Tưởng nhớ Anh hùng Vũ Văn Hiếu – "Chết còn trút áo cho nhau"

2025-02-01 07:36:04 0 Bình luận
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), trong không khí mùa Xuân Ất Tỵ, chúng tôi – nhóm đồng chí từng vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng trong thời kỳ kháng chiến thống nhất đất nước – đã có dịp trở về thăm chiến trường xưa. Chúng tôi đến viếng mộ đồng chí Vũ Văn Hiếu tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo, tưởng nhớ người Bí thư đầu tiên của Đặc khu ủy khu mỏ Hòn Gai (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Đồng chí Vũ Văn Hiếu là tấm gương sáng ngời về phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản, một huyền thoại về tinh thần hy sinh quên mình: "Chết còn trút áo cho nhau Miếng cơm dành để người sau ấm lòng." (Tố Hữu)

Ngày xuân bầu trời Côn Đảo mưa lớt phớt bay, khắp đảo cây cối nảy lộc xanh tươi. Rặng hoa trên con đường lớn lên đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ ở trung tâm nghĩa trang Hàng Dương, hoa ven đường trổ bông sắc màu lung linh. Người mọi miền đất nước đổ về Côn Đảo, du khách còn nhiều hơn dân số trên hòn đảo này. Người ra hải đảo bằng tàu bay, người đi bằng tàu thủy… đến thăm Di tích Nhà tù Côn Đảo và viếng mộ liệt sĩ ở nghĩa trang Hàng Dương. Nghĩa trang Hàng Dương thâm nghiêm, trang trọng, lại có nét kiến trúc mỹ thuật như công viên. Cả không gian nghĩa trang nhang bay, khói tỏa, hương trầm ngan ngát, tiết xuân se lạnh…nơi những nhà cách mạng ngã xuống tổ Quốc ghi công càng linh thiêng.

Mộ cụ Vũ Văn Hiếu ở nghĩa trang Hàng Dương, Cô Đảo.

Nghĩa trang Hàng Dương do thực dân Pháp lập ra, thời Mỹ ngụy lưu dùng làm nơi hành quyết, chôn vùi những người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng gọi là bãi Tha ma, tồn tại 113 năm của nhà tù Côn Đảo (1862-1975). Ngày 19/12/1992, ta xây dựng lại nâng cấp rộng khoảng 20 ha, chia làm 4 khu theo chữ cái A,B,C,D nơi an nghỉ của khoảng hai vạn chiến sĩ cách mạng-nhà yêu nước trong 4 giai đoạn, từ tiền khởi nghĩa đến thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mộ cụ Vũ Văn Hiếu ở khu A cùng với mộ cố Tổng Bí thư của Đảng Lê Hồng Phong và Chí sĩ yêu nước Nguyên An Ninh; tổng thể khu A có 688 ngôi mộ gồm 7 mộ tập thể, 91 mộ có tên, 597 chưa biết tên.

Tiết xuân Ất Tỵ khuôn viên đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ trung tâm nghĩa trang Hàng Dương, hoa nở lung linh sắc màu, nhang bay khói tỏa linh thiêng.

Bác Nguyễn Văn Chất người lớn tuổi nhất trong đoàn nhà ở phường Hà Tu bảo, mình nhập ngũ vào binh đoàn Than đi B chiến đấu khi ấy đã có 2 năm làm thợ mỏ và là người sinh trưởng ở đất mỏ, gia phả lại tứ đại làm Than; khi rời ngũ lại về làm Công đoàn mỏ, người rất am hiểu về dư địa chí vùng mỏ và các thế hệ lãnh đạo ở địa phương. Chuyện bác Chất kể luôn cuốn hút người nghe, người cựu chiến binh già bảo, từ ngày hợp nhất tỉnh Hải Ninh với khu Hồng Quảng đến nay là kỳ đại hội lần thứ XV, chân dung các vị Bí thư Tỉnh ủy được niêm yết trang trọng trong cuốn lịch sử Đảng, nhưng không ít vị hình ảnh mờ nhạt trong lòng dân. Còn cụ Vũ Văn Hiếu người đi đã trên nửa thế kỷ mà danh thơm còn để lại.

