Tin tức kinh tế, tài chính ngày 9/7/2021: Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp thời covid-19 kiểu 'có như không'

2021-07-09 09:00:44 0 Bình luận

Giá vàng hôm nay 9-7: Bật tăng bất thành, nhà đầu tư tranh thủ chốt lời

Đầu ngày 9-7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay của thế giới giao dịch tại 1.804 USD/ounce, ngang bằng với cùng thời điểm hôm trước.

Thế nhưng, trong phiên giao dịch này giá vàng có lúc mạnh mẽ đi lên nhưng sau đó giảm mạnh hàng chục USD/ounce.

Lúc 22 giờ đêm qua, giá vàng thế giới tăng 20 USD, từ 1.800 USD/ounce lên 1.820 USD/ounce trong bối cảnh thị trường tiếp tục lo ngại số ca nhiễm Covid-19 ngày càng tăng do biến chủng Delta, có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Từ đó, nhiều người tăng nhu cầu trú ẩn vào kim loại quý. Giá vàng thế giới có động lực để vọt lên.

Mặt khác, giới đầu tư tài chính bán tháo cổ phiếu làm thị trường chứng khoán Nhật Bản, châu Âu chìm trong sắc đỏ. Đặc biệt, giá cổ phiếu tại Mỹ giảm rất mạnh. Các chỉ số Dowjones "bốc hơi" 259 điểm, S&P 500 mất đi 37 điểm, Nasdaq giảm 105 điểm. Theo đó, không ít nhà đầu tư chuyển dịch một phần vốn vào thị trường vàng. Giá vàng thế giới bật tăng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng đã gặp phải rào cản khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đặt ra mục tiêu kiểm soát tại các quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro ở mức 2%. Lập tức, thị trường tiền tệ quốc tế biến động mạnh. Đồng USD giảm giá rất sâu so với euro và nhiều đồng tiền mạnh khác, tác động bất lợi đến giá vàng thế giới.

Với diễn biến này, nhiều nhà đầu tư tranh thủ thời điểm giá vàng giao dịch tại 1.820 USD/ounce để bán ra thu về lợi nhuận. Số khác thì chớp thời cơ bán khống chờ giá vàng đi xuống mua vào hưởng chênh lệch. Thế nên, giá vàng hôm nay giảm mạnh 25 USD/ounce, xuống còn 1.795 USD/ounce lúc 1 giờ ngày 9-7.

Ở thời điểm này, những người đã bán khống bắt đầu mua vào. Giá vàng hôm nay tăng nhẹ và đến 6 giờ cùng ngày leo lên 1.804 USD/ounce.

Trước đó, do từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 8-7 giá vàng thế giới đi lên nên giá vàng SJC trong khoảng thời gian này tăng 100.000 đồng/lượng, chốt cuối ngày tại 57,55 triệu đồng/lượng. Như thế, giá vàng thế giới quy đổi khoảng 50,2 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 7,3 triệu đồng/lượng.

Hệ thống mới của HoSE đang vận hành thế nào?

Hệ thống mới của HoSE được nhà đầu tư khen "nhanh", "mượt" nhưng trong ba ngày vận hành, hệ thống riêng của một số công ty chứng khoán lại thay phiên báo lỗi.

Quang Đạt - chuyên viên quản lý quỹ đầu tư của một ngân hàng lớn – chia sẻ với báo VnExpress rằng ấn tượng lớn nhất với hệ thống mới là mọi thứ tức thì, từ việc gửi lệnh, nhận kết quả đến bảng điện tử "nhấp nháy chóng mặt". VN-Index và thanh khoản trong giai đoạn nghẽn lệnh có khi mất 30 phút để cập nhật một lần, khiến nhà đầu tư mù mờ thông tin thì nay hoàn toàn khác.

