Trở về từ vùng tâm dịch Covid-19

2020-04-10 17:37:26 0 Bình luận
Tôi từ Hà Nội bay sang Pháp vào một ngày cuối tháng 2/2020. Khi cơn cuồng phong dịch virus Covid từ bên Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam. Thời điểm trong nước đã xuất hiện hơn chục người nhiễm dương tính với loại Virus ác hiểm này. Khi trên các phương tiện thông tin chính thống và mạng xã hội dày đặc thông tin nói về đề tài này trên mọi phương diện.

 

Khi người dân trong nước đã ý thức được mức độ nguy hiểm và tốc độ lây lan của giặc ngoại xâm vô hình này để tìm cách bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng. Sau một đêm thức dậy, dân tình Hà Nội không ai bảo ai, nhưng đã đồng loạt cùng nhau khoác thêm một chiêc khẩu trang bịt mặt để phòng chống lây nhiễm. Có lẽ, những chiếc quan tài sau đợt dịch SARS vào 2003 (cũng từ Trung Quốc tràn sang nước ta) vẫn còn đó. Nó đã cướp đi 7 y, bác sĩ, điều dưỡng của ta và bác sĩ người Pháp. Cho dù, ngay tại thời điểm đó chúng ta đã phong tỏa, khu trú, cách ly kịp thời bênh nhân dương tính vào trong bệnh viện Việt Pháp - Hà Nội để cứu chữa và tránh lây lan cho cộng đồng bên ngoài. Còn không, nó sẽ ngốn không biết bao nhiêu chiếc quan tài nữa. Lệ của chính quyền và dân mình đã nhỏ xuống, đã biết sợ loại virus Covid cực kỳ nguy hiểm.

Cùng tôi trong chuyến bay sang Pháp, chủ yếu là hành khách nước ngoài, người Việt mình độ trên dưới chục người khách. Trong máy bay gần như không còn ghế trống. Tất cả mọi người ở đây, hầu như đều ý thức được tự bảo vệ mình, bảo vệ người xung quanh trước kẻ thù vô hình virus Covid. Bởi vậy, trên khuôn mặt tất cả mọi người đều bịt kín bằng những chiếc khẩu trang đủ loại trong suốt cả hành trình chuyến bay.

Vừa đặt chân đến sân bay Paris - Charles de Gaulle, tôi như lạc vào một thế giới khác. Thế giới bình yên của những người châu Âu, không một chút khái niệm đại dịch Covid - 19 cực kỳ nguy hiểm đang lan tỏa, hoành hành. Sự chủ quan, coi thường con virus nhỏ nhoi ấy đã đánh lừa được cái tự tin trong họ, dẫn đến một số người đã ngạo nghễ ban tặng chúng tôi bằng những cái nhìn không thiện cảm và có phần mỉa mai, xa lánh. Bởi, chỉ có chúng tôi là những người khác lạ, đang đeo khẩu trang kín mặt vừa từ Việt Nam đến đây.

Cửa khẩu check in để khách nhập cảnh vào Pháp không đông kín như mọi lần trước đây tôi đã chứng kiến, nhưng vẫn đều đều khách làm thủ tục nhập vào đi qua cửa. Có lẽ, chưa bao giờ cảnh sát cửa khẩu lại dễ dãi như bây giờ. Mọi người cũng như tôi, chỉ dừng lại ở đấy chưa đầy một phút là cầm được passport ung dung bước vào đất Pháp rồi. Ở đây, không biết họ có lắp máy đo thân nhiệt để kiểm tra sơ bộ người bị dương tính virus Covid - 19 lọt vào không? Tôi nghi ngờ, nên vội quan sát hết một lượt xung quanh, nhưng tuyệt nhiên không thấy gì cả. Tóm lại, không có một người công quyền nào của nước sở tại ở đây để kiểm tra, đặt câu hỏi cho khách đến. Tất cả ở đây gần như lặng im. Mọi người ở đây, hầu như không ai bảo ai đều chấp hành triệt để “đi nhẹ, nói khẽ”. Có lẽ, nỗi lo sợ lây nhiễm Covid đang thống soái trong trí não mỗi người. Chứng kiến trước cảnh tượng này, tôi thật sự gai người khi cảm nhận thấy, nguồn bệnh virus Covid xâm nhập vào đất Pháp dễ dàng quá.

