Nghị lực sống của chàng trai cao 1,2m, nặng 35kg

2022-09-19 08:00:00 0 Bình luận
Mặc dù trong cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người khuyết tật đã nỗ lực vươn lên, khẳng định mình trước nghịch cảnh, có nhiều đóng góp cho xã hội, góp phần khơi dậy niềm tin, tinh thần vượt khó vươn lên cho những người cùng cảnh ngộ.

Theo baotintuc.vn đăng tải, anh Phan Quang Thái (sinh năm 1991, ở thôn Diên Niên, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh) được mọi người gọi với biệt danh “nấm lùn” vì chỉ cao 1m2, nặng 35kg. Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, không may bị nhiễm chất độc da cam từ cha nên mang trong mình căn bệnh đùn cột sống, khớp xương.

Anh Phan Quang Thái lập nghiệp bằng cách chăn nuôi gà, bò, trâu. Ảnh: baotintuc.vn

Cơ thể không lành lặn như những người khác, trong suốt chặng đường 12 năm đi học, Thái luôn nỗ lực vươn lên, nhiều năm liền là học sinh khá. Do chiều cao khiêm tốn và thường xuyên bị nhức mỏi, sau khi hoàn thành chương trình Trung học Phổ thông, anh không thể tiếp tục con đường học vấn cao hơn. “Không phải tôi không muốn học cao hơn để tìm cho mình một việc làm ổn định. Nhưng như vậy, không có nghĩa là mình trở thành người không có việc làm, không có ích cho xã hội. Nhận thấy mình không thể làm những việc nặng, tôi chọn chăn nuôi để lập nghiệp”, anh Thái cho biết.

Bước đầu khởi nghiệp, Thái đã tu sửa chuồng trại sẵn có của gia đình để nuôi 100 con gà thịt. Nhằm tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, anh tận dụng nguồn thức ăn là rau, chuối cây trong vườn nhà. Đàn gà sinh trưởng phát triển tốt. Sau hơn 3 tháng thả nuôi, anh đã xuất bán lứa đầu tiên. Anh Thái cho hay, lứa gà đầu tiên nuôi thử để lấy kinh nghiệm, nên không có lãi mà chỉ có tiền để trả tiền đầu tư ban đầu cho ba mẹ. Từ thành công này, anh có động lực để tiếp tục mô hình.

Sau đó, anh Thái tiếp tục đầu tư nuôi bò sinh sản. Nhờ chăm sóc kỹ, chỉ 18 tháng sau, bò đã đẻ lứa đầu tiên. Đến nay, anh đã bán được 3 con bò, thu về hơn 90 triệu đồng. Anh còn nuôi thêm hai con trâu để tăng thêm thu nhập. Ông Phan Quang Trung, ba của Thái chia sẻ, cơ thể của Thái không phát triển bình thường như các bạn và thường xuyên đau ốm. Mặc dù vậy, lúc nhỏ, Thái luôn cố gắng học tập, sau đó nỗ lực chăn nuôi để kiếm tiền cho bản thân và gia đình khiến vợ chồng tôi rất vui.

Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, Thái còn là hạt nhân tiêu biểu trong các phong trào của Đoàn ở địa phương. Dù sức khỏe, ngoại hình hạn chế nhưng trong các phong trào tình nguyện, hoạt động Đoàn, hội của xã, huyện, anh đều góp mặt. Chị Nguyễn Lê Kim Ánh, Bí thư Đoàn xã Tịnh Sơn cho hay: Anh Thái rất cố gắng làm kinh tế, mang lại thu nhập cho gia đình. Thân hình không hoàn hảo nhưng anh rất nhiệt tình trong các phong trào tình nguyện. Do đó mỗi lúc di chuyển xa, Đoàn Thanh niên xã luôn bố trí người chở anh Thái đi cùng. Thân hình tí hon nhưng giọng ca, sự hoạt bát của anh Thái luôn làm mọi người mến phục.

Chị Trần Thị Hiền bên bức tranh đầu tiên sau 3 tháng học vẽ. Ảnh: báo CAND

Theo báo CAND, câu chuyện chị Trần Thị Hiền (1982), trú xóm Thuận Đông, xã Thuận Sơn, H. Đô Lương (Nghệ An) khiến không ít người nghe càng cảm phục nghị lực vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để mang lại giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. 