"Như thế mới đúng bản chất giao dịch hàng hoá trên thị trường chứng khoán", Đạt chia sẻ. Anh kể thêm, nhiều bạn bè đùa rằng giá như phiên 6/7 vẫn dùng hệ thống cũ thì buổi chiều có thể bị nghẽn, tức lệnh bán ồ ạt không đi và VN-Index đã không trượt đến 56 điểm.

Nhưng không phải giao dịch tại công ty chứng khoán nào cũng "mượt". Điển hình trong sáng 5/7, không lâu sau khi kết nối thành công với HoSE, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam thông báo nhà đầu tư không thể truy cập bảng giá trên website và ứng dụng vì các dịch vụ bị gián đoạn để nâng cấp hệ thống từ 9h đến 13h50. Trong lúc đó, nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh thông qua nhân viên quản lý tài khoản.

Một số nhà đầu tư có tài khoản tại Công ty Chứng khoán Bản Việt cùng lúc đó cho hay giao dịch gặp trục trặc khi lệnh mua không khớp được thoả mãn giá. Tại Công ty Chứng khoán Kỹ thương thì bảng giá không hiển thị lịch sử khớp lệnh, còn đồ thị giá tại Công ty Chứng khoán Tân Việt lại không khớp những nơi khác.

Hôm sau, tất cả sự cố này được khắc phục nhưng vấn đề lại phát sinh ở công ty khác. Công ty Chứng khoán VNDirect tối cùng ngày phát thông báo hệ thống giá xảy ra hiện tượng chậm cập nhật dữ liệu, dẫn tới giá khớp một số cổ phiếu trong phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) không chính xác.

Gần nhất trong phiên giao dịch sáng 7/7, Công ty Chứng khoán SSI đề nghị nhà đầu tư hạn chế đặt lệnh mới vì xuất hiện tình trạng ghi nhận lệnh chậm và không cập nhật chính xác trạng thái lệnh. Không lâu sau, SSI thông báo dừng các kênh nhận lệnh để đội ngũ kỹ thuật tìm lỗi.

Hầu hết lãnh đạo công ty chứng khoán cho biết hiện tượng chập chờn, dữ liệu hiển thị chưa chính xác, dịch vụ trực tuyến bị lỗi là những sự cố được phát hiện trên hệ thống của chính họ. Các lỗi không nghiêm trọng nên được khắc phục ngay trong ngày.

Tổng giám đốc một công ty chứng khoán đặt trụ sở ở TP HCM đề nghị không nêu tên cũng thừa nhận hệ thống giải quyết được vấn đề nhức nhối sáu tháng qua là nghẽn lệnh. Nhà đầu tư có thể giao dịch thoải mái "như ôtô chạy một mình trên xa lộ". Dù vậy, với số lượng nhiều và đa dạng lỗi như hiện nay, ông cho rằng thị trường có quyền đặt câu hỏi về tính ổn định và bền vững.

"Trước đây 73 công ty chứng khoán gặp sự cố duy nhất là nghẽn lệnh, còn bây giờ mỗi nơi một kiểu sự cố và chưa biết ngày mai sẽ đến công ty nào", vị này nói và cho rằng xâu chuỗi tất cả sự cố thì nguồn căn đều đến từ việc chuyển đổi hệ thống cũ sang mới.

Cách cơ cấu nợ của ngân hàng khiến doanh nghiệp mệt mỏi

Ông Đặng Tuấn Anh là giám đốc hãng taxi Thành Lợi Group, sở hữu hơn 600 xe taxi hoạt động tại Hà Nội, Hưng Yên và Hà Nam. Gần hai tháng nay, lượng khách sụt mạnh vì dịch bệnh, nhiều xe không chạy phải nằm bãi. Sau đợt dịch lần 4, nhân viên công ty người ở vùng có dịch, người bỏ về quê, doanh thu của hãng taxi hơn 20 năm tuổi nay giảm 80% so với trước dịch.

"Cứ mỗi lần dịch bùng phát, tôi lại làm văn bản gửi các ngân hàng mà công ty đang vay vốn, xin hỗ trợ giảm lãi suất của các khoản vay hiện tại. Thế nhưng, tôi cũng chỉ nhận được câu trả lời chung chung kèm theo thông báo chờ xem xét", ông Tuấn Anh chia sẻ với VnExpress.

