TB-BCĐ trong thông báo có nêu “Dừng hoạt động cơ sở y tế không thực hiện quy định khám sàng lọc COVID-19 khi khám bệnh, đặc biệt đối với người nước ngoài. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của các cơ sở khám chữa bệnh, kiên quyết xử lý cơ sở không đảm bảo an toàn”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường: Tập đoàn kinh tế đang vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đại gia Nguyễn Văn Trường được biết đến với khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, Hồ Núi Cốc, Chùa Tam Chúc… lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường cũng là nhà thầu có tiếng khi liên tục trúng các dự án lớn.
2025-07-12 16:53:00

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35
Đang tải...