Trở về từ vùng tâm dịch Covid - 19 (Tiếp theo)

2020-04-11 23:08:54 0 Bình luận
Đưa mắt lướt qua một vòng xung quanh, tôi bắt gặp trên gương mặt mọi người đều ngỡ ngàng, rạng rỡ, biết ơn. Thay cho những gì mà trước đó còn trầm lặng, sờ sợ, nghi ngờ, lo âu là những tiếng nói trìu mến, nhẹ nhàng của tình người đến với nhau, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn: “Cảm ơn các anh (em, cháu)! Đã mang hàng lên đây…”. “Tôi tự mang va ly nặng đó lên phòng ở được…”.

Đang hòa mình trong niềm vui của khung cảnh đẹp ấy, tôi chững người lại, khi nghe thấy tiếng người ồn ào và tiếng gắt gỏng của ai đấy đang đứng dưới sân vọng lên: “Tôi là Việt kiều! Là người giàu có về đây, nên tôi có quyền đòi hỏi. Nếu bắt tôi phải cách ly ở đây thì phải bố trí phòng riêng có đầy đủ tiện nghi cho tôi! Tôi...”

Không phải mất một chút thời gian nào, tôi được mục thị ngay cảnh đó. Đấy là một người phụ nữ trung niên, ăn mặc diêm dúa, vàng bạc đeo đầy người, tóc màu vàng hoe đang cáu gắt và kiên quyết không hợp tác với một sĩ quan quân đội. Cho dù người sĩ quan ấy đã rất kiên trì, nhẫn nại giải thích nhiều lần cho chị ta hiểu về quy định, chính sách của cấp trên đã ban hành, buộc tất cả những người vừa nhập cảnh về Việt Nam phải chấp hành. Tuy vậy, chị ta vẫn cố tình chưa hiểu, nên miệng vẫn cứ ra rả những điều không thuận tai tý nào.

Trước sự những đòi hỏi vô lý, chướng tai, gai mắt đó. Những người cùng cảnh ngộ đã phản ứng, chỉ trích chị ta gay gắt. Nhưng bên cạnh đó vẫn có rất nhiều người vẫn đang kiên trì giải thích cho chị ta về những điều hay, lẽ phải. Về những điều tiên quyết buộc tất cả công dân phải chấp hành nghiêm trong mùa chống dịch. Tôi đang nghĩ: Chị ta sẽ tỉnh ngộ, thấy lỗi của mình để nhanh chóng cùng chia sẻ, hợp tác với những người đang chịu trách nhiệm quản lý khu cách ly chống dịch này. Nhưng không! Phải chăng, sự quá quắt vô ơn của con người đó vẫn không có gì lay chuyển. Khi vừa bước chân đến cửa phòng nghỉ, chị ta đột ngột chững lại bên ngoài, giằng tay cầm lấy valy hàng của mình, không cho chiến sĩ trẻ đạng hỗ trợ vác đồ đạc vào trong phòng: “Tôi là Việt kiều có nhiều tiền mà lại ở loại phòng như thế này à? Đời tôi chưa biết ở phòng chung đông người, cùng sử dụng chung phòng toilet như thế này nhá! Tôi…”

Không thể để cho chị ta một mình tự tung, tự tác, đòi hỏi một cách vô lý như vậy được, những tân cư dân ở đây đã tập trung, quây chị ta lại, để phản ứng, chỉ trích gay gắt. Trong đó, lực lượng đông đảo nhất là các lưu học sinh cũng đang sống, học tập ở các nước vừa về đây: “Này, bà kia! Bà đóng ngay cái mồm lại! Bà lắm tiền là việc của bà nhá! Bà đừng lấy danh Việt kiều mà đụng chạm vào uy tín của cộng đồng Việt kiều chân chính ở ngoài nước nhá! Bà và chúng tôi về đây, đều phải chấp hành việc cách ly để không gieo rắc mầm bệnh vào trong nước này nhá! Nếu bà không thích, xin mời bà cút ngay khỏi đây, về lại bên kia cho chúng tôi nhờ! Đúng là đồ vô ơn, không biết điều…”.

