Thương binh kể về cuộc vượt sông phá hàng rào vĩ tuyến 17

2024-07-27 07:00:00 0 Bình luận
Người thương binh năm nay gần 70 tuổi kể về ký ức nửa thế kỷ trước, những ngày tháng khi tuổi mười tám đôi mươi lặng lẽ bơi qua sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 để đánh phá hàng rào phòng thủ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ánh mắt xa xăm qua ô cửa kính xe ô tô, ông Hợi nhìn xuống dòng Bến Hải. Ông nhớ những ngày tuổi trẻ cách đây đã hơn 50 năm, ông bơi qua bơi lại dòng sông này không biết bao lần. Mỗi khi tháng 7 kéo về có dịp đi qua đây, người thương binh đều thấy như sống lại một thời khói lửa.

Vào một ngày mùa đông năm 1971, ông Hợi cùng nhóm đồng đội được trinh sát báo tin cho biết: Tối hôm đó, nhóm sỹ quan bên Mỹ và Ngụy sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi tại tụ điểm X. Hồi đó, mặc dù chỉ cách nhau một bước chân qua vĩ tuyến 17 nhưng cuộc sống hai bên rất khác nhau. Phía Bắc của vĩ tuyến là huyện Vĩnh Linh còn hoang sơ tiêu điều. Phía nam là Gio Linh và đi một đoạn là thị xã Đông Hà, ngày đó, được Mỹ viện trợ và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đầu tư thành 1 đặc khu nên trở thành một khu vực sầm uất. 

Đại tá Lê Văn Hợi đi qua cầu Hiền Lương đúng vào dịp tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ hội Hòa bình. Cách đây hơn nửa thể kỷ, đây chính là nơi ngăn cách đau thương chiến tranh giữa 2 miền Nam Bắc

Dù chưa phát triển như ngày nay, nhưng ông Hợi nhớ, hồi đó ở phía bên kia vĩ tuyến 17 đã hình thành khu đô thị giao thương buôn bán. Nhiều hàng hóa, cơ sở vật chất được Mỹ đưa vào đây. Người dân và sỹ quan, lính tráng Việt Nam Cộng hòa sống vui chơi hưởng lạc trong những quán xá, bar, vũ trường. Mỗi khi tiếp đón tướng lĩnh từ xa đến hoặc có sự kiện gì, các đơn vị đồn trú của Mỹ Ngụy thường tổ chức tiệc tùng rất hoành tráng tại các tụ điểm ăn chơi. Bản thân lính tráng tại các doanh trại cũng thường xuyên vui chơi giải trí. Rượu Tây, xì gà, chúng không bao giờ thiếu. Nhiều tụ điểm phục vụ cả gái cho đám lính tráng giải trí. Thậm chí, ông Hợi kể rằng có lần chiếm được một điểm đồn trú của lĩnh Mỹ chi viện cho Việt Nam Cộng Hòa, trong số đồ đạc mà chúng để lại, ông cùng đồng đội còn phát hiện có cả những con búp bê tình dục giống như người thật. Chúng được lính Mỹ mang theo để giải quyết nhu cầu sinh lý trong những ngày tham gia chiến trận xa nhà.

Gần đến nửa đêm, ông Hợi cùng 2 đồng đội đã áp sát mục tiêu. Theo mệnh lệnh, ông đứng vòng ngoài giám sát. Một chiến sỹ của ta được cử đóng giả làm người phục vụ đi vào quán bar. Trời đã về khuya. Phía trong, tiếng nhạc chát chúa hòa lẫn tiếng cười nói của đám sỹ quan lính tráng Mỹ Ngụy đã ngấm rượu ngà say. Bỗng nghe tiếng lựu đạn nổ vang rền át hết mọi tiếng nhạc lẫn tiếng kêu cứu thất thanh. Anh bộ đội trong bộ dạng người phục vụ nhanh chóng đi ra ngoài. Ông Hợi và mấy đồng đội nhìn thấy vậy cũng vội lảng đi như không có chuyện gì rồi lặng lẽ biến mất trong màn đêm. Ngày mai, đến khi đám sỹ quan khác đến điều tra thì nhóm bộ đội của ta đã cao chạy xa bay. Những lúc thế này, chúng huy động lực lượng sục sạo khắp nơi, truy lùng gắt lắm.

Những cuộc đột kích như vậy không phải ngẫu nhiên mà thành. Từ khi Hiệp định Genever ký kết năm 1954, vĩ tuyến 17 chia cắt đôi bờ Nam Bắc. Đặc biệt những năm sau đó, để đối phó với làn sóng quân đội ta giải phóng miền Nam ngày càng mạnh mẽ, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã cho lập hàng rào phòng tuyến dọc sông Bên Hải. Cứ cách nhau một quãng lại có một căn cứ địch đồn trú. Tại đây, chúng lập đài quan sát đề thăm dò mọi động tĩnh từ bên kia chiến tuyến. Quân đội ta đã phải tìm đủ trăm phương ngàn kế để thâm nhập phá vỡ hàng rào phòng tuyến đó. 

