Khơi tăng nguồn lực thu hút kiều hối

2022-05-04 08:51:17 0 Bình luận
Việc thu hút nguồn kiều hối thời gian qua gửi về Việt Nam là một trong những nguồn lực tài chính đã và đang đóng góp quan trọng trong việc phát triển đất nước. Nguồn kiều hối gửi về nước phụ thuộc khá lớn vào chính sách tiền tệ và chính sách tài chính, trong đó có vai trò không nhỏ của ngành Ngân hàng.

Ấn tượng dòng kiều hối

Kiều hối được gửi về Việt Nam từ những năm 1980, chủ yếu là tiền gửi của người Việt định cư ở các nước Mỹ, Canada, Úc và Pháp… Nhưng từ năm 1990, kiều hối bao gồm cả tiền gửi của chuyên gia, lao động xuất khẩu và người đi học tập ở nước ngoài gửi về.

Dòng kiều hối ở nước ngoài vào Việt Nam trong suốt hai thập kỷ qua đã không ngừng tăng. Giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng kiều hối khá cao nhưng số tiền không nhiều (cao nhất 6,3 tỉ USD/bình quân năm giai đoạn 2006 - 2010).

Giai đoạn 2011 – 2020, kiều hối tăng trưởng bình quân gần 7% (nếu trừ năm 2016 giảm thì bình quân các năm tăng trên 10%) nhưng quy mô lại tăng nhanh lên gần 15 tỉ USD (bình quân năm giai đoạn 2016 – 2020).

                                    Lượng kiều hối đã tăng gần như liên tục qua các năm; chỉ bị ngắt quảng (giảm xuống) trong 3 năm là năm 1997 (do khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á), năm 2009 (do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới) và năm 2016 (ảnh hưởng bởi chính sách ủng hộ nền kinh tế trong nước và chính sách nâng giá trị đồng USD của nước Mỹ đã khiến kiều hối về Việt Nam chậm lại).

Đáng chú ý lượng kiều hối vào Việt Nam đạt con số rất ấn tượng. Năm 2012 Việt Nam xếp thứ 7; năm 2013 lọt vào top 10 quốc gia có dòng kiều hối lớn nhất, với con số 11 tỉ USD; năm 2020 và 2021 mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng dòng kiều hối vẫn tăng.

Những đóng góp của nguồn kiều hối cho phát triển kinh tế đất nước là rất quan trọng. Nguồn kiều hối chiếm tỉ trọng lớn trong các nguồn vốn từ bên ngoài vào Việt Nam. Có những thời kỳ, kiều hối còn tăng vượt so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Còn so với nguồn vốn ODA thì kiều hối vào Việt Nam luôn có giá trị lớn hơn và ổn định hơn. Trong 20 năm qua, kiều hối có giá trị bằng gần 80% nguồn vốn FDI và gấp 1,7 lần nguồn vốn ODA được giải ngân.

Đặc biệt, kiều hối còn đóng góp tạo nguồn ngoại tệ rất quan trọng cho các ngân hàng, giúp giảm áp lực, cân đối được nguồn vốn cho vay ngoại tệ, nhất là dịp cuối năm. Ngoài ra, lượng kiều hối giúp ổn định tỉ giá hối đoái. Nếu ngoại tệ khan hiếm, đồng Việt Nam mất giá, tỉ giá của VND đối với ngoại tệ sẽ lên cao và làm tăng lạm phát.

Dữ liệu thống kê cho thấy, lượng kiều hối bình quân thời kỳ 2001 – 2020 bằng 29% dự trữ ngoại tệ quốc gia. Có những thời kỳ, tỉ lệ này lên đến 43% (2011 – 2015), 69% (năm 2011).

Đáng chú ý lượng kiều hối đóng góp cho tăng trưởng GDP, nâng cao đời sống người lao động. Số liệu thống kê cho thấy, trong suốt thời kỳ 2001 – 2021, tổng lượng kiều hối bình quân chiếm khoảng 5,57% GDP (có những năm như 2008, 2010 tỉ lệ này hơn 7% GDP).

Trong những năm gần đây, với mức bình quân 15 tỉ USD kiều hối chuyển về mỗi năm và chiếm tỉ trọng không nhỏ trong GDP của Việt Nam đã góp phần cải thiện thu nhập bình quân đầu người.