Người cựu chiến binh già Nguyễn Văn Chất từng làm chính trị viên Đại đội nay tuổi ngoài bát thập niên mà còn minh mẫn, nhờ anh cán bộ quản trang đưa các bác cựu chiến binh đến thăm bức tượng “Trao áo”; công trình kiến trúc mỹ thuật đặc sắc ở nghĩa trang Hàng Dương chứa đựng các giá trị văn hóa, nâng vị thế  khác biệt của nấm mộ và hồn thiêng của Anh hùng liệt sĩ Vũ Văn Hiếu ở nghĩa trang này.

Bức tượng toàn thân cao 5m tạc bằng đá granit, đặt ở khoảnh đất trống uy nghi, giàu tính nghệ thuật điêu khắc. Anh cán bộ quản trang bảo, trước đó ngày 16/7/1980 đã xây dựng một bức tượng cùng chủ đề này tượng cao 9m, nặng 25 tấn bằng bê tông, dưới bức tượng có ghi hàng chữ “Vĩnh biệt các đồng chí”. Nay tượng thu nhỏ lại vì lý do để phù hợp với quy hoạch không gian kiến trúc mới, nhưng ngay sau đó có chuyện “xui xẻo”…Anh quản trang vội đưa tay che miệng như nói hớ, vắt sang chuyện khác. Và giới thiệu, bức tượng này khắc họa sự tích tình đồng chí của những người Cộng sản trước phút thiêng lìa đời còn nhường cơm, sẻ áo cho đồng chí mình tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng của Đảng. Mà nhà thơ Tố Hữu tức cảnh thành thơ, theo lời kể của Tổng Bí thư Lê Duẩn về người bạn tử tù Bí thư Đặc Khu ủy Khu mỏ than HonGay trước khi chết trao tấm áo người đang mặc cho mình.

Vắn tắt tiểu sử cụ Vũ Văn Hiếu, cụ sinh 20/3/1907 tại ấp Văn Định, xã Quần Phương Thượng nay là xóm 10, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Vốn là người thông minh, năng động, Vũ Văn Hiếu đã sớm nhận ra sự bất công mà đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Năm 1928, khi trưởng thành Vũ Văn Hiếu ra mỏ làm than thì gặp được các nhà cách mạng Nguyễn Văn Xứng (Lê Thanh Nghị), Nguyễn Khắc Khang (Lê Quốc Trọng) được truyền đạt thêm tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Cụ càng hiểu thêm nỗi khổ của đất nước nô lệ và con đường đấu tranh giai cấp, giành độc lập cho dân tộc.

Tháng 11/1929, Vũ Văn Hiếu được đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Đông Dương. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, các Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Mạo Khê, HonGay, Cẩm Phả, Cửa Ông lần lượt được thành lập. Tháng 3/1930, Chi bộ Đảng vùng than HonGay gồm: Nguyễn Khắc Khang, Vũ Văn Hiếu, Trần Văn Nghệ, Nguyễn Văn Xứng (Lê Thanh Nghị) do cụ Nguyễn Khắc Khang làm Bí thư.

Tháng 4/1930, Đảng ủy khu mỏ HonGay-Cẩm Phả được thành lập, Vũ Văn Hiếu được Đảng ủy tín nhiệm bầu làm Bí thư. Ngày 17/5/1930, do nội bộ có kẻ phản bội đầu hàng địch, mật thám Pháp đã bắt cụ cùng 4 đảng viên trong tổ chức của Đảng vùng than. Vũ Văn Hiếu dũng cảm, kiên trung trước đòn tra tấn và thủ đoạn chiêu hồi của địch; đã không khai báo, tiết lộ bí mật của cơ sở Đảng, quân Pháp không đủ chứng cứ kết tội, chúng đành phải trả tự do cho cụ.