Hai ông cháu tự chăm nhau trong khu cách ly dịch virus ở Sơn Tây.

Với ý thức tự bảo vệ mình (tôi mang theo từ trong nước sang đây) trước kẻ thù vô hình vô cùng nguy hiểm này, mỗi khi tôi đi ra khỏi nhà đều đeo lên mặt một chiếc khẩu trang, thủ sẵn trong túi áo một lọ cồn nhỏ để xịt (những thứ này cũng mang theo từ nhà sang đây). Với trang phục này, tôi thật sự lẻ loi và cô đơn giữa thành phố Paris hoa lệ. Ở ngoài đường, trong siêu thị, các phương tiện công cộng, người dân ở đây có vẻ như né tránh tôi, cũng như tất cả những ai đang đeo khẩu trang (chủ yếu là dân Việt sang đây công tác hoặc du học). Có vẻ như họ đã mặc định với nhau về sự kỳ thị này. Đấy mới là điều ngớ ngẩn nhất. Chính họ chứ không ai khác, những người không hề trang bị phòng hộ chống dịch, là người đang mang theo ổ virus Covid, đi gieo rắc mầm bệnh cho cộng đồng. Họ đã chủ quan không ý thức được mối nguy hiểm đó, nên đã có kẻ cực đoan vô cớ gây sự với những người như chúng tôi. Chuyện này không chỉ xảy ra ở Pháp, ngay như ở nước Đức cũng vậy. Có người bạn từ Đức về kể cho tôi nghe điều tai nghe mắt thấy. Một công dân Việt mình ở Đức đã bị một trận đòn oan “thập tử, nhất sinh” của bọn quá khích vì cái tội mang “mặt nạ” (khẩu trang) trên mặt.

 Các cư dân trong khu cách ly dịch virus ở Sơn Tây nhận các suất cơm để đưa về phòng ở của mình.

Quá bức xúc, tôi đem chuyện này kể với người nhà mới được biết. Chuyện này xảy ra ở bên này như vậy là hết sức bình thường. Trước đại dịch Covid đã xảy ra, Trung Quốc đã phải huy động hết nguồn lực để dập tắt nó. Nhưng, trước mắt họ đành bó tay với tốc độ số người lây nhiễm và người chết tăng vùn vụt theo từng giây một, lan khắp cả nước. Vũ Hán vỡ trận vì số người nhiễm, người chết không còn kiểm soát được. Dịch đã lan khắp cả nước Trung Quốc, buộc chính quyền Nhà nước phải phong tỏa hơn ba mươi tỉnh, thành. Và hiện nay, đại dịch Covid - 19 đã tràn sang đến châu Âu rồi. Nước Ý gần như đã vỡ trận, đang phong tỏa nhiều thành phố trong nước, vì không đủ nguồn lực để kiểm soát được người bị nhiễm. Thế nhưng, vẫn không thể hiểu nổi Chính phủ Pháp và một số nguyên thủ quốc gia châu Âu vẫn chưa đưa ra chính sách, biện pháp ngăn chặn Virus kịp thời. Đã thế, họ lại còn trấn an người dân: “Virus Covid – 19 này cũng như một số virus cúm đã gặp trước đây. Nếu bị nhiễm Covid, trong người thì mỗi con người đó đều tự tạo ra vacin để chống nó. Tỷ lệ gây chết người của loại Virus này chỉ hơn một phần trăm, nên mọi người không cần dùng “mặt nạ” (khẩu trang) khi đi ra ngoài ở nơi đông người, mọi sinh hoạt ở nơi công cộng, trường học, công sở vẫn hoạt động bình thường. Còn “mặt nạ” chỉ dành riêng cho bác sĩ và người bị “nhiễm Covid”. Có lẽ, với quan niệm như thế, nên những người đã bị nhiễm bệnh, phát sốt đã rốt ráo gọi điện đến cầu cứu sự hỗ trợ của các cơ quan y tế, chỉ được nhận một câu trả lời như nhau: “Hãy ở trong nhà để tự mình chống chọi với virus này. Sau một thời gian nhất định cơn sốt đó sẽ qua”.