Chị Hiền là con gái thứ 2 trong gia đình nông dân nghèo có 3 anh, chị em. Thuở bé, Hiền có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn, cũng cắp sách tới trường như bao bạn cùng trang lứa khác. Học hết lớp 7, Hiền trải qua một trận cảm hàn nặng, sau đó bị biến chứng sang viêm đa khớp, chân tay co quắp, gia đình mới đưa đi Bệnh viện huyện điều trị. Sau 1 tháng điều trị không có kết quả, Hiền được chuyển xuống Bệnh viện tỉnh điều trị thêm 2 tháng.

“Quá trình nằm viện tỉnh, trong nhà có gì đáng giá, chúng tôi đều đem bán hết nhưng bệnh của Hiền ngày càng nặng, người teo tóp, quắt queo không còn sức sống. Hiền được chuyển ra Hà Nội điều trị, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chúng tôi đưa về nhà. Hồi đó, ai đến thăm cũng nói “không còn hy vọng nữa đâu” và khuyên gia đình chuẩn bị lo hậu sự. May mắn lúc đó, có một người bà con biết được đã gửi về cho 1 hộp sâm ngậm, Hiền mới hồi tỉnh dần và có hy vọng sống. Dù kinh tế gia đình kiệt quệ do phải chạy vạy khắp nơi tìm thuốc chữa bệnh cho con, nhưng vợ chồng tôi vẫn cố ráng hết sức. Hễ ai mách có thuốc chữa ở đâu là chồng tôi lại lao đi lấy về cho con uống” – bà Chu Thị Cúc, mẹ chị Hiền kể lại.

Sau 2 năm trời nỗ lực tập luyện, bệnh tình Hiền chỉ tiến triển hơn một chút. Hiền đành phải nghỉ học, đành chấp nhận trở thành người mang khiếm khuyết, không thể tự đứng trên đôi chân của mình mà phải nhờ đến sự trợ giúp của nạng gỗ, xe lăn. Mỗi khi trái gió trở trời, toàn thân Hiền lại đau nhức. Gần như mọi sinh hoạt cá nhân chị phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân.

“Cảm giác không tự làm được việc gì, đặc biệt là sinh hoạt cá nhân nó khó chịu lắm. Tôi thấy mình đã trở thành gánh nặng cho bố mẹ, trong khi bố mẹ càng ngày càng già yếu, bệnh tật. Đã có lúc tôi chán nản, muốn buông xuôi tất cả nhưng niềm đam mê vẽ đã thôi thúc tôi đứng dậy. Tôi thích vẽ từ nhỏ nhưng do bệnh tật nên không có điều kiện học hành, cứ rảnh rỗi lại lôi tờ lịch ra vẽ rồi dán khắp nhà. Trong một lần tình cờ lên mạng thấy một lớp học vẽ online, tôi rất thích nên vào nhắn tin, trình bày hoàn cảnh gia đình, rồi bạo dạn xin thầy cho được… học nợ”- chị chia sẻ.

Chị Hiền chăm chỉ luyện vẽ mỗi ngày. Ảnh: báo CAND

Cảm phục nghị lực của người học trò tật nguyền đam mê học vẽ, thầy giáo Nguyễn Văn Huy đã tặng cho chị Hiền khóa học vẽ 6 tháng với mức học phí hơn 3 triệu đồng. Nhận được tin vui này, chị Hiền vô cùng sung sướng, có thêm động lực đeo đuổi đam mê của mình. “Học online nhưng tôi được thầy giúp đỡ rất nhiệt tình, bạn cùng lớp cũng cho giấy bút gửi về tận nhà. Qua các video hướng dẫn thầy gửi, tôi bập bõm vẽ theo. Càng vẽ càng thích thú, ngày vẽ, đêm vẽ quên cả mệt mỏi. Khi chụp hình bức tranh đầu tiên đăng vào nhóm lớp, mọi người cười ồ lên vì nét vẽ quá non nớt. Lúc đó, thầy lại động viên tôi rằng, mình có khiếm khuyết phải cố gắng hơn các bạn nhiều lần. Trong 2 tháng đầu, vẽ một bức cũng không xong, tôi sửa đi sửa lại đến nát cả tranh. Đã có lúc thấy nản chí, muốn bỏ cuộc nhưng được mọi người an ủi, tôi lại cố. Đến tháng thứ 3, tôi hoàn thành bức tranh đầu tiên, đăng lên nhóm lớp, thầy giáo đã rất ngạc nhiên, trầm trồ: “Nếu không nhìn chữ ký của tác giả dưới tranh thì thầy không phân biệt đâu là tranh gốc, đâu là tranh trò vẽ”. Rồi thầy tuyên bố: “Thầy cho em nhận vẽ tranh thuê giá rẻ” – chị Hiền kể lại.

