Thầy giáo khiếm thị, mất nửa bàn tay mở lớp học đàn cho học sinh khuyết tật
Thầy Đặng Ngọc Duy, sinh năm 1976, sống tại TP.Tam Kỳ, Quảng Nam vốn sinh ra khoẻ mạnh. Tuy nhiên, tai nạn năm 10 tuỏi khiến thầy bị hỏng đôi mắt và cụt 2 ngón tay trái. Không cam chịu sống trong bóng tối, thầy chọn con đường âm nhạc. Lực chọn của thầy ban đầu bị gia đình phản đối, cho rằng đây là bộ môn người sáng mắt còn khó học.
“Người thường sẽ đánh guitar bằng tay phải, bấm phím bằng tay trái, nhưng tay trái tôi chỉ còn 3 ngón nên tôi phải đổi ngược cây đàn.
Vì thế người dạy đã khó, người học như tôi còn khó bội phần. Tôi lên mạng, tìm kiếm và nghe người ta dạy và học theo, người bình thường cố gắng 1 thì bản thân tôi phải cố gắng 10. Việc nghe người khác nói rồi mình thực hành lại rất khó vì không thấy, mò mẫn rất lâu mới đúng giai điệu”, thầy Duy chia sẻ.
Tuy khiếm thị, mất một bên bàn tay nhưng thầy Duy chơi đàn rất hay (Ảnh: VTC News)
Trong quá trình học nhạc, khó khăn nhất được thầy kể đó là việc cảm âm trong bóng tối. Thầy mò mẫm từng nốt một, cảm nhận trên đầu ngón tay.
Thời gian đó, thầy vừa học văn hoá vừa theo đuổi đam mê, mỗi ngày phải dành hơn 12h để học tập. Sau hơn 1 năm miệt mài, thầy cơ bản chơi được những bản nhạc đầu tiên.
Cùng với việc học guitar, thầy Duy tiếp tục lần mò và học đàn organ. Đến những năm cấp 3, thầy bắt đầu sáng tác nhạc, chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước.
Sau này, thầy Duy vào ĐH Quảng Nam theo đuổi ngành Sư phạm Ngữ văn. Đó là mong muốn của gia đình, của những người thân của thầy để chọn một con đường nhẹ nhàng và “an toàn” hơn. Gặp vô vàn khó khăn trong việc tiếp cận bài vở, thời gian đó, thầy Duy phải nhờ những bạn học cùng lứa thu âm bằng cassette các giáo trình rồi ngồi nghe đi nghe lại.
Thầy Duy mở trung tâm dạy đàn cho các em khuyết tật (Ảnh: VTC News)
Tốt nghiệp ngành sư phạm, thầy Duy đã mở trung tâm Hướng Dương Việt Quảng Nam ở TP Tam Kỳ, mong muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Thầy Duy đã mở trung tâm Hướng Dương Việt Quảng Nam ở TP Tam Kỳ.
Trung tâm là nơi nuôi dưỡng cho 50 em khuyết tật, ở đây, các em không chỉ được học văn hóa mà còn được học năng khiếu. Thầy Duy vừa là người quản lý, vừa là thầy giáo dạy môn Ngữ văn và hướng dẫn âm nhạc cho các em.
Còn với ông Lê Hồng Triệu (sinh năm 1947), sống tại thôn Tam Quy, xã Hà Tân, Hà Trung (Thanh Hóa) là câu chuyện đặc biệt hơn.
Hồi 2 tháng tuổi, ông chảy máu cam nhưng do nhà hoàn cảnh, thời buổi bom đạn nên không có thuốc chữa trị. Từ đó, ông Nghị phải chịu cảnh sống trong bóng tối. Năm 14 tuổi, tình cờ được nghe những chương trình văn nghệ của Đài tiếng nói Việt Nam, ông Nghị rất thích thú và muốn học đàn.
Cậu bé Nghị khi ấy đã bắt đầu dò dẫm tới âm nhạc, sẵn trong nhà có cây đàn măngđôlin của người cha đem từ chiến trận về, hàng ngày cậu say sưa tập chơi đàn. Những phím đàn khô cứng, sai nhịp theo ngón tay không biết bao lần tứa máu cuối cùng cũng mềm mại hơn, từng nốt nhạc lúc trầm lúc bổng hay dần lên.
Sau 55 năm tự học, giờ ông Triệu có thể chơi được bảy loại nhạc cụ: Sáo, nhị, tiêu, hồ, măngđôlin, trống chèo và đàn tam. Mỗi loại nhạc cụ ông đều nghe hướng dẫn trên đài rồi làm theo, riêng nhị ông phải bỏ ra cả năm trời mới kéo được.
Sau hai năm tự mày mò học tập, năm 16 tuổi ông bắt đầu tham dự các cuộc thi văn nghệ của tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, ông được Bộ Văn hóa tặng bằng khen; năm 1992, tỉnh Thanh Hóa tặng Huy chương vì sự nghiệp văn hóa; đặc biệt tại Hội diễn các gia đình nghệ thuật không chuyên tỉnh Thanh Hóa năm 2001, gia đình ông đã giành huy chương Vàng, riêng ông Triệu đã được tặng huy chương Bạc dành cho nhạc công xuất sắc nhất.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.