Vì một Hải Phòng Xanh  - Sạch - Hiện đại

2020-10-11 11:09:12 0 Bình luận
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng diễn ra nhanh chóng, với việc hình thành nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung, kéo theo đó là sự gia tăng nhanh chóng về dân số.

Tuy nhiên, mức độ đầu tư cho các công trình thoát nước và xử lý nước thải chưa theo kịp tốc độ phát triển và mở rộng của các khu đô thị, khu công nghiệp. Cùng với đó là những diễn biến phức tạp của thời tiết, Hải Phòng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu, nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm gần đây luôn có sự biến đổi thất thường. Những trận mưa lớn (trên 150mm) có tần suất 10 năm/ lần xảy ra thường xuyên hơn (trong 1 năm có từ  1-2 trận thậm chí là nhiều hơn). Các cơn bão xuất hiện bất thường, vào tháng 10, tháng 11 vẫn có những cơn bão lớn đổ bộ vào Hải Phòng, mực nước triều có nhiều lúc đạt cực đại tới 4,5m.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có một số các công trình thoát nước, công trình hạ tầng giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật đang triển khai thi công dang dở. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thoát nước của thành phố, đặc biệt là tại khu vực 4 quận nội thành - nơi đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh.

Để đối phó với những khó khăn, thách thức trên, ngay từ đầu năm 2020, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng đã lập Kế hoạch và triển khai thực hiện nạo vét bùn tại tất cả các miệng ga hàm ếch nhằm tăng cường khả năng thu nước mặt; Khơi thông, nạo vét bùn các miệng xả, mương rãnh thoát nước; Cải tạo các ga sập, cống hỏng, thay thế một số các tuyến cống cũ bằng tuyến cống mới có kích thước lớn hơn; Sửa chữa, bảo dưỡng các trạm bơm nước mưa, nước thải đảm bảo việc vận hành thường xuyên, đặc biệt là trong mùa mưa bão; Giám sát hệ thống vận hành các trạm bơm lớn Máy Đèn – Vĩnh Niệm, giám sát các điểm úng ngập thường xuyên; Phân công cụ thể cán bộ công nhân viên ứng trực tại tất cả các điểm nóng về ngập lụt, các vị trí cần mở nắp ga tiêu thoát nước; Lập Kế hoạch mưa bão năm 2020 và có Kế hoạch cụ thể đối với từng trận mưa bão khác nhau; Quán triệt tới tất cả cán bộ công nhân viên các công tác vận hành các công trình thoát nước (trạm bơm, mương, hồ điều hòa, cống ngăn triều, hàm ếch…) đảm bảo đúng theo quy trình đã được phê duyệt của Ban lãnh đạo Công ty, cũng như thời gian bắt đầu làm việc trong ngày khi trời mưa là 5h sáng.

Một số công tác thường xuyên như duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước được Công ty duy trì thực hiện theo quy trình xây dựng của Nhật Bản. Các phương án chống ngập cho các điểm ngập “cố hữu” như khu vực đường Trung Lực, khu vực Chợ Đôn, khu vực Đình Vũ, khu vực Thiên Lôi, khu vực đường Hùng Vương… đã được Công ty triển khai sớm. Đối với các khu vực trũng thấp hoặc chịu ảnh hưởng của các dự án, Công ty bố trí máy bơm công suất lớn 1.000m3/h để bơm cưỡng bức hỗ trợ việc tiêu thoát nước. Bố trí đường dây nóng ứng trực để người dân có thể trực tiếp thông tin về sự cố, điểm úng ngập từ đó lãnh đạo Công ty có thể chỉ đạo kịp thời, giao cho  các đơn vị trực thuộc xuống ngay hiện trường khắc phục hoặc hỗ trợ người dân. Chủ động, chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, lực lượng ứng trực tại chỗ và các phương án điều động nhân lực… khi có sự cố xảy ra.

Ngoài ra, Công ty đã yêu cầu các xí nghiệp, đội thoát nước trực thuộc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tất cả các dự án đang triển khai thi công trên địa bàn do đơn vị quản lý tuân thủ nghiêm các quy định đảm bảo tiêu thoát nước. Có phương án cụ thể, bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực đối với từng dự án có liên quan đến các điểm ngập để tăng tính chủ động khi chủ đầu tư và nhà thầu không thực hiện các biện pháp như đã cam kết để giảm thiểu tối đa ngập lụt cho các khu vực.