Học vẽ thành công đã tiếp cho người con gái tật nguyền ấy có thêm nghị lực sống. Những ngày đầu, chị đã được người thân, bạn bè ủng hộ đặt vẽ tranh. “Tiếng lành đồn xa”, khi những bức tranh mẫu được đăng lên mạng, nhiều người thích thú đặt vẽ. Mỗi bức tranh, chị Hiền chỉ lấy một khoản chi phí nhỏ để trang trải tiền giấy bút và thỏa mãn ước mơ được vẽ của mình.

“Thường một bức tranh chân dung khổ A4 mất khoảng 2-3 ngày mới hoàn thành, còn tranh A3, A2 thì nhiều ngày hơn. Mới đây, tôi nhận vẽ một bức tranh A2 cho khách nhưng sau khi hoàn thành thì bị khách “bom” tranh không nhận. Tôi rất buồn vì đã mất 1 tuần lễ miệt mài vẽ mới xong. Nhưng bù lại, khi thấy khách hàng nhận tranh khen đẹp là tôi lại có thêm động lực để yêu nghề, gắn bó với nghề hơn” – chị Hiền tâm sự thêm. Đặc biệt hơn cả, từ tình cảm và sự tôn kính của bản thân đối với lãnh tụ, nên đối với khách có nhu cầu đặt tranh vẽ về lãnh tụ Bác Hồ hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp,... chị đều vẽ tặng chứ không bán. Mới đây, có một vị khách đặt vẽ tranh Bác Hồ, dù chị nói tặng nhưng vị khách này cứ nằng nặc đòi ủng hộ chút tiền vì trân quý quá trình lao động nghệ thuật của chị.

Đến nay chị Hiền đã có 3 năm vẽ tranh truyền thần với hơn 100 tác phẩm. Mỗi tác phẩm là một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, miệt mài cùng nghị lực vượt lên bệnh tật. “Khi vẽ, tinh thần phải thoải mái, thực sự yêu nhân vật mới đưa được cảm xúc vào trong tranh. Từ đó nét vẽ mới có hồn, mới sắc sảo được. Bây giờ tôi chỉ ao ước nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách để kiếm được một khoản tiền trang trải thuốc thang, chi tiêu của bản thân. Xa hơn nữa là muốn mua chiếc xe lăn điện để có thể tự di chuyển mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ”- chị Hiền ao ước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Điều quý giá nhất trong quan hệ Việt – Nga

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, niềm tin chính là điều quan trọng, quý giá nhất trong quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga.
2024-09-22 12:21:11

Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

Ngày 20/9, đại diện Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng và Công ty Unicorn Ultra đã đến thăm hỏi và tặng quà cho đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
2024-09-22 10:00:00

Quảng Ninh: Tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 - Xây dựng Đề án khôi phục tái thiết lại tỉnh sau bão

Sáng 21/9, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện và 177 điểm cầu cấp xã. Trước khi diễn ra hội nghị, các đại biểu đã thành kính dành một phút mặc niệm các nạn nhân bị thiệt mạng do cơn bão số 3.
2024-09-21 20:09:05

Thành phố Hạ Long: Trên 1,5 vạn phụ nữ thành phố chung tay khắc phục hậu quả do bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, chung tay dọn dẹp vệ sinh môi trường, các công trình thiết yếu, đường giao thông công cộng và khu các dân cư, các bãi biển để sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ và đón khách du lịch. Ban Thường vụ Hội LHPN Thành phố Hạ Long phát động “Chương trình ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (YAGI)”
2024-09-21 19:55:35

Cô học trò nhỏ vùng cao đạt ước mơ ĐH sư phạm với trung bình hơn 9 điểm

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua, ba môn thi khối C của em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đạt 27,5 điểm (Lịch sử 8,75 điểm, Địa lý 9,5 điểm và Ngữ văn 9,25 điểm). Nguyệt đã trúng tuyển vào Khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
2024-09-21 10:05:00

Bộ đội biên phòng Quảng Bình đang bám sát các địa bàn phòng, chống bão lũ

Bộ đội biên phòng tỉnh luôn chú trọng triển khai hiệu quả công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Với tinh thần người lính mang quân hàm xanh đồng hành cùng nhân dân vượt qua những thời điểm nguy nan nhất, điểm tựa vững chắc của đồng bào trong thiên tai.
2024-09-21 10:00:00
Đang tải...