Doanh thu tụt mạnh nhưng doanh nghiệp vẫn phải trả tiền ngân hàng và các chi phí khác. Ông xoay xở bằng cách vay mượn người thân, bạn bè, bán bớt tài sản, có lúc tìm đến vay nặng lãi để kịp trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Được một nhà băng cho phép cơ cấu nợ 4 tháng, nhưng ông từ chối. Bởi, theo quy định của Thông tư 03 do Ngân hàng Nhà nước ban hành, thời gian cơ cấu nợ tối đa chỉ 12 tháng. Có nghĩa là, dù được hoãn trả tiền gốc và lãi trong 4 tháng dịch bệnh, số tiền gốc và lãi của 4 tháng này sẽ cộng dồn và chia đều, phải trả trong tối đa 8 tháng tiếp theo.

Một số taxi của Thành Lợi đỗ trên vệ đường vì không thể hoạt động. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

"Cơ cấu kiểu này tôi không dám. Bởi nợ phải trả hàng tháng sẽ còn lớn hơn, ngay khi hết vài tháng cơ cấu", ông Tuấn Anh nói. Dịch bệnh phức tạp như hiện nay, hồi phục kịp chỉ trong vài tháng để có doanh thu trả nợ ngân hàng là một vấn đề rất khó.

Quy định của Thông tư 03 sinh ra để gỡ khó cho doanh nghiệp, nhưng chẳng giúp ích được nhiều, giám đốc hãng taxi này cho hay. Như với khoản vay của doanh nghiệp phải trả trong 48 tháng, thay vì cơ cấu 4 tháng và giữ nguyên hạn trả nợ, ngân hàng nên lùi hợp đồng thêm 4 tháng, tức để hạn trả nợ thành 52 tháng.

Cùng bức xúc trên, ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Công ty X.E Việt Nam cho rằng quy định chỉ cơ cấu tối đa 12 tháng và phải thanh toán hết số này ngay trong một năm từ lúc bắt đầu cơ cấu, là làm khó doanh nghiệp. Ông Nam cho rằng thời gian cơ cấu nợ tối đa 12 tháng là quá ngắn. Doanh nghiệp có khi mất hằng năm mới hồi phục lại được doanh thu như trước, cho tạm ngưng trả nợ một vài tháng nhưng áp lực nợ tăng ngay sau đó.

Không riêng doanh nghiệp vận tải, từ giữa tháng 6, Hiệp hội Du lịch TP HCM cũng đã kiến nghị nhiều chính sách, trong đó có kiến nghị về Thông tư 03.

Theo hiệp hội, Thông tư 03 quy định thời gian cơ cấu nợ tối đa 12 tháng nhưng thực tế, doanh nghiệp rất khó đáp ứng, đặc biệt khi đợt dịch lần 4 bùng phát mạnh. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) theo Hiệp hội, nên được nới lên 24 tháng kể từ ngày thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ...

Thông tư 03 vừa ban hành được vài tháng nhưng quy định cơ cấu nợ lại trở nên "lỗi thời" trước kịch bản dịch bệnh không lường tới.

Thông tư 03 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01, được Ngân hàng Nhà nước ban hành trong bối cảnh khác hiện nay - khi dịch bệnh Việt Nam đã được kiểm soát tốt.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng, cựu Vụ trưởng Tín dụng (Ngân hàng Nhà Nước) cho biết, khi ban hành Thông tư, nhà ban hành hẳn cũng không tính tới kịch bản đợt dịch mới kéo dài và chục nghìn ca nhiễm như hiện nay. Khác với Thông tư 01 ra đời khi cả doanh nghiệp và ngân hàng còn nhiều bỡ ngỡ trước dịch bệnh, việc ban hành Thông tư 03 cũng trong bối cảnh doanh nghiệp và ngân hàng phải có chiến lược phòng thủ.

