Văn bản Phúc đáp của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng

2023-09-08 14:13:26 0 Bình luận
Ngày 21/08/2023, Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được Đơn kiến nghị, phản ánh ghi ngày 18/08/2023 (kèm theo hồ sơ) của ông Nguyễn Xuân Hiếu (Sinh 1972) thường trú tại: Số 236 đường Bãi Sậy, phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng..

Hồ sơ của ông Nguyễn Xuân Hiếu gửi đến tòa soạn

Trong đơn ông Nguyễn Xuân Hiếu có viết: “Tháng 10/2020, tôi và vợ tôi là Nguyễn Thị Hương có nhận chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất và sở hữu nhà trên đất của ông Mai Anh Hiếu và vợ là bà Vũ Thị Tuyền, có cùng địa chỉ thường trú: số 7, gốc 2/18, Mê Linh, phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

Nhà và đất của vợ chồng Hiếu Tuyền đã được UBND quận Hồng Bàng cấp Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày 31/12/2015…

Khi tôi nhận quyền chuyển nhượng sử dụng mảnh đất này của vợ chồng ông Hiếu và bà Tuyền thì ở đây đã hiện hữu ngôi nhà 4 tầng.  

Đến đầu năm 2021, UBND thành phố Hải Phòng có chủ trương thu hồi đất (đất thuê trả tiền hàng năm) tại Tổng kho Thượng Lý thuộc Công ty CP Vật tư nông nghiệp I Hải Phòng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Công viên cây xanh nút giao Nam Cầu Bính, theo đó quy mô dự án ban đầu là thu hồi toàn bộ phần đất của Công ty CP Vật tư nông nghiệp I Hải Phòng để làm công viên.

Tháng 9 năm 2021, theo tôi được biết một số cá nhân và ông sư Thích Tục Khang đã đề xuất với Thành phố để xây dựng ngôi chùa mang tên Hưng Long trên thửa đất của Công ty CP Vật tư nông nghiệp I Hải Phòng (phía sau ngôi nhà tôi đang sinh sống), theo đó thì ngôi chùa này được phát hiện sau khi đào móng ngôi nhà 43/210 Bãi Sậy (các báo cáo về việc phát hiện di tích ngôi chùa thể hiện khác nhau có văn bản thì ghi ngày 23/3/2015, văn bản khác thì ghi là cuối năm 2014).

Sự việc này càng được lộ rõ bản chất không minh bạch, khi tôi được tiếp cận Hợp đồng thỏa thuận ba bên ký ngày 03/1/2017 giữa Công ty CP Vật tư NN I Hải Phòng (Bên nhận bồi thường – Bên A); Bà Nguyễn Thị Thanh Hương (Bên trả tiền bồi thường – Bên B); Ông Đặng Công Kỳ (tức Thích Tục Khang, Phó trưởng ban trị sự Phật giáo thành phố Hải Phòng – Bên nhận đất để xây chùa – Bên C).

Điều 2 (Nội dung thỏa thuận) tại Hợp đồng thỏa thuận ba bên có ghi: “Bên A đồng ý trả lại phần đất tại Điều I về chính quyền Thành phố Hải Phòng để Bên C làm thủ tục cấp mới nhằm mục đích khôi phục xây dựng lại ngôi Chùa Cổ khi Bên B trả tiền đền bù giải tỏa khu đất trên. Thời gian thực hiện trong quý I năm 2017”.

Mức hỗ trợ đền bù được quy định như sau: Bên B sẽ hỗ trợ bồi thường thiệt hại về kinh tế do phải di dời hàng hóa, đền bù hợp đồng khách hàng đang thuê, đền bồi thường thiệt hại diện tích kho mất đi và một số công trình tiêu thoát nước v.v là 3.800.000.000 đồng (Ba tỷ tám trăm triệu đồng). (trích Điều 3 Hợp đồng thỏa thuận ba bên).   

