Tin tức miền Tây 18/5: Thụy Sĩ muốn đầu tư phát triển du lịch ở ĐBSCL

2023-05-18 16:33:06 0 Bình luận
Mục tiêu tổng thể của Chiến lược dành cho Việt Nam giai đoạn 2021-2024 là hỗ trợ Việt Nam đạt được tăng trưởng bền vững theo kinh tế thị trường...

Thụy Sĩ muốn đầu tư phát triển du lịch bền vững tại vùng ĐBSCL

Đoàn công tác của của Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) và dự án Dự án Phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ (ST4SD) đang khảo sát tiềm năng du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để thực hiện dự án hợp tác phát triển du lịch bền vững tại khu vực này.

Một điểm du lịch sinh thái ở ĐBSCL.

Chuyến khảo sát được thực hiện từ ngày 16 đến 19/5, như một phần của giai đoạn khởi động nhằm xác định các tỉnh, thành phố và đánh giá tiềm năng, khả năng, mức độ cam kết tham gia dự án thời gian tới để triển khai dự án ở cấp địa phương.

Trước đó, ngày 17/5, ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ và SECO đã thảo luận triển khai dự án Phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, giai đoạn 2023-2027.

Bà Katrin Ochsenbein, Phó ban Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam, cho biết mục tiêu tổng thể của Chiến lược dành cho Việt Nam giai đoạn 2021-2024 là hỗ trợ Việt Nam đạt được tăng trưởng bền vững theo kinh tế thị trường.

Dự án ST4SD sẽ góp phần xây dựng ngành du lịch bền vững, toàn diện hơn ở Việt Nam giai đoạn 2023-2027, thông qua thúc đẩy đối thoại công tư về chính sách du lịch, phát triển kỹ năng điều hành và kinh doanh du lịch bền vững.

Bến Tre chưa xây dựng bến phà Bang Tra -Thanh Bình vì chưa tìm được nhà đầu tư

Bến đò Bang Tra – Thanh Bình do hai chủ là ông Huỳnh Văn Chính (ngụ xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) và ông Võ Khương Duy (ngụ huyện Thanh Bình, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) làm chủ luân phiên vận chuyển khách đối lưu qua lại hai bờ sông Cổ Chiên khoảng hơn 10 năm nay.

Người dân lưu thông qua đò Bang Tra -Thanh Bình. Ảnh: PV

Qua hơn 10 năm đi vào hoạt động, hiện cầu dẫn bến đò Bang Tra - Thanh Bình phía Bến Tre đang bị bị sụp lún, xuống cấp ảnh hưởng đến việc đi lại, giao thương, nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện; trong khi nhu cầu đi lại của người dân ngày một tăng cao bến đò này thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải.

Ông Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch UBND xã Nhuận Phú Tân thông tin, để đáp ứng nhu cầu phát triển vận chuyển hành khách, hàng hóa trong thời gian tới, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng bến đò Bang Tra – Thanh Bình là rất cần thiết, phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa giữa hai tỉnh. Đây cũng là mong mỏi của chính quyền địa phương và người dân.

Về lâu dài, nhiều năm qua xã cũng đã đề xuất với huyện xin chủ trương mở bến phà mới để đáp ứng việc vận chuyển phương tiện lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế giữa hai địa phương. Nhưng đến nay đề xuất này vẫn chưa được huyện triển khai thực hiện với lý do chưa mời gọi được nhà đầu tư.

Ông Phước cũng cho biết, theo quy hoạch bến phà Bang Tra dự kiến sẽ xây dựng cách bến đò hiện hữu 200m. Phà được đầu tư quy mô là phà một lưỡi chở được ô tô có tải trọng dưới 3,5 tấn, xe ô tô khách dưới 16 chỗ ngồi…Dự án còn xây dựng đường vào bến phà tổng chiều dài hơn 1,5km, mặt đường rộng 9m..

Ông Nguyễn Thanh Vũ, Trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện Mỏ Cày Bắc cho biết, bến phà Bang Tra- Thanh Bình dự kiến sẽ được xây dựng theo hình thức BOT. Nhiều năm qua huyện cũng đã mời gọi nhà đầu tư xây dựng bến phà nhưng đến nay vẫn chưa tìm được nhà đầu tư nên dự án chưa được triển khai .

Cũng theo ông Vũ, hiện có một nhà đầu tư ở xã có xin đầu tư xây dựng bến phà trên phần đất của gia đình, cách bến đò hiện hữu khoảng 400m nhưng khó khăn là vị trí xin đầu tư xây phà không nằm trong quy hoạch được duyệt nên khó thực hiện và chưa được chấp thuận.

Tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2023 trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm”.