Chủ tịch Công ty TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng - Phạm Quang Quỳnh cho biết: Nhờ chủ động chuẩn bị các giải pháp tiêu thoát nước, phương tiện, thiết bị và nhân lực nên trong mùa mưa bão năm 2020 vừa qua khi xảy ra các trận mưa dưới 50mm tại Hải Phòng không có điểm úng ngập. Với các trận mưa lớn, lượng mưa trên 50mm đến 100mm, xảy ra khi triều cường, mưa trong thời gian ngắn tại Hải Phòng còn tồn tại một số điểm ngập lụt như khu vực đường Tô Hiệu, Đình Đông, Bốt Tròn, Văn Cao và một số khu dân cư, xóm ngõ khác. Tuy nhiên, nhờ áp dụng nhiều giải pháp khác nhau nên trong năm 2020 tình trạng ngập lụt trên địa bàn thành phố đã được cải thiện rõ rệt, chiều sâu ngập lụt và thời gian ngập lụt tại các điểm nóng giảm thiểu đáng kể từ 30-50% so với trước đây.

Trong thời gian tới, khi các dự án về thoát nước trên địa bàn thành phố được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Cùng với đó là sự quan tâm của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các sở ban ngành khác để đầu tư thêm nữa các Dự án về thoát nước và xử lý nước thải thì việc tiêu thoát nước của thành phố sẽ ngày càng tốt hơn nữa.

Trong những năm gần đây, tại Hồ Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên bị ngập lụt khi có mưa lớn hoặc nước thủy triều dâng. Tại Hải Phòng hiện vẫn chưa bị ngập lụt nặng khi có mưa lớn và thủy triều dâng, nhưng có xu hướng ngày càng gia tăng.

Nỗ lực cao nhất của lãnh đạo, người lao động công ty TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng vì một Hải Phòng xanh sạch hiện đại, không ngập lụt.

Nguyên nhân gây lụt tại thành phố Hải Phòng

1. Hải Phòng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu, nhiệt độ và lương mưa trung bình năm của Hải Phòng trong những năm gần đây luôn có sự biến đổi thất thường. Những trận mưa lớn (trên 150mm) có tần suất 10 năm/ lần xảy ra thường xuyên hơn (trong 1 năm có từ 1-2 trận thậm chí là nhiều hơn); Các cơn bão xuất hiện bất thường, vào tháng 10, tháng 11 vẫn xuất hiện những cơn bão lớn đổ bộ vào Hải Phòng.; Mực nước triều có lúc đạt cực đại tới 4,5m.

Để đối phó với mưa lớn và thủy triều dâng cần phải có nhiều mương hồ điều hòa để trữ nước và các trạm bơm cưỡng bức. Hiện tại Hải Phòng có khoảng 87,75 ha hồ điều hòa;73,4 km kênh mương các loại và 02 trạm bơm thoát nước mưa, 17 trạm bơm nước thải. Với khối lượng hệ thống mương hồ và trạm bơm thoát nước như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước của thành phố, đặc biệt tại khu vực 4 quận nội thành - nơi đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh.

Theo tính toán của các chuyên gia về thoát nước, riêng 4 quận nội thành trong thời gian tới cần phải xây mới thêm 262 ha hồ điều hòa và 14km kênh mương các loại; thêm 05 trạm bơm nước mưa và 18 trạm bơm nước thải. Để xây mới 262 ha hồ điều hòa trong đô thị tại thời điểm này là bất khả thi do quỹ đất trong đô thị còn rất hạn chế, việc giải phóng mặt bằng để xây dựng hồ điều hòa đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn và gặp rất nhiều khó khăn.

2. Đô thị hóa nhanh gây gập lụt gia tăng:

Nếu năm 2001 dân số đô thị là 708.670 người thì đến năm 2012 là 847.900 người và dự kiến đến năm 2025 là 2.100.000 người. Mật độ dân số cao gây áp lực lớn, dẫn đến nhu cầu về nhà ở, điều kiện hạ tầng kỹ thuật đô thị tăng cao. Nhiều ao, hồ, mương và các khu đất nông nghiệp bị san  lấp để phục vụ cho nhu cầu nhà ở.