 Sau khi lấy được 1.435m2 đất từ bên A, bên B và C đã tiến hành gọi vốn cho xây dựng ngôi chùa. Mặc dù mảnh đất này chưa được cơ quan có thẩm quyền cho chuyển đổi mục đích sử dụng, chưa cấp phép xây dựng, song được sự làm ngơ của lãnh đạo UBND phường Trại Chuối (thời điểm đó), những người góp vốn đã tự ý xây dựng cổng chùa rất bề thế để quảng bá tới các tăng ni phật tử để thu hút tiền công đức, trong khi khu nhà hành lễ thì rất đỗi sơ sài. Tôi được biết, hiện tại khu đất này vẫn đang đứng tên Công ty CP Vật tư nông nghiệp I Hải Phòng với mục đích sử dụng đất là xây dựng kho, bãi chứa phân bón hoá học.

Ngày 04/3/2022, UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định số 701/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Công viên cây xanh nút giao Nam cầu Bính, tuy nhiên chỉ sau đó ít ngày cụ thể là ngày 08/3/2022, UBND thành phố Hải Phòng lại ra quyết định số 727/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch các lô HT-1, CXCL – 2, MN-1 và một phần lô đất CXCL-3 thuộc ô phố H10.2 trong Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Hồng Bàng và phần mở rộng đến năm 2025 để phục dựng chùa Hưng Long và chia Dự án công viên cây xanh này ra làm hai giai đoạn để thực hiện (giai đoạn 1 thu hồi phần lớn diện tích của Công ty CP Vật tư nông nghiệp I Hải Phòng và Giai đoạn 2 là thu hồi phần còn lại của Công ty CP Vật tư nông nghiệp I Hải Phòng và các hộ dân chúng tôi). Trong quyết định điều chỉnh dự án, điều chỉnh cục bộ quy hoạch này có phần đất của tôi tuy nhiên tôi không hề được thông báo, mời họp lấy ý kiến của người dân bị ảnh hưởng và điều quan trọng là việc điều chỉnh dự án theo nhận xét của người dân trong khu vực sinh sống chủ yếu nắn chỉnh đường để phục vụ cho ngôi chùa Hưng Long nói trên.

Ngày 13/01/2023, Uỷ ban nhân dân Quận Hồng Bàng ra Thông báo thu hồi đất số 43/TB-UBND về việc thu hồi đất nhà tôi để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Công viên cây xanh nút giao Nam cầu Bính. Các buổi họp do UBND quận Hồng Bàng chủ trì đều ghi có lãnh đạo là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch quận nhưng khi họp chỉ có đại diện các phòng, ban và việc mời họp rất gấp gáp (ngày hôm trước gửi giấy mời ngày hôm sau họp), tại các buổi họp tôi đều có ý kiến cung cấp hồ sơ pháp lý dự án như quy hoạch, tổng mặt bằng dự án, việc tại sao ngôi chùa Hưng Long chưa được công nhận nhưng lại điều chỉnh quy hoạch, lấy đất ở của người dân đang sinh sống ổn định để phục vụ cho việc làm đường vào chùa,… tuy nhiên những ý kiến của tôi đã bị bỏ qua hoặc không được trả lời đúng với câu hỏi.

Ngày 30/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 323/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và các bản đồ phân khu kèm theo, qua tìm hiểu tôi được biết phần đất của gia đình tôi, các hộ dân xung quanh và một phần đất của Công ty CP Vật tư nông nghiệp I Hải Phòng vẫn quy hoạch là đất ở đô thị, phần đất ngôi chùa Hưng Long đang sử dụng không phải là quy hoạch đất tôn giáo.

Do đó thời gian vừa qua tôi và các hộ dân bị lấy đất đã gửi đơn kiến nghị, đơn cầu cứu tới các cấp tại thành phố Hải Phòng nhưng tới nay không có một cơ quan nào trả lời cho chúng tôi.

 Ngày 31/7/2023, Phó Chủ tịch Dương Đức Hoàn TM. UBND KT. Chủ tịch quận Hồng Bàng ban hành Quyết định số 1525/QĐ-UBND. Kèm theo quyết định này là Bảng Tổng hợp phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng công viên cây xanh nút giao Nam Cầu Bính tại phường Trại Chuối quận Hồng Bàng.