Kiều hối hỗ trợ cán cân thanh toán quốc gia, cân bằng cán cân thương mại. Việc cán cân thương mại đã được cải thiện mạnh trong 5 năm trở lại đây nên tổng giai đoạn 2006 – 2020 chỉ thâm hụt 32,4 tỉ USD. Điều này một phần nhờ vào thặng dư về cán cân thương mại và phần lớn hơn nhờ thặng dư về tài khoản chuyển nhượng vãng lai, trong đó có kiều hối chuyển về Việt Nam. Chưa kể lượng tiền chuyển về  không qua kênh chính thức, kiều hối đã bù đắp cho thiếu hụt ngoại tệ và làm lành mạnh hơn cán cân thanh toán quốc tế.

Bên cạnh đó, kiều hối còn đóng góp cho sự gia tăng tiết kiệm của quốc gia và sự phát triển của thị trường tài chính.

Ngân hàng trong thu hút kiều hối       

Trong kết quả ấn tượng về thu hút lượng kiều hối phải kể đến 4 nguyên nhân khiến kiều hối tăng đó là:

Thứ nhất, kết quả của chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam tốt hơn như lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế khá cao, dự trữ ngoại hối nhà nước gia tăng. Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi theo hướng quản lý ngoại hối chặt chẽ, giảm tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế, tiến tới xóa bỏ việc sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán… đã tạo điều kiện giữ ổn định tỉ giá, tạo lập niềm tin để cho bà con Việt kiều gửi tiền về nước.

Thứ hai, chính sách thu hút kiều hối của ngành Ngân hàng không chỉ hấp dẫn mà còn khiến bà con tin tưởng hơn khi chuyển tiền về.

Thứ ba, các giải pháp mở rộng mạng lưới chuyển tiền và chi trả kiều hối được thực hiện qua các kênh hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế, bưu điện… tạo thuận lợi cho hoạt động gửi tiền về nước của người Việt Nam ở nước ngoài. Số lượng các đơn vị chi trả kiều hối tăng cao với hơn 20 công ty và hàng chục ngân hàng thương mại.

Thứ tư, nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn đã xuất hiện trong hơn hai thập kỷ trở lại đây, đặc biệt là trong những thời kỳ bùng nổ của thị trường bất động sản và chứng khoán.

Như vậy, kiều hối chảy mạnh vào nước ta trong những năm qua phụ thuộc khá lớn vào chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Trong ngành Ngân hàng giữ vai trò chủ lực với nhiều chính sách, giải pháp để thu hút dòng tiền này.

                                      Khơi tăng thu hút kiều hối

Để tiếp tục khơi tăng nguồn kiều hối gửi về nước các ngành chức năng cần tăng cường giải pháp sau:

Một là, cần tiếp tục thực thi các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững.

Hai là, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, như giao thông, điện, nước, viễn thông, cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh chính quyền số, hoàn thiện các quy định trong hoạt động đầu tư.

Ba là, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành các chính sách vĩ mô (chính sách tiền tệ, tỉ giá, dự trữ ngoại hối, lãi suất, tín dụng, thanh toán…) để đảm bảo hoạt động tài chính ngân hàng an toàn, hiệu quả.      

 

 

 

Tình hình thu hút kiều hối ở Việt Nam

 

 

 

 

 

 

Năm

2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2021

Cộng

Kiều hối (tỉ USD)

2,73

31,5

55,7

74,7

18,1

177,81

Kiều hối bình quân (BQ) năm

0,546

6,3

11,14

14,94

 

 

Tốc độ tăng BQ %

 

1153%

176%

134%

 

 

 

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; WB

 

 

Tình hình kiều hối, dự trữ ngoại tệ, GDP ở Việt Nam

 

 

 

 

Năm

2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Cộng

 

 

Kiều hối (tỉ USD)

2,73

31,5

55,7

74,7

165,31

 

 

Dự trữ ngoại tệ (DTNT)

27,5

82,7

129,6

329,8

569,6

 

 

GDP

339,98

484

900,3

1259,88

2984,16

 

 

Tỉ lệ kiều hối/DTNT

9,90%

38%

42,97%

22,65%

29%

 

 

Tỉ lệ kiều hối/GDP

0,80%

6,50%

6,18%

5,90%

5,70%

 

 

Nguồn: IMF; WB; Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; NHNN

 

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận hơn 60 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

18/9, Quân khu 7 và các doanh nghiệp đã đến trao tặng kinh phí, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, tổng số tiền 2 tỷ đồng. Tính đến nay, UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận kinh phí ủng hộ khoảng hơn 60 tỷ đồng.
2024-09-19 10:31:19
Đang tải...