Ngày nay, trên quốc lộ 1A qua sông Bến Hải bằng cây cầu Hiền Lương mới. Cách đó không xa là cầu Hiền Lương cũ, cây cầu ghi dấu bao chứng tích lịch sử của một thời chiến tranh khói lửa đau thương

Ông Hợi kể rằng, ông nhập ngũ năm 1971. Rồi ông được điều động vào miền Trung tham gia chiến dịch. Đơn vị của ông Hợi thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 915 thuộc Sư đoàn 325 là 1 trong những lực lượng được giao trọng trách chiến đấu tại khu vĩ tuyến 17. Như ông Hợi nói, đây là cách đánh Mỹ theo chủ trương của quân đội ta gọi là “Nở hoa trong lòng địch”. Khoảng 12h đêm, khi này đám lính gác đang ở trạng thái gà gật, ông Hợi lặng lẽ bơi qua sông. Ở những khúc sông khác, những đồng đội của ông cũng âm thầm vượt biên áp sát đồn địch. Theo lệnh chỉ huy, chỉ chờ vào đúng thời điểm đúng vị trí, tất cả cùng ném lựu đạn vào một mục tiêu đã định. Rồi tất cả phải nhanh chóng rút lui. Cứ dền dứ nhiều tháng trời, hôm nay nhóm ông Hợi tấn công đồn này, tuần sau nhóm khác lại tấn công đồn cách đó cả dăm cây số. Cách đánh không cố định và không theo 1 khuôn mẫu nào. Mục tiêu là khiến cho địch tiêu hao lực lượng và hoang mang. Có nhiều khi phải sang sông và trà trộn vào làm dân thường, sống trong lòng địch cả tháng trời. Khi nhận được mật lệnh, ông Hợi và đồng đội lại vào vị trí.

Ở 2 bên chiến tuyến, mỗi bên đều có nhiều cách để tấn công đối phương, không chỉ bằng súng đạn. Ông Hợi còn nhớ, hằng ngày, loa phóng thanh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngay phía gân câu Hiền Lương vẫn thường xuyên mở nhạc vàng. Đây được gọi là loại nhạc phản chiến, tâm lý chiến. Mục đích của chúng là hòng ru ngủ, làm giảm nhuệ khí của bộ đội miền Bắc. Vậy nhưng có lẽ lịch sử đã chứng minh, chính binh lính Việt Nam Cộng Hòa mới là những người tự bị mất nhuệ khí và thua cuộc.

Cứ như vậy giằng co sau nhiều năm, nhiều tháng, đến cuối năm 1971 rồi đầu năm 1972, hàng rào phòng tuyến dọc sông Bên Hải đã bị phá vỡ. Quân ta đã tiến sâu đánh chiếm Quảng Trị và dẫn đến cuộc chiến ác liệt "Mùa hè đỏ lửa". Người lính trẻ Lê Văn Hợi cùng đồng đội đã tham gia các trận đánh lớn nhỏ cho đến ngày quân đội ta làm chủ và bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Với khí thế tiến công, ông cùng đơn vị mình đã tiến đánh dần vào Nam. Những ngày cuối cuộc chiến, đơn vị ông đánh đến sân bay Tân Sơn Nhất và được giao nhiệm vụ đóng chốt tại đây cũng vào thời điểm một đơn vị khác đánh vào Dinh Độc Lập. Sau đó là những phần còn lại của lịch sử.

Đại tá thương binh Lê Văn Hợi quay lại chiến trường xưa gặp những người bạn thuở thiếu thời cách đây hơn nửa thế kỷ

Trở về quê hương sau chiến tranh và những năm tháng công tác phục vụ trong quân ngũ, Đại tá Lê Văn Hợi vẫn không nghỉ ngơi mà tiếp tục lăn lộn với cuộc sống, xây dựng kinh tế. Ngày nay, công ty do ông gây dựng cũng đã trở thành một doanh nghiệp có tiếng và uy tín tại tỉnh Thanh Hóa. Dẫu vậy, kỷ niệm đẹp về những đồng đội vẫn luôn sống mãi trong trái tim người chiến sỹ giải phóng năm nào.

Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ. Nhiều đồng đội cùng đơn vị chiến đấu của người thương binh Lê Văn Hợi đã nằm lại nơi mảnh đất Quảng Trị này. Họ không có được may mắn như ông và một số đồng đội khác, những người được sống và đang tiếp tục dựng xây đất nước hôm nay. Hôm nay đúng dịp tháng 7, dịp mà người dân Việt Nam hiện đại tri ân những người anh hùng, thương binh, liệt sỹ của gần 50 năm về trước. Đại tá thương binh Lê Văn Hợi quay lại chiến trường thuở nào thắp nén hương cho những người bạn chiến đấu của mình. Đứng trước mộ một người bạn cùng quê Thanh Hóa, Đại tá Hợi nghẹn ngào: “Quân hàm tôi mang hôm nay chính là mang hộ cho tất cả các bạn, những người cũng xứng đáng mang nó trên vai!”

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên: Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hòa chung không khí chào mừng năm học mới 2024 - 2025 và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong cả nước, sáng 5/9, trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên (Lai Châu) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng, đón các em học sinh vào lớp 1.
2024-09-07 20:37:29

Cấp căn cước cho người khuyết tật, cơ nhỡ ở TP.HCM

Công an TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức Chương trình cấp thẻ Căn cước cho nhân khẩu đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở bảo trợ xã hội người tàn tật Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP. HCM.
2024-09-07 15:22:12

Bão số 3 giật cấp 16, áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng

CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (bão số 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão. Hồi 09 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão bão số 3 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.
2024-09-07 10:25:00

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do bão số 3

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
2024-09-06 19:30:00

Bão Yagi mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông

Với cường độ cực mạnh, đạt cấp 16 và giật trên cấp 17, siêu bão Yagi (bão số 3) đã trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
2024-09-06 16:51:33

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp siêu bão số 3

Lúc 12h ngày 6/9, siêu bão Yagi mạnh cấp 16, cách Quảng Ninh khoảng 510km, dự báo trong 12 giờ tới, bão giảm xuống cấp 15.
2024-09-06 14:30:00
Đang tải...