Cho dù đã có rất nhiều điều chỉ trích sắc lẹm như dao, nhọn hoắt như mũi mác của mọi người xung quanh dành cho mình, nhưng chị ta vẫn chưa có gì gọi là “tâm phục, khẩu phục” cả. Những lời văng tục, chê bai, chửi bới… vẫn cứ lầm bầm phát ra từ mồm chị ta liên tục. Chuỗi âm thanh chối tai đó chỉ tắt đi khi biết mình đã bị cả cộng đồng tẩy chay. Có lẽ, chị ta đã ngấm đòn để tỉnh ra mọi điều, nên vội vàng tháo hết mọi thứ trang sức vàng bạc đắt tiền đang khoe trên người cất kỹ, khẩu trang che kín mặt, ngồi thu lu một mình, úp mặt vào tường, cấm khẩu trong suốt hơn mười ngày cách ly dịch còn lại. Thế là đủ. Chị ta đã biết giá trị thực của mình ở đâu? Với loại người này đã chết sặc ngay sau khi vừa mới xuất hiện. Bởi, những con người đó đã bị cộng đồng trong khu các ly và mạng xã hội tống vào đầy người những ngôn từ khinh bỉ nhất trên đời. Chính những con người đó đã đào chiếc hố sâu để tự chôn mình. Thế mới biết, không phải những người có nhiều tiền, gọi là “giàu” đều là sang cả. Giàu và sang là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Sau những ngày đã quen với môi trường bức bí, đơn điệu. Những ngày, mà ngày nào cũng như ngày nào từ sáng đến chiều ở đây (vệ sinh cá nhân, ăn sáng, chờ đợi nhân viên y tế đo thân nhiệt, xuống sân đi dạo trong khuôn khổ hẹp, ăn trưa, đi dạo, đo thân nhiệt, ăn tối, đi ngủ). Trong những ngày được trải nghiệm đáng nhớ đó, tôi đã bắt gặp nhiều hình ảnh đẹp. Đấy là sự hỗ trợ giúp đỡ nhau của các cá nhân với nhau trong cộng đồng cùng hoàn cảnh. Đấy là sự chia sẻ gánh nặng với các bộ chiến sĩ quản lý trong khu cách ly của những thanh niên tự nguyện, thuộc cộng đồng bị cách ly. Như, họ luôn tự giác mang vác các túi cơm, thùng nước lên từng phòng của nhà cao tầng cho những người già yếu, bệnh tật và trẻ nhỏ. Không những thế, họ còn thay nhau dọn sạch các khu vệ sinh công cộng, thu gom rác thải mang đi tiêu hủy. Trân trọng biết bao tình người giữa cơn hoạn nạn.

Nhưng bên cạnh đó, đâu đây vẫn còn những một số rất ít người chưa thực sự chia sẻ với nhau trong những ngày tập trung không mong muốn đấy. Thực ra, lỗi lớn ở đây lại thuộc những người “rất có điều kiện” ở bên ngoài tiếp tay vào, cổ súy cho con em mình đang cách ly ở trong này. Phải chăng, họ đang tăng thêm tính ích kỷ và chia sẻ, kể cả lòng biết ơn đối với những người đang hỗ trợ, giúp đỡ mình trong hoạn nạn. Có rất nhiều những thứ trong các thùng hàng to, nhỏ, nặng, nhẹ từ bên ngoài gửi vào trong này đã nói lên điều đó. Họ đâu biết mình đang vô tình tra tấn, bóc lột sức lực của những chiến sĩ quân đội đang è lưng mang vác những thùng hàng vô bổ và vô lý đó vào cho người thân của mình. Bỗng dưng tôi chợt nghĩ: Giá như những bậc phụ huynh đó, kìm lại sự chiều chuộng quá thái với con em mình một lần, để cho chúng nó có cơ hội được trải nghiệm với cuộc sống đời thường, của xã hội những người bình thường chứa đầy lòng cao thượng, luôn vì mọi người, bao dung, chia sẻ với nhau như thế nào? Nhất là những lúc tất thảy mọi người đang chung cùng cảnh ngộ khó khăn như nhau cả. Bản tính nhân văn của một con người có được cũng đều góp nhặt, xây dựng lên từ những viên gạch nhỏ nhoi này.

  Lưu học sinh tham gia thu gom rác đưa đi tiêu hủy ở khu cách ly dịch virus ở Sơn Tây

Trong lúc đó, mỗi một cư dân trong cộng đồng cách ly đều hài lòng với những tiêu chuẩn được cấp phát ở đây. Họ biết ơn các tổ chức, những người hùng đang hy sinh tất cả để giúp đỡ mình trong lúc đại dịch. Cho nên, những con người đó đã luôn tự giác và ý thức được trách nhiệm của mình, góp phần chung tay cùng với các y, bác sĩ và các sĩ quan, chiến sĩ quân đội đang làm nhiệm vụ ở đây để chống dịch Covid vô cùng nguy hiểm này. Tất cả những điều đó, đã minh chứng qua kết quả kiểm tra sau 14 ngày cách ly của mọi người ở đây. Không có ai bị dương tính với virus Covid cả. Tất cả mọi người đều đủ điều kiện đảm bảo an toàn với Covid-19, để về với gia đình, về với cộng đồng đang chờ đón.

