Thương binh Nguyễn Mạnh Hùng từ tay trắng đến thành công trên mặt trận phát triển kinh tế

2020-06-19 11:14:33 0 Bình luận
Trở về quê hương lập nghiệp sau 10 năm tham gia chiến đấu ở chiến trường khi cơ thể không còn lành lặn, song bằng ý chí, nghị lực của người lính Cụ Hồ, thương binh hạng ¼ Nguyễn Mạnh Hùng ở tiểu khu 5, thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia đã vượt qua muôn vàn khó khăn, chiến thắng thương tật, thành công trên mặt trận làm kinh tế, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Ở thị trấn Tĩnh Gia, người dân thường gán tên ông với các biệt danh như: Hùng ảnh, Hùng cá lóc, Hùng cá rô, Hùng ruồi, Hùng máy cấy... bởi ông đã rất thành công với những gì mình lựa chọn. Về công tác xã hội, ông nguyên là Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cựu chiến binh, cựu quân nhân tỉnh Thanh Hóa khóa I; Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Tĩnh Gia; Ủy viên Ban Thường vụ Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa; Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) Trang trại tỉnh Thanh Hóa; Thường vụ Hội Nông dân thị trấn Tĩnh Gia; Chủ nhiệm CLB trang trại huyện Tĩnh Gia; Ủy viên Ban Chấp hành MTTQ thị trấn Tĩnh Gia. Dù ở lĩnh vực nào, cương vị nào ông cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thương binh Nguyễn Mạnh Hùng đứng trên ao cá mang lại thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng/năm

Nói về biệt danh “Hùng ảnh”, thương binh Nguyễn Mạnh Hùng cho biết nghề chụp ảnh ông học được từ khi còn trong quân ngũ. Do có “thương hiệu” nên số người đến xin học nghề đông, bình quân mỗi năm ông mở 2 – 3 khóa dạy ngắn ngày. Nghề ảnh của gia đình ông đã tạo việc làm cho nhiều lao động là con, em các thương binh, liệt sĩ trên địa bàn.

Những tưởng ông Hùng sẽ cứ thế phát triển nghề ảnh và hưởng cuộc sống an nhàn. Nhưng ông lại quyết định thành lập HTX Thương binh và Người tàn tật Nguyễn Hùng. Đồng thời phát triển khu trang trại sinh thái tổng hợp, vừa làm nghề ảnh, vừa kinh doanh dịch vụ ăn uống và nuôi thả cá giống. Từ đó, nghề nuôi cá giống đã trở thành thế mạnh của HTX, tạo việc làm cho 30 lao động chủ yếu là người tàn tật, trẻ mồ côi và con em các gia đình thương binh, liệt sĩ.

Ông Hùng nhớ lại: Năm 2007, HTX đưa giống cá lóc vào nuôi thử nghiệm trên diện tích 600m2 ao nuôi. Chỉ sau 5 tháng đã thu về được hơn 1,5 tấn cá thương phẩm, trị giá gần 100 triệu đồng. Tuy nhiên, trước khi nuôi cá giống thành công, gia đình tôi cũng bị thiệt hại không ít bởi trong quá trình vận chuyển cá giống từ miền Nam ra phải lưu kho tới 12-13 giờ liền nên đến khi nhận được cá giống thì cá đã chết hàng loạt. Năm 2011-2012, tôi được tham dự chương trình nghiên cứu khoa học nông nghiệp cạnh tranh (dự án khoa học cấp tỉnh) nghiên cứu tại khoa thủy sản Trường Đại học Cần Thơ và đưa được hai loại cá bố mẹ F1 (cá lóc và cá rô đồng đầu vuông) về Thanh Hóa cho sinh sản nhân tạo thành công tại trang trại. Trung bình hằng năm, cơ sở đã sản xuất được trên 200 triệu con cá giống các loại, đóng góp một phần đáng kể cho việc phát triển kinh tế nông hộ.

Từ kết quả hoạt động thủy sản và các chương trình nghiên cứu của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa, ông được Liên minh HTX Việt Nam đề cử là đại biểu duy nhất của tỉnh và cũng là đại biểu của Liên minh HTX Việt Nam tham dự chương trình hội thảo nghiên cứu và học tập Hội Nghề cá thế giới tại Hàn Quốc, đem tiếng nói và hoạt động của HTX hội nhập với thế giới theo chương trình phát triển nghề cá, nuôi trồng thủy sản và phát triển chăn nuôi cộng đồng. Tháng 9-2013, ông được Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hoá cử đi học tập và nghiên cứu một khóa ngắn hạn tại Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, tiếp thu khoa học - kỹ thuật mới chuyển giao cho nông dân về chăn nuôi trên đệm lót sinh học theo phương pháp nông hộ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong cụm dân cư. Từ kinh nghiệm, qua nghiên cứu và kiến thức học được, ông đã tổ chức hàng trăm buổi tập huấn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật miễn phí cho bà con nông dân trong huyện, trong tỉnh và các tỉnh bạn, với tiêu chí “cầm tay chỉ việc, cam kết thành công, chia sẻ lợi nhuận”, được bà con hưởng ứng, áp dụng thành công, có tính lan tỏa cao, đem lại thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo, tạo việc làm cho nông dân, trong đó có nhiều hộ đã đi lên làm giàu bằng làm vườn và nuôi trồng thủy sản.

Đến năm 2015-2016 ông cùng với nhóm nghiên cứu khoa cơ khí Học Viện nông nghiệp Việt Nam sản xuất thành công máy cấy kéo tay, được bà con nông dân cả nước đón nhận. Không dừng lại ở đây, ông tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời máy cấy không động cơ thế hệ thứ tư, dự kiến sắp tới cho ra đời thế hệ thứ năm là loại có động cơ chạy bằng ắc quy. Đề tài của ông đã được Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng thành 2 bộ phim khoa học, trở thành tài liệu giảng dạy trên truyền hình cho nông dân cả nước.

Thực hiện ý tưởng của Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa, từ năm 2018 đến nay ông đã nghiên cứu thành công quy trình nuôi ruồi lính đen sinh sản tái đàn thành công theo tiêu chí – quy mô trang trại lớn – quy mô gia trại – và quy mô hộ gia đình nhỏ, góp phần tích cực trong xử lý rác thải hữu cơ, làm sạch môi trường, tăng cường thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Bản thân ông đã chuyển giao cho trên 20 hộ trong tỉnh nuôi thành công và chủ động tái đàn. Ông cũng đã thành công quy trình trồng rau sạch thủy canh trên ban công sảnh nhà và hiện đang phát triển đàn ong mật, phấn đấu cuối năm 2020 xây dựng thành công thương hiệu VietGAP lấy tên “Mật ong rừng Am Các” huyện Tĩnh Gia và tìm đầu ra cho sản phẩm của nông dân.

Từ những thành công nối tiếp thành công, nhiều năm liền thương binh 1/4 Nguyễn Mạnh Hùng đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được tặng 25 giấy khen, bằng khen các cấp. Gần đây nhất, năm 2019, ông vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, vượt khó vươn lên chiến thắng thương tật, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Ông Hùng nhớ lại lúc khó khăn nhất là những ngày xuất ngũ trở về ở Nông trường Yên Mỹ ( Nông Cống- Thanh Hóa), chỉ có chiếc ba lô với hai bàn tay trắng, ông đã cùng vợ khai hoang 2 ha đất để trồng cây, nuôi cá, ra tận huyện Hoằng Hóa để mua giống cây, đi nhiều nơi để học tập các mô hình làm ăn mới.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...