Tháng 7 nghiêng mình về Côn Đảo

2020-07-29 09:19:48 0 Bình luận
Nhà tù Côn Đảo nằm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã bị giam cầm, hy sinh tại đây. “Địa ngục trần gian” này khiến cả thế giới phải bàng hoàng...

Tháng 7 tri ân

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” là hoạt động nhằm cụ thể hoá trong phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024. Được chia làm bốn chặng với chủ đề “Cảm ơn Tổ quốc”, “Thanh niên làm theo lời Bác”, “Tháng bảy tri ân” và “Tự hào Việt Nam” gắn với những ngày lễ lớn của đất nước, Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” trong năm 2020 là chuỗi hoạt động ý nghĩa của thanh niên cả nước nhằm tri ân những đóng góp của các thế hệ cha anh đi trước đã mang lại hoà bình, độc lập dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay; tiếp tục cùng các thế hệ cha anh thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những hành động cụ thể, thiết thực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Mới đây, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trung ương Hội LHTN Việt Nam tổ chức chặng thứ ba Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2020 với chủ đề “Tháng bảy tri ân”.

Tại đây, các cán bộ Hội, hội viên, thanh niên được các bậc cha, anh là cựu tù chính trị Côn Đảo chia sẻ về những ngày tháng tàn khốc, ác liệt để thế hệ trẻ có thể hiểu rõ hơn về ý chí kiên cường bất khuất của cha ông ta, về một vùng đất thép mang biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là nơi mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xây dựng với hàng trăm xà lim, phòng giam, phòng biệt lập để giam cầm, đày ải những người Việt yêu nước và tù chính trị. 

Đặc biệt là hệ thống chuồng cọp nổi tiếng bạo tàn đã làm chấn động cả thế giới khi nó bị phát hiện. Nhà tù Côn Đảo - chốn “địa ngục trần gian” đã trở thành nơi thiêng liêng của Tổ quốc ghi lại ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất của các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Chương trình tặng quà tri ân cựu tù chính trị Côn Đảo, gia đình liệt sỹ hiện đang sinh sống trên đảo

Tại chương trình, nhằm thể hiện lòng biết ơn, tri ân thế hệ đi trước đã cống hiến hy sinh giành độc lập dân tộc, Ban Tổ chức đã dành 15 phần quà cho 15 cựu tù chính trị Côn Đảo, gia đình liệt sỹ hiện đang sinh sống trên đảo, mỗi suất trị giá 02 triệu đồng; tặng 10 suất học bổng cho học sinh là con em gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng mỗi gồm quà và 01 triệu đồng tiền mặt. Đồng thời, nhằm tiếp tục tuyên truyền rộng rãi trong hội viên, thanh niên về ý thức rèn luyện sức khoẻ, vận động thanh niên tự giác tập luyện thể dục, thể thao tùy theo điều kiện của mỗi cá nhân, Trung ương Hội LHTN Việt Nam tặng công trình thanh niên, gồm các trang thiết bị thể dục ngoài trời trị giá 100 triệu đồng cho huyện Côn Đảo; tặng công trình thanh niên là 01 vườn hoa lan được mang từ Đà Lạt về với Côn Đảo trị giá 100 triệu đồng.

Dự kiến chặng thứ tư, tổng kết Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' 2020 sẽ được tổ chức nhân dịp Quốc khánh 2/9 với chủ đề 'Tự hào Việt Nam'.

Trọn một lời thề

Cũng tại di tích Côn Đảo, mùa hạ tháng 7 này, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo tổ chức trưng bày chuyên đề: “Lời tri ân - Trọn một lời thề”. Đó là những câu chuyện trên một “trận tuyến đặc biệt” - ngục tù của thực dân, đế quốc.

Giữa nơi ngục lửa, những người con trung hiếu của dân tộc vẫn kiên tâm, bền chí trước những trận đòn tra tấn thấu xương hay khi cận kề cái chết. Nhiều tấm gương kiên trung trong ngục tù thực dân, đế quốc đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Thông qua nội dung trưng bày, khách tham quan được hiểu về hệ thống nhà tù nhiều hơn trường học dưới bộ máy cai trị của chính quyền thực dân, đế quốc; về chế độ giam cầm hà khắc mà mỗi chiến sỹ yêu nước, cách mạng đã kiên cường vượt qua

Đó là một Hỏa Lò - địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội, nơi cuộc sống của các chiến sỹ yêu nước, cách mạng là một cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại chế độ lao tù hà khắc. Từ gáo nước, khẩu phần ăn hằng ngày, việc phát thêm chiếu, chăn chống rét… đều phải trải qua những cuộc đấu tranh quyết liệt.

Một Sơn La - nơi rừng thiêng nước độc với những căn phòng tối bằng gạch và đá kiên cố, đặc biệt hệ thống xà lim ngầm sâu dưới lòng đất 3m. Khi cánh cửa gỗ đóng lại thì mỗi xà lim cá nhân biến thành một hộp kín, tù nhân phải nằm co và khó phân biệt thời gian ngày và đêm. Khu xà lim biệt giam đã từng giam các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Tô Hiệu…

Một Khám Lớn Sài Gòn - vùng đất dữ với các khu biệt giam, xà lim án chém, phòng để máy chém và khu hành quyết tù nhân. Đây là khám đường lớn nhất Nam Kỳ lục tỉnh, một trong những “biểu tượng” cho bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở Nam kỳ. 

