Việt Nam lần đầu tiên đã vượt Thái Lan về năng lực đổi mới sáng tạo

2016-03-02 10:29:40 0 Bình luận
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết khi ông đề cập tới năng lực sáng tạo của 31 nước.

Cuối năm 2015 liên bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư 27 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. 

Quan tâm tới sản phẩm cuối cùng của nhà khoa học

Thông tư 27 có hiệu lực từ ngày 15/2 được áp dụng vào cuộc sống khiến các nhà khoa học không còn sức ép về hóa đơn, chứng từ khi nhận các công trình nghiên cứu khoa học của mình. Rút ngắn thời gian để đảm bảo ngân sách chủ động hơn cho các nhà khoa học trong việc thực hiện đề tài, công trình.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước sẽ không quan tâm đến chứng từ mà chỉ quan tâm tới sản phẩm cuối cùng của nhà khoa học. Xem nhà khoa học có bàn giao đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng tầm của công trình hay không.

Thông tư 27 đã quy định chế độ khoán chi theo tinh thần đổi mới cơ chế tài chính cho Khoa học và Công nghệ.

Cụ thể, các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ được thực hiện theo hai hình thức khoán: khoán chi từng phần, hoặc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng (thực hiện khoán chi toàn bộ kinh phí thực hiện nhiệm vụ).

Theo Thông tư 27, tùy thuộc vào từng nhiệm vụ, trên cơ sở đánh giá, tư vấn của hội đồng khoa học, cơ quan quản lý sẽ xem xét, xác định hình thức thực hiện khoán chi. 



Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân (Ảnh: Chính phủ.vn)

Để được khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, nhiệm vụ cần thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện: 

- Nhiệm vụ được tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ thuyết minh và đề xuất thực hiện phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; 

- Sản phẩm Khoa học và Công nghệ của nhiệm vụ đã được xác định rõ tên sản phẩm cụ thể; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được; số lượng hoặc quy mô sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng; 

- Nhiệm vụ có tổng dự toán nguồn ngân sách nhà nước đối với các nội dung mua sắm, sửa chữa, đoàn ra chiếm không quá 15% tổng dự toán nguồn ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ và không quá một tỷ đồng; 

- Được Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ xem xét và đề xuất khoán chi đến sản phẩm cuối cùng;

- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuyết minh và dự toán kinh phí.

Các nhiệm vụ không đủ điều kiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thì thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần. 

Kinh phí tiền công lao động trực tiếp cho các cá nhân thực hiện nhiệm vụ thuộc tổ chức chủ trì được chuyển vào quỹ tiền lương, tiền công của tổ chức chủ trì và được chi theo phương án đã được thủ trưởng tổ chức chủ trì phê duyệt.

Theo quy định tại Thông tư 27, nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ được quyết toán một lần sau khi được hoàn thành và các bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng theo phương thức quyết toán tổng hợp các nội dung được khoán chi và các nội dung không được khoán chi.

Việt Nam vượt Thái Lan về năng lực sáng tạo

Trong khi đó, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, quy mô của đề tài hiện nay đã không còn hạn chế ở mức 2,5 tỷ đồng, vấn đề tầm quan trọng của đề tài đến đâu, quy mô đến đâu thì ngân sách nhà nước đáp ứng đến đó. 

“Vấn đề này đã được lãnh đạo Bộ Tài chính rất ủng hộ, làm sao để có được những đề tài chất lượng, không cần nhiều, để có được sản phẩm cuối cùng” Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết.

Chia sẻ thêm, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, mặc dù đất nước còn nghèo, còn khó khăn nhưng những người làm khoa học trong nước không hề yếu kém như nhiều người vẫn nói.

Theo báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Quân, năm 2015 khoa học công nghệ Việt Nam xếp thứ 52 thế giới về năng lực đổi mới sáng tạo, đứng thứ 3 trong Asean, chỉ sau Singapore và Malaysia, lần đầu tiên chúng ta vượt qua Thái Lan về năng lực đổi mới sáng tạo. 

Trong 31 quốc gia có thu nhập thấp như Việt Nam (từ 2.000 USD-4.000USD/người), Việt Nam đứng thứ 30 về GDP và đứng thứ 2 về năng lực đổi mới sáng tạo. 

“Đây là tín hiệu để thấy được những người làm khoa học Việt Nam đã nỗ lực rất lớn, vượt qua chính mình, mặc dù đầu tư còn ít, trình độ phát triển còn thấp nhưng khoa học công nghệ đã có thứ hạng” Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.

Theo đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Quân, muốn phát triển hơn nữa trong vòng 5 năm tới chúng ta cần có các Viện nghiên cứu, các trường đại học hàng đầu, có những doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu. Muốn làm được thì cơ chế chính sách phải tháo gỡ được.

“Rõ ràng kinh tế yếu kém thì không thể ưu đã với những người làm khoa học được, nhưng phải tập trung một nhóm những nhà khoa học hàng đầu. Những người nào được nhà nước giao việc, người nào có sản phẩm đóng góp cho xã hội thì phải được hưởng ưu đãi” Bộ trưởng Quân nêu quan điểm.

Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Thông tư 27) có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2016, thay thế Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 4/10/2006 của liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án Khoa học và Công nghệ (Thông tư 93)./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải mã nỏ thần Cổ Loa: Góc nhìn mới từ khảo cổ và khoa học quân sự

Truyền thuyết dân gian Việt Nam từ bao đời nay vẫn kể về nỏ thần – một vũ khí kỳ diệu do thần Kim Quy ban tặng, có thể bắn một phát tiêu diệt vạn quân xâm lược. Thời gian qua, những phát hiện khảo cổ học kết hợp với các phân tích lý luận từ vật lý và kỹ thuật quân sự hiện đại đang mở ra một hướng tiếp cận mới: nỏ thần có thể là vũ khí có thật, phản ánh trình độ tổ chức và tư duy quân sự đặc biệt của người Việt cổ.
2025-07-06 21:00:00

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2025-07-06 15:28:43

HNM TP.Huế tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và sơ kết 05 năm thực hiện chương trình trợ giúp NKT giai đoạn 2021-2030

Hướng đến kỷ niệm 78 năm ngày TBLS (27/7/1947-27/7/2025), 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc Khánh 2/9, ngày 3/7/2025, Hội người mù (HNM) thành phố Huế đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động hội 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 và sơ kết 05 năm thực hiện chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030.
2025-07-06 15:06:13

Công an Quảng Trị dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Hướng tới dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/71947 – 27/7/2025), Công an Quảng Trị tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng Trị và Bến thả hoa bờ nam sông Thạch Hãn.
2025-07-04 17:37:57

Vũ Phi Hổ vị quan thanh liêm

Trước khi bỏ cấp huyện, thành phố Hạ Long đầu tư 29 tỷ đồng, xây dựng con đường 4 làn xe lòng đường rộng 26m, dài 500m nối đường QL279 với đền thờ “Anh nghị Đại vương” Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ tại xã Lê Lợi.
2025-07-04 10:26:00

Quy định mới về giá bán, thuê mua nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
2025-07-04 09:19:13
Đang tải...