Tháng 10/1930, thành lập đặc Khu ủy Đông Triều, HonGay, Cẩm Phả… Vũ Văn Hiếu được giao nhiệm vụ lớn hơn, làm Bí thư Đảng ủy mỏ Cẩm Phả - Cửa Ông. Ngày 9/2/1931, lại do nội bộ có kẻ phản bội, Vũ Văn Hiếu cùng gần 70 cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng ưu tú lại bị mật thám, Phòng nhì Pháp bắt giam.

Ngày 13/5/1931, thực dân Pháp đưa Vũ Văn Hiếu cùng hơn 40 đảng viên, quần chúng cách mạng khác ra xét xử tại Hội đồng Đề hình Hà Nội. Tại phiên xử này, chúng kết án Vũ Văn Hiếu 20 năm tù cấm cố và đày ra Côn Đảo. Tại Côn Đảo, chúng giam Vũ Văn Hiếu cùng phòng giam với các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng (sau này) như: Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Hạ Bá Cang, Nguyễn Khắc Khang...

Tháng 5/1936, phong trào Bình dân ở Pháp thắng thế, thực dân Pháp ở Đông Dương phải trả tự do cho Vũ Văn Hiếu cùng nhiều chính trị phạm, cán bộ cách mạng của Đảng toàn quốc. Thoát khỏi lao tù, Vũ Văn Hiếu tiếp tục hoạt động cách mạng ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh. Sau chuyển vào miền Nam công tác, Vũ Văn Hiếu tham gia chỉ đạo tờ Đông Phương tạp chí với danh nghĩa đặc phái viên, đến tháng 11/1939 cụ về phụ trách cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng trong hoạt động bí mật.

Đêm 17/01/1940, Vũ Văn Hiếu lại bị địch bắt cùng Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Vũ Văn Tấn. Đầu năm 1941, thực dân Pháp lại đày Vũ Văn Hiếu ra Côn Đảo (lần thứ hai), lại giam cùng các nhà cách mạng lớn như: Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh), Nguyễn Tạo.... cụ Vũ Văn Hiếu hy sinh vì bệnh trọng trong lao tù ngày 26/4/1942, được “Truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân” năm 2015.

Ở vùng than Quảng Ninh còn lưu truyền những câu chuyện cảm động về cụ Vũ Văn Hiếu. Năm 1928, Sở Mới khai trường của mỏ Hà Tu xuất hiện một thanh niên dáng thư sinh vận hành máy dây công cụ tời trục kéo than đá, tên thẻ thân là Vũ Văn Hiếu, người làng Quần Phương (Nam Định).

Mỏ Hà Tu khi ấy sản lượng than lớn, lao động tứ xứ tập trung đến, người tranh ăn tranh việc như “quần ngư tranh thực”, nội bộ phu mỏ nảy sinh nhiều tiêu cực. Chủ mỏ lại lợi dụng dùng thủ đoạn chia rẽ để dễ bề cai trị, cho tách biệt từng khu lán thợ như: Lán Nghệ của người Nghệ Tĩnh, lán Thanh của người Thanh Hóa, lán Phục của người Phục Phả và lán người Hoa Kiều. Mỗi lán cắt cứ một khoảnh đất theo chân khai trường. Nham hiểm hơn, chúng còn tạo bè phái, xúi bảy nhóm thợ này mất đoàn kết với nhóm thợ kia. Như lán thợ người Hoa hay gây gổ với lán thợ người Việt; trong người Việt thì chia rẽ lán thợ tỉnh này với lán thợ tỉnh kia, nhiều khi lán Nghệ của người Nghệ Tĩnh không dám sang thăm thân ở lán Thanh của người Thanh Hóa.

Vũ Văn Hiếu hiểu rõ mưu đồ thâm độc của giới chủ mỏ, vốn là người nho nhã, hoạt ngôn thường đứng ra hòa giải mỗi khi xảy ra mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân và giữa tập thể các lán thợ. Vũ Văn Hiếu là người sáng lập ra Hội “chơi họ”, tương thân giúp đỡ nhau khi khó, còn xóa được nạn cờ bạc; và lập ra các câu lạc bộ vui chơi tập thể lành mạnh như câu lạc bộ hát văn, hát chèo, lớp học chữ quốc ngữ, lớp học võ dân tộc… có uy tín trong cộng đồng. Danh tiếng Vũ Văn Hiếu văn võ song toàn nổi như cồn, dù chưa thấy anh dùng quyền cước đánh ai, nhưng uy của võ sư Vũ Văn Hiếu bênh vực người yếu thế, thì đến người từng làm thổ phỉ Tàu Ô, giỏi Kungfu cũng né tránh.