Một Côn Đảo ác liệt, “là địa ngục trần gian” cách xa đất liền, nơi những chiến sỹ cộng sản phải đương đầu với bộ máy khủng bố tinh vi và tàn bạo; nơi tù nhân bị bỏ đói, bỏ khát trong các Chuồng cọp, hiếm có nơi nào mà mạng sống của con người bị coi rẻ đến như vậy; cũng hiếm có nơi nào sự sống của tù nhân lại được duy trì kiên cường đến thế.

Một Phú Quốc - trang sử bi hùng, nơi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều chọn làm địa điểm xây dựng trại giam bởi vị trí nằm giữa biển, cách biệt với đất liền, kẻ thù có thể mặc sức dùng mọi thủ đoạn tra tấn gây chết chóc, thương tật về thể xác, đày ải về tinh thần. Chúng còn “sáng tạo” ra các kiểu giam “độc đáo” để hành hạ, đày đọa tù binh đến tận cùng như chuồng cọp kẽm gai, chỉ vài ngày bị giam tại đây, toàn thân người tù bị lột hết da.

Cùng các nhà tù khác như Nhà lao Tân Hiệp, Khám Chí Hòa… đều là những nơi giam cầm, đày ải khắc nghiệt và cướp đi sinh mạng của biết bao chiến sỹ yêu nước, cách mạng Việt Nam…

Tất cả những “địa ngục trần gian” này chính là một “chiến trường đặc biệt” dù không có tiếng súng rền vang, nhưng đã cướp đi một phần thân thể và sinh mạng của biết bao người con ưu tú của dân tộc từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước...

Những câu chuyện thời hậu chiến vẫn còn day dứt cho tới ngày hôm nay. Nhiều chiến sỹ may mắn được trở về trong vòng tay của gia đình, của đồng đội, nhưng có những người đã mãi mãi ra đi, thân thể họ đã hòa trong đất mẹ. “Có hôm nay là xương máu đổi về/Của bao người đã tràn trề thương tích/Của các anh vẫn chưa rõ lai lịch/Ở nghĩa trang hay núi cát sông rừng” - những câu thơ trong bài “Các anh không về” của tác giả Sở Lưu Hương như lời nhắc nhở cho thế hệ hôm nay luôn khắc ghi công lao to lớn của biết bao người đã ngã xuống vì Tổ quốc.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Mừng thọ - nét đẹp văn hóa dân tộc ngày đầu xuân

Hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, các địa phương trên địa bàn Hà Nội lại long trọng tổ chức Lễ chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi. Nét đẹp được gìn giữ qua nhiều thế hệ nhằm thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Kính lão đắc thọ”.
2025-02-02 10:30:00

Sẵn sàng khai hội Gióng đền Sóc - Xuân Ất Tỵ 2025

Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là một trong những sự kiện văn hoá, tín ngưỡng lớn của Hà Nội. Lễ hội Gióng đền Sóc hàng năm thu hút hàng triệu du khách thập phương đến tham quan, vui chơi, làm lễ cầu may đầu Xuân. Chính vì vậy, công tác chuẩn bị được huyện Sóc Sơn đặc biệt quan tâm.
2025-02-02 09:08:18

Lễ hội giỗ Thành Hoàng làng Đình Đa Phúc

Theo thông lệ truyền thống chiều ngày 2/1/2025 ( Tức ngày 4 tháng giêng/ Ất Tỵ ) ban Lễ hội Đình làng Đa phúc long trọng tổ chức lễ dâng hương lên Thành Hoàng làng cầu một năm mới mưa thuận, gió hoà, cho toàn thể nhân dân thôn Đa phúc ấm lo, hạnh phúc. Đại biểu gồm các đại diện các dòng họ thuộc khu vực Sài Sơn, con em xa quê và khách thập phương và nhân dân làng Đa phúc.
2025-02-01 17:40:00

Tưởng nhớ Anh hùng Vũ Văn Hiếu – "Chết còn trút áo cho nhau"

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), trong không khí mùa Xuân Ất Tỵ, chúng tôi – nhóm đồng chí từng vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng trong thời kỳ kháng chiến thống nhất đất nước – đã có dịp trở về thăm chiến trường xưa. Chúng tôi đến viếng mộ đồng chí Vũ Văn Hiếu tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo, tưởng nhớ người Bí thư đầu tiên của Đặc khu ủy khu mỏ Hòn Gai (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Đồng chí Vũ Văn Hiếu là tấm gương sáng ngời về phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản, một huyền thoại về tinh thần hy sinh quên mình: "Chết còn trút áo cho nhau Miếng cơm dành để người sau ấm lòng." (Tố Hữu)
2025-02-01 07:36:04

CSGT Hà Giang tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông xuyên Tết

Với tinh thần “xuyên đêm, xuyên Tết” lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh Hà Giang đã tăng cường tổ chức trực ban, tuần tra khép kín 24/24, trên các tuyến giao thông trọng điểm, phức tạp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đảm bảo cho người dân đón Tết an toàn, đầm ấm.
2025-01-31 15:15:00

Chủ tịch nước Lương Cường chúc tết Ất Tỵ 2025

Vào thời khắc Giao thừa thiêng liêng bước sang năm mới Ất Tỵ 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi lời chúc Tết tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Tạp chí Điện tử Hòa Nhập xin trân trọng giới thiệu toàn văn lời chúc Tết của Chủ tịch nước.
2025-01-29 06:00:00
Đang tải...