Tại Bảng Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ này có ghi rõ 6 “Chủ sử dụng đất” bị thu hồi, trong đó có gia đình tôi. Diện tích đất gia đình tôi bị thu hồi (M2) là 69,40m2. Tổng số tiền đền bù là 1.470.360 đồng, trong đó tiền bồi thường hỗ trợ đất là 1.429.360 đồng; hỗ trợ di chuyển 5.000.000 đồng, hỗ trợ ổn định cuộc sống 6.000.000 đồng, hỗ trợ tạm lánh 30.000.000 đồng.   

Và tại Điều 1 Quyết định 1525 có ghi: “Thu hồi 69,40 đất trong chỉ giới dự án của hộ ông Nguyễn Xuân Hiếu (vợ là bà Nguyễn Thị Hương), trong đó 68,00m2 đất ở đô thị và 1,40m2 đất thủy lợi thuộc đất số 13, Trích lục địa chính số 586/2022-TL ngày 19/12/2022 do Trung tâm Kỹ thuật – Dữ liệu, Thông tin Tài nguyên và Môi trường lập, tại phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.”.

Như vậy, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do UBND quận Hồng Bàng cấp ngày 31/12/2015 và theo Điều 1 Quyết định 1525 đều xác định đất nhà tôi là đất ở đô thị.

Với lại, ngôi nhà tôi đang sinh sống nằm ở mặt đường Bãi Sậy có lợi thế kinh doanh, vậy mà UBND quận Hồng Bàng chỉ tính đền bù cho gia đình tôi khoảng 20 triệu/m2, trong khi giá thực tế thị trường đang giao dịch là 80 đến 100 triệu/m2 tuỳ từng vị trí. Thử hỏi việc tính đền bù này có hợp tình, hợp lý..?

Và nghịch lý hơn, chỉ cách ngày ban hành Quyết định 1525 khoảng 2 tháng rưỡi, khi đó mức đền bù của nhà tôi tại Bảng dự thảo do ông Nguyễn Đình Thi, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất của quận đưa đến nhà cho tôi xem là 3.300.000.000đ. Khi đó mức này tôi đã không chấp nhận vì quá thấp so với giá đất mà thị trường đang giao dịch.   

Thiết nghĩ các cơ quan đền bù, giải phóng mặt bằng quận Hồng Bàng nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung đã bỏ qua quan điểm của Đảng trong việc quản lý đất đai được ghi tại điểm 2.3 Mục IV, Nghị quywwra 18-NQQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đích danh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành. Thậm chí không chấp hành đúng những quy định đã ghi trong Luật Đất đai, như vi phạm khoản 3, Điều 42 Luật Đất đai năm 2003; khoản 3, Điều 26 và điểm a, khoản 1 Điều 79 Luật đất đai 2013.

Để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngày 07/8/2023, tôi đã làm đơn khiếu nại Quyết định số 1525/QĐ-UBND ngày 31/7/2023 của UBND quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng gửi Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng.

Sau đó, ngày 14/8/2023, Phó Chánh Văn phòng Bùi Trương Đức Công KT. Chánh Văn phòng TL. Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng ký ban hành Giấy mời số 246/GM-UBND gửi cho vợ chồng tôi; và ngày 16/8/2023 Chánh Thanh tra quận Hồng Bàng ký ban hành Giấy mời số 13/GM-TTr gửi cho tôi.

Điều đáng bàn ở đây là 2 giấy mời này đều được tổ chức trong một khung giờ của cùng một ngày. Cụ thể Giấy mời số 246/GM-UBND tổ chức họp từ 9h15 đến 10h ngày 17/8/2023 tại: Phòng họp số 2, tầng 2, Trung tâm chính trị - hành chính quận (số 6 đường Hồng Bàng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng). Nội dung họp: Tuyên truyền, vận động đối với các tổ chức, cá nhân có đất thu hồi chưa bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án. Còn Giấy mời số 13/GM-TTr tổ chức họp vào hồi 09h00 ngày 17/8/2023 tại: Thanh tra quận Hồng Bàng (số 6 đường Hồng Bàng, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng). Nội dung họp: Giải quyết đơn các hộ dân liên quan giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng công viên cây xanh Nút giao Nam Cầu Bính.   