Có lần một mình Vũ Văn Hiếu tay không, đến lán thợ Hoa Kiều để hòa giải mâu thuẫn giữa lán người Hoa và người Việt. Một thủ lĩnh giỏi võ tàu xông ra gây sự, định vin cớ bị Vũ Văn Hiếu hành hung rồi gọi bầy đàn trong lán tay đang lăm lăm hung khí ùa ra đánh nhau với Vũ Văn Hiếu. Không ngờ Vũ Văn Hiếu miệng sọng làu làu tiếng Pạc Và, tay chìa ra ngói kẹo lạc, bảo nghe nói các anh trong lán đang pha trà ngon tôi đến góp vui. Anh phu mỏ người Hoa đang “xung thiên” bỗng tự nhũn, miễn cưỡng theo chân Vũ Văn Hiếu vào lán người Hoa, họ trao đổi với nhau những gì không rõ, nhưng từ bữa ấy lán thợ người Hoa người Việt đoàn kết, còn cho nhau mượn cuốc xẻng công cụ sản xuất than cầm tay.

Còn chuyện riêng tư của Vũ Văn Hiếu, đến tận bây giờ Đảng bộ và nhân dân Quảng Ninh vẫn còn món nợ với người vị quốc vong thân. Vũ Văn Hiếu sinh năm 1907, hy sinh năm 1942 khi ấy 35 tuổi, người cũng có mối tình sâu nặng. Khi làm thợ mỏ Hà Tu, Vũ Văn Hiếu đã mang lòng yêu thương cô gái bán hàng tạp hóa ở chợ mỏ. Khi ấy Vũ Văn Hiếu đã báo cáo với chi bộ, được tổ chức vun đắp tác thành cho họ nên vợ nên chồng. Tài liệu đang lưu giữ ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh cô gái ấy tên là Sinh, cùng trang lứa và là bạn thân thiết với Nguyễn Thị Lưu (Cả Khương), một nữ đảng viên anh dũng hy sinh trên đất mỏ.

Năm 1931, trước ngày đày ra Côn Đảo, trùm mật thám khu mỏ George Ray đã đưa cô Sinh đến gặp Vũ Văn Hiếu dụ dỗ rằng nếu hồi chính, khai báo cơ sở cách mạng thì chúng bố trí cho Vũ Văn Hiếu dạy học ở trường công, cô Sinh được mở sạp hàng lớn, đứa trẻ sinh ra bụ bẫm lớn lên được sang mẫu quốc học hành. Vũ Văn Hiếu và cô Sinh nhất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, thà chết không khai báo, không phản bội Đảng. Từ khi ra Côn Đảo tù đày, Vũ Văn Hiếu đi mãi đi mãi không về, còn cô Sinh âm thầm mang nặng mối tình sâu kín với Vũ Văn Hiếu mà họ đã từng công khai báo cáo Chi bộ. Tổ ấm gia đình chưa thành, cơ sở cách mạng thì bị địch đàn áp tan đàn xẻ nghé, đồng đội ly tán bặt tin nhau.

Khi tiếp quản khu mỏ (1955) một vị cách mạng lão thành bảo, nghe một người bạn trên chiến khu kể, Vũ Văn Hiếu khi bị địch đưa ra Côn Đảo tù khổ sai, thì Sinh nom như người mang thai về nhà bà Vũ Thị Lộc dì ruột Vũ Văn Hiếu nương thân; rồi chiến tranh loạn lạc không ai rõ cô Sinh và bà Vũ Thị Lộc tha phương nơi đâu. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh đã nhiều lần tìm kiếm thông tin ấy, đã khoanh vùng được vị trí cần tìm, hiện ở khu 2 phường Bãi Cháy, nhưng chưa đủ hồ sơ nguồn gốc để đáp nghĩa người có công với cách mạng.

