An Giang: Những giải pháp tổ chức lại sản xuất ngành nông nghiệp

2022-08-18 07:43:20 0 Bình luận
An Giang là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã sớm chú trọng triển khai các mô hình liên kết chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương. Trong đó, vai trò của hợp tác xã (HTX) trong liên kết chuỗi giá trị được phát huy, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện phát triển từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp bền vững.

Liên kết chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực

Tính đến cuối năm 2021, An Giang có 192 HTX nông nghiệp, trong đó có 6 HTX thủy sản, 2 HTX chăn nuôi, còn lại là HTX trong lĩnh vực trồng trọt với 13.100 thành viên và 2 liên hiệp HTX nông nghiệp. Nhiều HTX tham gia liên kết theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: lúa - nếp, rau màu, cây ăn trái, thủy sản, gia súc, gia cầm.

Về quy mô, năm 2021, diện tích lúa thực hiện liên kết và tiêu thụ đạt khoảng 65.307ha/632.800ha, hoa màu khoảng 7.000ha/49.200ha và cây ăn trái là trên 500ha; sản phẩm thủy sản các loại như cá tra, lươn, ếch, cá lóc hơn 1.594ha. Đồng thời, liên kết sản xuất và tiêu thụ hơn 1,8 triệu con gia súc và gia cầm, trong đó có 32.800 con lợn, khoảng 480.000 con vịt và hơn 1,3 triệu con gà.

                                                Đóng gói quả xoài xuất khẩu. Ảnh Trọng Triết

Tham gia liên kết vụ Đông Xuân năm 2020-2021 có 28 doanh nghiệp đã thực hiện liên kết thông qua 47 HTX nông nghiệp và 237 tổ hợp tác (THT) với diện tích 26.721ha, trong đó, Tập đoàn Lộc Trời đã triển khai thông qua 32 HTX nông nghiệp và 178 THT với diện tích 20.999ha. Vụ Hè Thu năm 2021: có 29 doanh nghiệp tham gia thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, nếp thông qua các HTX, THT và các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh với diện tích 27.842ha, Tập Đoàn Lộc Trời đã triển khai thông qua 23 HTX nông nghiệp và 99 THT với diện tích 21.265ha. Các mô hình liên kết của Tập đoàn Lộc Trời gồm: Mô hình LT123 là 108ha, mô hình truyền thống 11.157ha và mô hình tiêu thụ (liên kết đối tác) 10.000ha. Vụ Thu Đông 2021: có 24 doanh nghiệp có kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh, diện tích là 51.000ha, Tập đoàn Lộc Trời có nhu cầu liên kết và thu mua với diện tích là 46.806ha, gồm các mô hình sau: Mô hình LT123 là 3.778ha, mô hình bao tiêu truyền thống 3.028ha và mô hình tiêu thụ (liên kết đối tác) 40.000ha.

Đầu năm 2021, Liên hiệp HTX Thoại Sơn hình thành, với mô hình LT123 (Lộc Trời 123), nông dân được bao tiêu đầu vào, đầu ra, lợi nhuận. Liên hiệp HTX Thoại Sơn cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, thu mua lúa... cùng vận hành hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Tập đoàn Lộc Trời cung ứng giống lúa, vật tư, kỹ thuật, tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng của thị trường. Mới đây, Công ty TNHH dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời (LTF - thành viên Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời) ký kết tổ chức sản xuất 2 triệu tấn lúa với Liên hiệp HTX Thoại Sơn và trao tặng HTX 123 máy nông nghiệp (gồm: 63 máy gặt đập liên hợp, 36 máy cày, 14 máy cộ lúa, 10 máy cuộn rơm) với tổng trị giá hơn 100 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc liên kết tiêu thụ trong các năm qua: Công ty Angimex-Kitoku, Tập Đoàn Lộc Trời, Công ty Tấn Vương, Công ty Antesco, Công ty Chánh Thu, Tập đoàn Sao Mai, Công ty Vĩnh Hoàn. Nhiều doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư lâu dài tại địa phương: Tập Đoàn Sunrice, Tập đoàn Tân Long, Tập đoàn TH, Tập đoàn Tiran, Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Cá tra Việt Úc, Công ty TNHH MTV Nuôi trồng Thủy sản Nam Việt Bình Phú, Công ty Trung Thạnh, Công ty Vương Đình, Công ty cổ phần XNK Ngọc Quang Phát, Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Nam Thắng.

Nhiều HTX, như HTX sản xuất nông nghiệp và dịch vụ du lịch Châu Thành, HTX thương mại-dịch vụ-du lịch nông nghiệp An Giang, HTX GAP Cù Lao Giêng, HTX nông nghiệp Tây Bình, HTX thương mại-dịch vụ-du lịch nông nghiệp Khánh Hòa... đã phát huy lợi thế chủ động về nhân lực, về quan hệ thị trường để giúp các thành viên và nông dân địa phương thu hoạch, vận chuyển nông sản; chủ động kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân giúp nông dân tiêu thụ nông sản.

