Nữ giám đốc nằm xe lăn đào tạo nghề thủ công, tạo thu nhập cho người cùng cảnh
Nguyễn Thị Thu Thương (SN 1983), ngụ tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Với cộng đồng người khuyết tật, có lẽ không ít người đã từng biết đến chị. Sinh ra trong gia đình 4 anh chị em, mọi người đều khoẻ mạnh bình thường, song chỉ mỗi chị Thương mắc bệnh xương thuỷ tinh.
Các học viên của chị Thương (Ảnh Báo LĐO)
Bước sang độ tuổi 20, không muốn lãng phí khoảnh khắc đẹp đẽ, sống dựa vào người khác nên chị quyết tâm học nghề. Vốn có niềm đam mê với đồ handmade, đặc biệt là tranh giấy được nhen nhóm từ đó.
Với tác phẩm đầu tay vào năm 2004, chị Thu bán được 27 nghì đồng, tạo động lực để chị hoàn thành các sản phẩm tiếp theo.
Sản phẩm handmade tại trung tâm của chị Thương (Ảnh: Báo LĐO)
Sau 10 năm làm nghề, được chút vốn liếng, chị Thương quyết định mở trung tâm dạy nghề. Năm 2014, Trung tâm Dạy nghề và đào tạo việc làm cho người khuyết tật chính thức được thành lập ngay tại nhà chị. Thời gian đầu, trung tâm đã có 13 học viên đến từ nhiều vùng miền trên cả nước. Họ về đây như về chính mái ấm gia đình, nơi họ sẽ làm việc và có thu nhập như một người bình thường.
Nữ giám đốc xương thuỷ tinh- Nguyễn Thị Thu Thương
Với phương châm “Dù mình bị khiếm khuyết nhưng sản phẩm của mình luôn hoàn hảo”, các sản phẩm do chị Thương và các bạn trong Trung tâm không chỉ được khách hàng trong nước ủng hộ mà còn được xuất ra nước ngoài, tới các thị trường lớn như Pháp, Đức, Mỹ…
Tính đến nay, đã có không ít bạn khuyết tật được chị đào tạo nghề và một số bạn đã về quê mở được tiệm nhỏ hoặc nhận việc về nhà làm. 12 bạn khuyết tật, chạy thận đang làm việc cùng chị là 12 số phận khác nhau. Điểm chung giữa họ là nghị lực vươn lên, khát khao lao động và ước mơ về một ngày mai tươi sáng hơn.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.