Những người nặng lòng với thân thế sự nghiệp của cụ Vũ Văn Hiếu thì băn khoăn, ngày giỗ của cụ nay đã rõ văn bia trước ghi năm 1943, nay đã viết lại cụ mất ngày 26/4/1942. Cụ Vũ Văn Hiếu sống đức độ, giản dị…dân Quảng Ninh rất hài lòng với những pho tượng mà tỉnh mình tạc, từ gương mặt hiền hậu đến tấm áo giản dị gần gũi với người lao động. Trái lại, đây đó chẳng rõ ai! khi nào khoác cho cụ bộ comple-cavat chính khách, xa rời với nhân cách người lãnh đạo cách mạng vô sản ở vùng than Quảng Ninh năm ấy. Như bức tượng mới tạc đặt ở Nhà lưu niệm đồng chí Vũ Văn Hiếu ở xóm 10, xã Hải Hải, huyện Hải Hậu (Nam Định); và bức phù điêu ở mộ cụ Vũ Văn Hiếu tại nghĩa trang Hàng Dương cũng vậy.

Trong gian trưng bày hiện vật ở Khu lưu niệm đồng chí Vũ Văn Hiếu, ở xóm 10 xã Hải Anh còn có bức đại tự ghi “ Chết còn cởi áo cho nhau/miếng cơm dành để người sau ấm lòng” trích sai thơ Tố Hữu. Theo đó, trong trang thông tin điện tử của huyện Hải Hậu, Nam Định đăng ngày 26/6/2024 có bài giới thiệu Nhà lưu niệm đồng chí Vũ Văn Hiếu vẫn còn nêu cụ Vũ Văn Hiếu hy sinh năm 1943. Lại còn tiếp diễn trích sai thơ Tố Hữu đã viết là: “Chết còn cởi áo cho nhau/Nắm cơm để lại người sau ấm lòng”. Ý nghĩa của câu “cởi” áo, khác với “trút” áo; và “nắm” cơm khác với “miếng” cơm; ở trong đại lao Côn Đảo không thể có nắm cơm, có được miếng cơm còn khó.

Câu thơ chỉnh trong bài thơ 30 năm đời ta có Đảng, của nhà thơ Tố Hữu “...Chết nằm xuống, còn hôn cờ Đảng/Chết còn trao súng đạn, quên đau/Chết còn trút áo cho nhau/Miếng cơm dành để người sau ấm lòng...”; thơ sáng tác theo lời kể của Tổng Bí thư Lê Duẩn sinh thời: hồi trong lao tù, Vũ Văn Hiếu bị bệnh trọng, đồng chí đồng Cảnh xin được một bộ quần áo cũ cho mặc. Một hôm cụ Vũ Văn Hiếu nằm cạnh cụ Lê Duẩn bảo: “Tôi không sống được nữa. Tôi đang nghĩ có cách gì làm lợi cho Đảng, mà nghĩ mãi không ra. Giờ chỉ có cách tôi đưa bộ quần áo này cho đồng chí mặc, để đồng chí sống mà hoạt động cho Đảng”.

Hôm sau Vũ Văn Hiếu tắt thở, từ biệt cõi trần trong đại lao, vì bệnh trọng vết thương kẻ địch tra tấn dã man lại tái phát. Người đảng viên cộng sản ấy ra đi, vẫn nghĩ đến Đảng, vẫn nghĩ cách làm lợi cho Đảng. Thơ Tố Hữu viết: “Chết còn trút áo cho nhau/Miếng cơm dành để người sau ấm lòng”. Nghĩa của câu trút áo khác với cởi áo; và nghĩa của miếng cơm khác với nắm cơm.

Cựu chiến binh già Nguyễn Văn Chất cùng những người có công với nước cùng chung suy nghĩ, hậu thế không nên tô vẽ khoác lên hình cụ những thứ xa lạ với cuộc đời làm cách mạng của cụ. Cụ Vũ Văn Hiếu là một kho giáo khoa về đức độ, tư chất của Đảng, bài học rất gần gũi, dễ hiểu với đảng viên ngay trong văn kiện Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ mới; bài học quý giá giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.   