Thảo nào, trên màn hình TV trước mặt tôi, vẫn đang diễn ra trận bóng đá trên sân vận động lớn, có hàng vạn người đang ôm nhau, cười nói, hò hét cổ vũ hả hê vang trời. Tất nhiên, bói đâu ra “mặt nạ” trên khuôn mặt của những con người ấy.

Quá nguy hiểm về những người đang có mặt trên sân vận động đó. Ở đấy chỉ cần độ mấy người đang ủ bệnh, thì tốc độ lây lan giữa người sang người sẽ lan tỏa ra cộng đồng lớn mạnh như thế nào?

Nhất là loại kẻ thù vô hình này xâm nhập đủ mọi kiểu, mọi hình thức, mọi lúc, mọi nơi. Với những người quan tâm, theo dõi về dịch Covid - 19 đều cảm nhận như nhau: Trong tương lai rất gần, nước Pháp dễ dàng theo gót chân nước Ý. Tất cả rồi sẽ toang ra hết. Nguy cơ vỡ trận, không kiểm soát được trong việc phòng chống, ngăn chặn nạn dịch nguy hiểm ở nơi đây đã thật sự đến hồi mong manh như bóng xà phòng dẽ vỡ.

Vừa nghĩ đến đây, tôi bỗng thấy gai người khi thấy mình đang mắc kẹt vào trong tâm dịch ở nơi đây. Bởi, Paris là nơi tập trung đông người nhất, đa quốc gia, đủ sắc màu từ khắp các châu lục dễ dàng đổ về đây. Trong lúc đó, chính quyền ở nơi sở tại vẫn chưa đưa ra một giải pháp nào để kiểm tra, phát hiện sàng lọc những người mang mầm bệnh đến. Dự rằng. Nếu còn ở đây thêm ngày nào, thì mình sẽ tăng thêm nguy cơ lây bệnh thêm ngày đó. Mà mỗi khi đã dính vào dương tính với con virus Covid này rồi thì chỉ có tèo. Có ai trên đất khách quê người lại to gan phó thác mạng sống của mình cho sự may rủi, khi đã biết trước, cả hệ thống y tế ở đấy sẽ từ chối mình đã bị dính bệnh.

(Còn nữa)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Một ngày tại Trung tâm Dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa

Được thành lập từ năm 2007, Trung tâm Dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa do cô Đoàn Thị Hoa sáng lập đã tiếp nhận, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật đồng thời rèn luyện cho các bạn kỹ năng để hòa nhập cộng đồng, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
2024-11-28 21:31:18

Người mẹ đặc biệt của trẻ khuyết tật

Hơn 17 năm duy trì Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, cô Đoàn Thị Hoa đã tạo cơ hội cho hàng trăm người khuyết tật được học nghề và tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân. Mái ấm Quỳnh Hoa đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm những mảnh đời thiệt thòi, giúp họ thêm tự tin vươn lên và hòa nhập với cộng đồng.
2024-11-28 21:17:10

Công tác phối hợp giữa Huyện ủy Điện Biên với Đảng ủy Công an tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật

Quyết định số 1556-QĐ/TU, ngày 06/12/2021 của Tỉnh ủy Điện Biên thể hiện rõ về Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Công an tỉnh với các huyện ủy, thị ủy, thành ủy trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với các tổ chức đảng, đảng viên thuộc Đảng bộ Công an các cấp.
2024-11-28 20:53:32

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức lễ trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII và các đồng chí nhận Huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng.
2024-11-28 16:22:08

Hội CCB huyện Trực Ninh xứng danh truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”

Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam (6-12-1989 – 6-12-2024) Hội CCB huyện Trực Ninh (Nam Định) tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu” gắn với phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2024, xứng danh truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.
2024-11-28 09:06:07

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49
Đang tải...