Ngân hàng Nhà nước tính toán doanh nghiệp có thể hồi phục trong 12 tháng, nhưng với diễn biến khó lường như hiện nay, theo ông Hùng, cần nghiên cứu để có chính sách phù hợp với diễn biến của dịch.

Tuy nhiên, cựu Vụ trưởng Tín dụng cũng chia sẻ: "Chính sách phải đặt an toàn hệ thống lên hàng đầu". Ngân hàng cũng có cái khó vì thời gian thu hồi nợ càng lâu, tài sản đảm bảo càng xuống giá trị và tiềm ẩn nợ xấu về sau.

Về góc độ ngân hàng, họ cũng không muốn kéo dài thời gian thu hồi nợ lâu vì càng tiềm ẩn rủi ro. Đại diện của một ngân hàng tư nhân cho hay, nhà băng giãn nợ, gia hạn nợ với những khách hàng khó khăn tạm thời, để họ có thời gian phục hồi.

Còn khách hàng khó có khả năng phục hồi hoặc chỉ phục hồi một phần, ngân hàng và khách hàng cần tìm ra giải pháp khác như cắt lỗ sớm để hạn chế chi phí, giảm gánh nặng tài chính. Suy cho cùng, doanh nghiệp vẫn phải trả nợ, nên nếu họ không có khả năng phục hồi thì nên cắt lỗ sớm, giảm gánh nặng trả lãi.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng, kiến nghị của doanh nghiệp vẫn chỉ là góc nhìn ngắn hạn. Cơ cấu nợ chỉ là tháo gỡ khó khăn trước mắt, dài hơi hơn là khi dịch bệnh ổn định, làm sao để có vốn vay tiếp tục sản xuất kinh doanh." Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp đã cơ cấu nợ hay đang lỗ thì có ngân hàng nào dám cho vay? Vậy doanh nghiệp cơ cấu xong, làm sao để hồi phục? Cơ cấu nợ chỉ là một phần, vấn đề là có tiếp tục được vay mới không", ông Hùng đặt vấn đề.

Xử phạt công ty bất động sản tụ tập đông người

Ngày 8/7, UBND Phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và phát hiện một công ty bất động sản tổ chức tụ tập đông người, bất chấp các quy định về phòng chống Covid-19.

Bất chấp quy định phòng chống Covid-19, Công ty Bất động sản Thanh Niên Holdings tổ chức tụ tập đông người.

Tại thời điểm kiểm tra, trụ sở văn phòng làm việc của Công ty Bất động sản Thanh Niên Holdings, tại số 30 Trần Hưng Đạo (phường 10, TP Đà Lạt), lực lượng chức năng ghi nhận tại đây có 31 người đang làm việc tập trung, trong đó có 10 người không đeo khẩu trang, không chấp hành hướng dẫn của cơ quan y tế đối với người có nguy cơ mắc bệnh dịch.

UBND phường 10, TP Đà Lạt đã lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành các quyết định xử phạt về hành vi không chấp hành hướng dẫn của cơ quan y tế đối với người có nguy cơ mắc dịch bệnh 10 trường hợp, với số tiền 20 triệu đồng (2 triệu đồng/người). Đồng thời, đưa 23 người về hội trường tổ dân phố trên địa bàn phường để khai báo y tế, điều tra dịch tễ và test nhanh Covid-19.

Ngoài ra, Tổ liên ngành TP Đà Lạt cũng đang củng cố hồ sơ, lập biên bản xử lý đối với hành vi tổ chức tụ tập đông người giữa đại dịch Covid-19./.

Giá cà phê hôm nay 9/7: Trong nước tăng nhẹ

Giá cà phê hôm nay 9/7/2021 tại thị trường trong nước và thế giới đồng loạt tăng. Trong đó, giá cà phê trong nước tăng nhẹ 100 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước

Giá cà phê hôm nay 9/7 ở thị trường trong nước tăng 100 đồng/kg tại các vùng trọng điểm so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê tại huyện Chư Prông đang ở mức 35.900 đồng/kg, ở Pleiku và La Grai cùng mức 35.900 đồng/kg

Giá cà phê tại tỉnh Kon Tum đang thu mua với mức 35.900 đồng/kg.