Hoạt động trồng tre tại Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh (ảnh tư liệu)

Thời gian thực hiện Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2023 trong tháng 5/2023. Mục đích việc tổ chức Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2023 nhằm cao tinh thần, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai và sẵn sàng các phương án ứng phó thiên tai, đặc biệt là trong mùa mưa, lũ năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó với thiên tai; nâng cao năng lực, kỹ năng chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai của chính quyền các cấp và người dân.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức các hoạt động phù hợp hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai trong tháng 5/2023 tại địa phương; tổ chức thông tin, truyền thông tại cơ sở và một số hoạt động hưởng ứng (treo băng rôn, khẩu hiệu về chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2023); kiểm tra, rà soát và thực hiện biện pháp nâng cao an toàn cho hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó thiên tai tại các cấp và cộng đồng.

Đồng thời, tổ chức phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), trồng khoảng 115.800 cây bần tại 107 tuyến bờ sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở trên địa bàn 30 xã thuộc các huyện: Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và TP Sa Đéc, tổng chiều dài tuyến trồng cây khoảng 247.900m; phát động trồng khoảng 6.000 cây xanh tại các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh…

Chất bột lạ được phát hiện ở sân bay Phú Quốc

Ngày 18/5, Công an tỉnh Kiên Giang phát đi thông cáo về vụ việc liên quan đến hai hành khách mang theo túi bột màu xám đen được phát hiện tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.

Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc. Ảnh minh họa: CHÂU ANH

Trước đó, ngày 2/5, trên chuyến bay Phú Quốc - Hà Nội, qua soi chiếu kiểm tra an ninh hàng không, lực lượng chức năng phát hiện hai túi bột màu xám đen và một túi đá cục màu nâu đỏ trong hành lý xách tay của hai hành khách NXĐ (49 tuổi, ngụ tỉnh Lạng Sơn) và NB (50 tuổi, quốc tịch Trung Quốc).

Khi đưa các túi bột này vào máy phát hiện chất nổ di động, kết quả cảnh báo màu đỏ, nghi là chất nổ. Qua làm việc ban đầu, hai vị khách không xuất trình được các giấy tờ liên quan các túi bột. Vụ việc được bàn giao lại cho công an xác minh xử lý.

Công an tỉnh đề nghị trưng cầu giám định và nhận được kết luận: “Hạt mịn màu xám chứa trong hai túi nhựa không phải là thuốc nổ".

Trái cây rớt giá, các nhà vườn ở Trà Vinh lao đao vì thua lỗ

Chỉ trong vòng hơn một tuần, các nhà vườn ở tỉnh Trà Vinh tiếp tục lao đao thua lỗ nặng vì giá một số loại trái cây cam sành, xoài, bưởi bị rớt giá, nhất là cam sành và xoài Đài Loan, xoài Thái Lan giảm xuống mức từ 2.000-4.000 đồng/kg.

Trái cây đang rớt giá.

Ông Tô Văn Nghĩa, nhà vườn ở xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần cho biết chưa có năm nào giá trái cây bị rớt giá xuống mức "thê thảm" như năm nay.

Chỉ cách đây 10 ngày, giá cam sành bán tại vườn 5.000 đồng/kg, nhưng hiện tại nhà vườn phải tự thu hoạch đưa đến chủ vựa và bán với giá từ 2.000-4.000 đồng/kg tùy theo chất lượng trái.

Tỉnh Trà Vinh có khoảng 19.000ha cây ăn trái các loại được trồng tập trung tại các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long, Châu Thành. Huyện Cầu Kè là địa phương có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của tỉnh, với hơn 8.000ha. Trong đó, diện tích trồng cam chiếm hơn 2.000ha, cho sản lượng bình quân khoảng 70.000 tấn/năm; diện tích vườn xoài gần 740ha, cho sản lượng gần 1.500 tấn/năm.

Trước tình hình khó khăn về đầu ra thị trường, giá cả xuống thấp, các nhà vườn chỉ còn cách trông chờ vào mùa vụ năm sau và thị trường xuất khẩu trái cây không khó khăn như năm nay.

Cùng với đó, nhà vườn cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương giới thiệu, tổ chức cho nhà vườn kết nối cùng các hợp tác xã tìm nguồn tiêu thụ trái cây ổn định với giá tốt hơn từ các chủ vựa, cơ sở thu mua lớn ngoài tỉnh...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Cần quan tâm hơn nữa đến nhà ở cho người có công

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên cả nước vẫn phát sinh hàng năm. Do vậy, các địa phương cũng như nhiều cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách mới để thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong thời gian tới.
2024-09-11 16:49:46

Chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão Yagi và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất chiều 9/9, Tổng Bí thư -Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết huy động sự chung tay của toàn xã hội, tổ chức trong cuộc vận động quyên góp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các địa phương bị ảnh hưởng của mưa bão. Đồng thời, cần phát huy vai trò của lực lượng quân đội, công an tham gia cứu trợ nhân dân, chuyển tận tay đến người dân những nhu yếu phẩm cần thiết.
2024-09-11 16:11:44

Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ và huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng chí cũng nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
2024-09-11 15:43:00

Lũ trên sông Tích, sông Nhuệ, sông Hồng tiếp tục dâng cao

Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, công tác di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.
2024-09-11 15:31:50

Ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
2024-09-11 08:57:06

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.
2024-09-11 08:00:00
Đang tải...