Bên cạnh việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu tái định cư cũng đã ra đời với quy mô hàng nghìn ha đất. Nếu năm 2000 diện tích đất ở và đất chuyên dụng trong thành phố chiếm khoảng 18,12% thì đến năm 2013 con số này chiếm tới  trên 50% trên tổng diện tích đất tự nhiên trong đô thị. Như vậy, đô thị hóa đã gia tăng một cách đáng kể diện tích đất xây dựng.

Trước đây khi quy mô đô thị còn nhỏ, với hệ thống diện tích bề mặt thấm nước tương đối lớn: sông ngòi nhiều và hệ thống ao, hồ, mương rạch chưa bị thu hẹp nên khả năng tiêu thoát nước của thành phố là khá tốt. Khi có mưa to gặp lúc triều cường nước được lưu chứa trong các mương hồ, kênh rạch; khi thủy triều xuống nước được thoát ra sông.

Nhưng quá trình đô thị hóa đã làm cho ao hồ, kênh mương bị san lấp, đất đai bị bê tông hóa, đường nhựa hóa làm gia tăng bề mặt không thấm nước trong thành phố, làm cho quá trình tự thấm nước trong đô thị giảm, gây nên hiện tượng gia tăng các dòng chảy mặt trong đô thị và nước không có nơi để chứa.

Với tình trạng trên, thì việc ngập lụt khi có mưa lớn gặp lúc triều cường tại Hải Phòng sẽ ngày càng gia tăng và có xu hướng ngập nặng hơn. Để giải quyết vấn đề này cần phải có quy hoạch tổng thể về hệ thống thoát nước với tầm nhìn dài hạn và sự đầu tư lớn về kinh phí để xây dựng các hồ lớn chứa nước, các đường cống trục chính với kích thước trên D2000. Việc đầu tư xây dựng các công trình thoát nước mới theo quy hoạch tại thời điểm này có thể bị cho là thừa, là lãng phí vì chưa sử dụng hết hiệu quả của công trình. Nhưng về lâu dài khi các đô thị phát triển nhanh nhu cầu về tiêu thoát nước tăng lên thì các công trình trên sẽ phát huy được hiệu quả và cho thấy sự tiết kiệm tối ưu khi không cần phải phá bỏ các đường cống cũ để xây dựng các đường cống mới, không cần phải bỏ quá nhiều chi phí cho việc giải phóng mặt bằng tại các khu dân cư đông đúc để xây dựng các hồ điều hòa.

 Đồng thời, phải có các biện pháp quản lý quy hoạch, tránh tình trạng xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, khu tái định cư tự phát không theo quy hoạch hoặc không đúng quy hoạch.Để thực hiện được điều này cần phải có thực thi quyết liệt của các cấp chính quyền Thành phố, các cơ quan quản lý nhà nước và cả người dân thành phố.

Việc bảo toàn các hệ thống thoát nước và đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước cho tương lai là rất cần thiết, vì " Làm thoát nước là làm cho tương lai, cho 20 năm sau và lâu hơn nữa để tránh 1 đô thị ngập lụt trong tương lai".

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 15:49:35

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Cao Bằng tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động

Theo kế hoạch, trong 3 ngày đầu tháng 4/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động trên địa bàn.
2024-03-27 13:39:07

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 20/3/2024, Công ty cổ phần quảng cáo Hà Thái, công ty TNHH quảng cáo Ngọc Hà là hai thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam do ông Hà Đình Thái, Ủy viên ban chấp hành dẫn đoàn có chuyến viếng thăm, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
2024-03-26 21:16:00

Quốc Oai: Đến bao giờ mới trả lại đất cho thương binh Nguyễn Hữu Minh

Ngày 22/3/2024, Tạp chí điện tử Hoà nhập có nhận được đơn tố cáo của thương binh Nguyễn Hữu Minh thường trú tại: Số 28, ngõ 3, đường Âu Cơ, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội phản ánh việc bị chiếm đoạt, sử dụng đất bất hợp pháp.
2024-03-26 19:23:00
Đang tải...