Là một trong những người may mắn được đi qua các vùng dịch, từ châu Âu về đến Việt Nam, tôi đã hiểu rằng: Sở dĩ, trong một thời gian ngắn, chỉ có chưa đầy 20 ngày tôi rời khỏi nước Pháp. Đất nước này đã bị con virus Covid đã cướp đi cuộc sống của cả chục nghìn người vô tội và cả trăm nghìn người bị nhiễm dịch bệnh. Một con số khủng khiếp của sự mất mát người lớn nhất, trong thời gian ngắn nhất ở nước Pháp. Nỗi đau đó vẫn chưa dừng tại đây, khi những con số đó vẫn liên tục phình ra theo từng giây từng phút của ngày tháng, mà chưa biết lúc nào nó mới chấm dứt, dừng lại. Đấy là chưa nói đến tổn thất về vật lực lớn vô cùng do loại virus này gây ra. Không riêng chỉ có nước Pháp, hầu như cả châu Âu đều chung cùng cảnh ngộ như vậy. Có một số nước còn bi thảm hơn thế nhiều. Đây là một sự thất bại lớn nhất của nước Pháp nói riêng và các nước châu Âu nói chung. Chính quyền một số nước đó đã bất lực dẫn đến vỡ trận không kiểm soát, ngăn chặn được sự tàn phá, lây lan của dịch bệnh. Phải chăng, cái giá phải trả đã được báo trước cho sự coi thường, chủ quan, trễ nải của Chính phủ sở tại đã không sớm đưa ra cảnh báo, phương sách chống dịch đúng đắn nhất, kịp thời nhất, để cho mọi công dân của mình sớm ý thức được trách nhiệm tự bảo vệ mình là bảo vệ cộng đồng. Đồng hành, hợp tác chặt chẽ với Chính phủ trong công cuộc đối phó với đại dịch Covid vô cùng nguy hiểm này.

Trái ngược với họ. Ngay từ những ngày đầu xuất hiện đại dịch Covid, Chính phủ Việt Nam chúng ta đã tỉnh táo, kịp thời trong từng bước giải đúng hướng cho bài toán khó khăn nhất. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất về tiềm lực kinh tế, vật chất phụ trợ rất hạn hẹp, thiếu thốn. Tuy vậy, trong từng bước đó, Việt Nam chúng ta đã có những lời giải đúng đáng khích lệ. Tính đến ngày đầu tháng 4/2020, con số người nhiễm virus trong cả nước vẫn được khống chế hơn hai trăm người. Đấy là chưa nói đến gần một trăm người trong số đó đã chữa khỏi dịch bệnh. Song, để đạt được những kết quả này, không thể không nhắc đến những công dân Việt yêu quý của chúng ta, đã đóng góp một phần lớn cơ bản cho sự thắng lợi đẩy lùi dịch bệnh này. Họ là những người sớm ý thức được sự nguy hiểm, sức mạnh tàn phá, hủy diệt, tốc độ lan truyền của Covid đối với con người. Kẻ thù nguy hiểm không riêng gì của chúng ta mà của cả nhân loại. Bởi vậy, ngay từ những ngày đầu được Chính phủ cảnh báo dịch bệnh, mỗi một người dân chúng ta đều nhanh chóng trang bị cho mình những chiếc khẩu trang, cồn diệt khuẩn khi giao tiếp với nhau. Tuy là một thứ bảo hộ rất nhỏ nhoi, nhưng đây mới là bức tường thành cách ly vững chắc nhất, ngăn chặn không cho một con virus Covid nào lọt vào hủy diệt cuộc sống của ta. Cuộc sống của cả cộng đồng.

Những công dân đã hoàn thành 14 ngày cách ly an toàn đến nhận hộ chiếu của mình tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ Đô

Cùng đồng hành góp tay chung sức với Chính phủ, chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid này.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48

Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024: Lần đầu tiên tổ chức bắn pháo hoa

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2024 với chủ đề “Bừng sáng miền di sản” sẽ có hơn 70 sự kiện và nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5. Nhiều doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ Lễ hội số tiền gần 25 tỷ đồng.
2024-04-26 07:52:37

Phụ nữ Cảnh Dương hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho hội viên

Chiều 25/4, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Cảnh Dương tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
2024-04-25 17:35:00
Đang tải...