 Thử hỏi, với kiểu bố trí họp như thế này, liệu có đạt được hiệu quả như giấy mời đề ra..?, hay đây chỉ là cái cớ để thực hiện khẩu hiệu “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra…” của Lãnh đạo UBND, các ban ngành, tổ chức xã hội của quận Hồng Bàng và phường Trại Chuối.

Và ngay tại buổi làm việc theo giấy mới của Văn phòng UBND quận Hồng Bàng, tôi đã đứng lên phát biểu kiến nghị về Quyết định số 701/QĐ-UBND Tp Hải Phòng về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Công viên cây xanh Nút giao Nam Cầu Bính; Kiến nghị về Quyết định số 727/QĐ-UBND Tp Hải Phòng về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch quận Hồng Bàng và phần mở rộng đến năm 2025 để phục dựng chùa Hưng Long. Thì ông Phạm Tường Lân Phó trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hồng Bàng trả lời: Trước khi điều chỉnh quy hoạch chúng tôi đã giao cho UBND phường Trại Chuối đi lấy ý kiến của các hộ dân trong cộng đồng dân cư, thì đã có 40 người ký đồng ý. Lúc này tôi đã phát biểu: chúng tôi 6 hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất mà không hề được biết. Chưa để tôi nói hết, thì ông Phó Chủ tịch quận Dương Đức Hoàn nói: Cứ có ý kiến của dân đồng ý là chúng tôi làm theo đúng luật. Vậy tôi và bà con bị thu hồi đất không hiểu quận Hồng Bàng áp dụng luật gì để thực thi đây..?

Sau khi nghiên cứu đơn, hồ sơ, ngày 23/08/2023, Tạp chí điện tử Hòa nhập đã có Công văn số 117/2023/CV-ĐTHN chuyển đơn (kèm theo hồ sơ) của ông Nguyễn Xuân Hiếu đến Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) thành phố Hải Phòng.

Sau đó, ngày 07/9/2023, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Phiếu chuyển Đơn kiến nghị, phản ánh số 229/TTr ghi ngày 06/9/2023 của Thanh tra Sở TNMT do Phó Thanh tra Cao Thị Lan Anh KT. Chánh Thanh tra.

Phiếu chuyển Đơn kiến nghị, phản ánh số 229/TTr của Thanh tra Sở TNMT 

Phiếu chuyển Đơn kiến nghị, phản ánh số 229/TTr có nội dung như sau: “Ngày 28/8/2023, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường nhận được Văn bản số 117/2023/CV-ĐTHN ngày 23/8/2023 của Tạp chí điện tử Hòa nhập, địa chỉ: B01, An Vượng Villa, KĐT Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội kèm theo đơn Kiến nghị, phản ánh của ông Nguyễn Xuân Hiếu, thường trú tại số 236 đường Bãi Sậy, phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

Đơn có nội dung: liên quan đến kiến nghị, phản ánh của ông Nguyễn Xuân Hiếu về bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Công viên cây xanh Nút giao Nam Cầu Bính.

Sau khi xem xét nội dung đơn, căn cứ Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh và quy định của pháp luật. Thừa ủy quyền của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở chuyển đơn kiến nghị của ông Nguyễn Xuân Hiếu theo đề nghị của tạp chí điện tử Hòa nhập đến Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng để được xem xét, giải quyết theo quy định của Pháp luật và thông báo kết quả giải quyết về Sở Tài nguyên và Môi trường (qua Thanh tra Sở)./.”

Tạp chí điện tử Hòa nhập cảm ơn Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã đồng hành cùng Tạp chí thụ lý hồ sơ, giải quyết đơn và sớm cung cấp thông tin giúp Tạp chí có điều kiện trả lời bạn đọc./.

“3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.”.

(Khoản 3, Điều 42 Luật Đất đai năm 2003)

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:

a) Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;”.

                                                  (Tiết a, khoản 1, Điều 79 Luật đất đai 2013)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...