Cụ Vũ Văn Hiếu, cố Bí thư đầu tiên của Đặc Khu ủy khu mỏ HonGay. Người làm nên huyền thoại, về tấm gương sáng tư chất của Đảng “Chết còn trút áo cho nhau/Miếng cơm dành để người sau ấm lòng”.

Một số bức tượng cụ Vũ Văn Hiếu, giản dị gần gũi với thợ mỏ vùng than Quảng Ninh:

Tượng cụ Vũ Văn Hiếu dựng ở vị trí trang trọng, khuôn viên rộng 8.300m2 trong công viên hoa Lán Bè, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long.

Tượng cụ Vũ Văn Hiếu tạc lần thứ hai năm 1999, đặt ở sân Nhà văn hóa công nhân mỏ than Hà Tu.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ hội giỗ Thành Hoàng làng Đình Đa Phúc

Theo thông lệ truyền thống chiều ngày 2/1/2025 ( Tức ngày 4 tháng giêng/ Ất Tỵ ) ban Lễ hội Đình làng Đa phúc long trọng tổ chức lễ dâng hương lên Thành Hoàng làng cầu một năm mới mưa thuận, gió hoà, cho toàn thể nhân dân thôn Đa phúc ấm lo, hạnh phúc. Đại biểu gồm các đại diện các dòng họ thuộc khu vực Sài Sơn, con em xa quê và khách thập phương và nhân dân làng Đa phúc.
2025-02-01 17:40:00

Tưởng nhớ Anh hùng Vũ Văn Hiếu – "Chết còn trút áo cho nhau"

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), trong không khí mùa Xuân Ất Tỵ, chúng tôi – nhóm đồng chí từng vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng trong thời kỳ kháng chiến thống nhất đất nước – đã có dịp trở về thăm chiến trường xưa. Chúng tôi đến viếng mộ đồng chí Vũ Văn Hiếu tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo, tưởng nhớ người Bí thư đầu tiên của Đặc khu ủy khu mỏ Hòn Gai (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Đồng chí Vũ Văn Hiếu là tấm gương sáng ngời về phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản, một huyền thoại về tinh thần hy sinh quên mình: "Chết còn trút áo cho nhau Miếng cơm dành để người sau ấm lòng." (Tố Hữu)
2025-02-01 07:36:04

CSGT Hà Giang tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông xuyên Tết

Với tinh thần “xuyên đêm, xuyên Tết” lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh Hà Giang đã tăng cường tổ chức trực ban, tuần tra khép kín 24/24, trên các tuyến giao thông trọng điểm, phức tạp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đảm bảo cho người dân đón Tết an toàn, đầm ấm.
2025-01-31 15:15:00

Chủ tịch nước Lương Cường chúc tết Ất Tỵ 2025

Vào thời khắc Giao thừa thiêng liêng bước sang năm mới Ất Tỵ 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi lời chúc Tết tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Tạp chí Điện tử Hòa Nhập xin trân trọng giới thiệu toàn văn lời chúc Tết của Chủ tịch nước.
2025-01-29 06:00:00

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam chúc Tết Ất Tỵ 2025

Nhân dịp đón chào Xuân Ất Tỵ - 2025, thay mặt Ban chấp hành Hiệp hội, tôi gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động đang công tác, sản xuất, kinh doanh trong cơ quan và trong các đơn vị hội viên của Hiệp hội. Chúc gia đình, người thân của các đồng chí và các đồng đội bước sang năm mới luôn Mạnh khỏe - Hạnh phúc - An khang - Thịnh vượng!
2025-01-29 00:00:00

Quà Tết từ thiện, kết nối yêu thương xuân Ất Tỵ

Đã thành nét đẹp văn hóa, thường niên trước thềm xuân mới Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) và Ban Trị sự GHPGVN huyện Minh Hóa (Quảng Bình) lại phát tâm công đức, động viên người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thêm nghị lực vươn lên trong đời sống.
2025-01-28 14:25:34
Đang tải...