Tại huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng hôm nay đang thu mua ở mức 35.100 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay giữ ở mức 36.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) và Buôn Hồ (Đắk Lắk), giá cà phê hiện cùng giữ mức 35.900 đồng/kg.

Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay lần lượt thu mua ở mức 35.900 và 35.800 đồng/kg.

Như vậy, giá cà phê hôm nay 9/7/2021 tại thị trường trong nước đang giao dịch ở mức 35.100 - 36.000 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới

Tại thị trường thế giới, giá cà phê hôm nay 9/7 tiếp tục tăng.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá và phê Robusta tại London giao tháng 9/2021 tăng 5 USD/tấn ở mức 1.707 USD/tấn, giao tháng 11/2021 tăng 2 USD/tấn ở mức 1.696 USD/tấn.

Trong khi, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2021 tăng 2,3 cent/lb ở mức 152.25 cent/lb, giao tháng 12/2021 tăng 2,2 cent/lb ở mức 155.15 cent/lb.

Dự báo giá cà phê sẽ tăng do nguồn cung thiếu hụt. Sản lượng cà phê của Brazil trong vụ thu hoạch năm 2021 dự kiến sẽ đạt khoảng 48,8 triệu bao loại 60 kg, giảm 22,6% so với sản lượng năm 2020. 

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, trong các tháng 7 và 8 hàng năm, thị trường hàng thực giảm sôi động do các nhà kinh doanh vào kỳ nghỉ. Tháng 9 sôi động hơn vì người mua và người bán bắt đầu dò giá và chào hàng. Thị trường đang lo mùa hè này giao dịch sẽ yên ắng hơn, thậm chí tháng 9 chưa chắc sẽ sôi động nếu như người mua và người bán chưa chấp nhận giá cước tàu biển.

Giả sử như người thuê tàu (trong kinh doanh cà phê, thường là người mua trả tiền cước theo điều kiện FOB) chấp nhận giá cước cao, giá cà phê phái sinh còn có cửa tăng nhưng ngược lại giá cà phê hàng thực trên các thị trường nội địa sẽ chịu sức ép giảm giá. Điều này sẽ phản ánh trên giá xuất khẩu ngày càng bị trừ sâu.
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thêm 521 nhà phố, biệt thự tại Aqua City đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán

Ngày 20/12, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai ra văn bản số 6017/SXD-QLN-TTBĐS thông báo xác nhận 521 căn nhà ở thấp tầng tại khu II, dự án Khu đô thị Aqua Waterfront City thuộc đô thị Aqua City (xã Long Hưng, TP.Biên Hòa) đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
2024-12-22 15:24:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
2024-12-22 12:00:00

Hải Phòng ‘Hát mãi khúc quân hành, thanh niên với tình yêu biển đảo’

Đó là nội dung chuyên đề do Thành đoàn Hải Phòng tổ chức và trao giải Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân” vào chiều ngày 21/12, tại trường THPT Thái Phiên.
2024-12-22 09:26:46

Bộ đội Cụ Hồ chí nghĩa chí tình, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế

Thượng tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu nhấn mạnh: “Trong kháng chiến hay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, Bộ đội Cụ Hồ được bạn bè quốc tế tôn trọng, khâm phục. Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ lan tỏa ra ngoài biên giới Việt Nam, để lại tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế”.
2024-12-22 03:24:00

Vụ nhiều người nhập viện sau bữa ăn ở một hội nghị Hà Nội: Cảnh báo an toàn thực phẩm

Trong số 80 người dự tiệc tại Trung tâm Hội nghị đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, 14 người nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, 2 người đã tử vong.
2024-12-21 22:15:00

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32
Đang tải...