Để liên kết sản phẩm nông nghiệp với doanh nghiệp đi vào chiều sâu, tỉnh An Giang tập trung xây dựng và nâng cao vai trò của HTX trong xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; tập trung đa dạng các hình thức liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp, HTX và nông dân. Trong kế hoạch phát triển HTX và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp năm 2020, UBND tỉnh có kế hoạch “Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia thành lập mới các HTX gắn với việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại địa phương và trở thành HTX điển hình trong việc gắn kết với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời thành lập mới 50 HTX gắn với tiêu thụ nông sản, phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời:” và “Tập trung xây dựng và nâng cao vai trò của HTX, các tổ hợp tác trong xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp”. Đến nay, trên địa bản tỉnh An Giang đã hình thành nhiều HTX kiểu mới và phát triển theo hướng tăng cường liên kết với doanh nghiệp. Thực hiện chủ trương, kế hoạch của tỉnh, Tập đoàn Lộc Trời đã kết hợp cùng các sở, ngành của tỉnh và UBND các xã tổ chức vận động nông dân cùng hợp tác để thành lập mới 24 HTX nông nghiệp trong vùng nguyên liệu của tập đoàn. Tập đoàn Lộc Trời đã cử nhân sự tham gia ban lãnh đạo của các HTX để phụ trách hoạt động kinh doanh, cử đội ngũ “ba cùng” (cùng ăn - cùng ở - cùng làm) phối hợp với hội đồng quản trị HTX hướng dẫn thành viên HTX về kỹ thuật, quy trình canh tác theo hướng hiện đại, khoa học. Tập đoàn Tân Long tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ với tổ chức đại diện nông dân (HTX, THT) trên địa bàn tỉnh An Giang trong năm 2022 là 12 nghìn ha và đến năm 2025 đạt 50 nghìn ha; ngoài diện tích liên kết, Tập đoàn Tân Long tổ chức tiêu thụ sản lượng lúa ổn định cho nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang khoảng 100 nghìn tấn/vụ.

Thực tiễn liên kết chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực ở An Giang bao gồm các hoạt động theo thứ tự với sự tham gia của nhiều chủ thể, tác nhân và tại mỗi hoạt động giá trị của sản phẩm được tăng lên. Hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động của chuỗi là các tác nhân như các cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, liên minh HTX... Vai trò của HTX trong liên kết chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực ở An Giang được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, là chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các HTX đã tổ chức được các dịch vụ đầu vào, đầu ra của kinh tế hộ nông dân, tập trung sản xuất tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống xã hội, liên kết hợp tác giữa những người lao động và các tổ chức, nhà khoa học, doanh nghiệp, hình thành vùng nguyên liệu lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ hai, là chủ thể tham gia chuỗi giá trị, các HTX giúp nông dân yên tâm sản xuất, giảm chi phỉ đầu vào, hạn chế được tình trạng được mùa, mất giá; đồng thời chủ động về nguồn hàng, mở rộng quy mô sản xuất, mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên. Các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu, thị trường ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tạo tiền đề để hình thành các nguồn cung ứng nông sản lớn, mang tính hàng hóa cao, chất lượng được nâng lên thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản.

Thứ ba, trong chuỗi giá trị, tại hoạt động mà HTX tham gia thực hiện, HTX có vai trò là tạo ra giá trị gia tăng, làm tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường cạnh tranh.

Thứ tư, tham gia liên kết chuỗi giá trị, HTX là phương thức sản xuất tốt nhất để thực hiện vai trò liên kết giữa 5 nhà: Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp, Nhà nông, Nhà ngân hàng và là “mắt xích” quan trọng trong phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao... đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.

Gặt lúa bằng máy trên cánh đồng huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh Trọng Triết

Giải pháp trong liên kết chuỗi giá trị

Vai trò của HTX trong liên kết chuỗi giá trị chỉ được phát huy khi nó phải có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường; được phát triển trong môi trường, điều kiện thuận lợi.

Một là, nâng cao sức mạnh, năng lực, uy tín, để HTX phát triển trở thành trung tâm tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực, phát huy lợi thế sinh thái của từng địa phương

Hai là, tăng cường xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư, hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.

Ba là, đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản.

Bốn là, tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển HTX

Năm là, có cơ chế, chính sách huy động nguồn lực hỗ trợ HTX phát triển, hỗ trợ chuỗi liên kết giá trị.

Sáu là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, vai trò của các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội đối với phát triển HTX, liên kết chuỗi giá trị.

Tóm lại, mô hình chuỗi giá trị ở An Giang được xác định là giải pháp trọng tâm trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, HTX là một chủ thể không thể thiếu trong liên kết chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực của tỉnh, góp phần giải quyết tốt vấn đề sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp bền vững. Để phát huy vai trò của HTX trong liên kết chuỗi giá trị, những năm tới cần tập trung vào việc tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy HTX phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết có hiệu quả, hướng tới liên kết chuỗi giá trị toàn cầu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...