TP.HCM họp mặt Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ

2023-07-22 12:45:00 0 Bình luận
“TP Hồ Chí Minh tổ chức Kỷ niệm ngày Thương binh – Liệt sĩ, không chỉ để tưởng nhớ, nhắc những công ơn của những người con ưu tú trên mọi miền tổ quốc. Các anh hùng đã hy sinh xương máu, một phần thân thể tại mảnh đất này để góp phần viết nên một thiên hùng ca bất hữu về Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định và Tổ quốc Việt Nam...” – ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh chia sẻ.

Sáng 22/7, Ủy ban MTTQVN TP Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023). Cùng tham dự có ông Nguyễn Văn Nên – Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, bà Trần Kim Yến – Chủ tịch MTTQVN TP Hồ Chí Minh, ông Dương Anh Đức – Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cùng đại diện lãnh đạo Thành ủy, quận ủy Bình Tân và 81 thương binh, người thân các bệnh binh.

Ngày 17/7/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thư gửi Mặt trận Việt Nam với nội dung: “Mặt trận cần chọn một ngày trong năm làm “Ngày thương binh” để nhân dân ta có dịp tỏ lòng biết ơn, yêu mến thương binh”. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Người, ngày 27/7/1949, tại tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Mặt trận Việt Minh đã tổ chức mít tinh trọng thể đón thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Qua 76 năm qua, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã không ngừng phát huy truyền thống “Ăn quả nhớ người trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, chăm sóc ngày càng tốt hơn, chu đáo hơn các thương binh, gia đình liệt sĩ, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng và những người có công với nước.

Ông Nguyễn Văn Nên thăm hỏi, gửi lời động viên tới các thương bệnh binh tham dự buổi họp mặt.

Chia sẻ tại buổi họp mặt, Bà Trần Kim Yến – Chủ tịch MTTQVN TP Hồ Chí Minh thông tin về công tác hỗ trợ, chăm lo cho các thương binh, gia đình chính sách, người có công. Theo đó, trong nhiều năm qua, Mặt trận Thành phố các cấp đã vận động nhiều nguồn lực xã hội phụng dưỡng đến cuối đời cho các Mẹ Việt Nam anh hùng với kinh phí 2 – 5 triệu đồng/mẹ/tháng. Ngoài ra, đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ gia đình chính sách, người có công với cách mạng qua việc xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ dụng cụ sinh kế, trao học bổng khuyến học, hỗ trợ vay vốn cho người thân, con em gia đình thương binh liệt sĩ... Qua các hoạt động, MTTQVN TP Hồ Chí Minh phần nào hỗ trợ các gia đình chính sách, thương binh, người có công với cách mạng cải thiện đời sống, vượt khó khăn, tiếp tục đóng góp cho sự giàu đẹp, triển của Thành phố mang tên Bác Hồ vĩ đại.

Thương binh Trần Ngọc Nam (sinh năm 1964, ngụ Quận 3) là thương binh trở về từ chiến trường Tây Nam. Sau ngày trở về, người thương binh vẫn góp sức mình cho các hoạt động xã hội tại địa phương.

Thương binh Trần Ngọc Nam cho biết: “Năm 1985 mẹ tôi mất, năm 1987 thì ba tôi mất và tôi tham gia nghĩa vụ quân sự, tham chiến đấu. Năm 1988, tôi bị thương tại chiến trường Campuchia và hiện tại là thương binh ¼, mất sức lao động 84%. Trải qua năm tháng chiến đấu, đất nước hòa bình, mặc dù là thương binh nhưng khi trở về tôi vẫn cố gắng đóng góp sức mình từ hoạt động cựu chiến binh, an ninh của địa phương. Đời sống gia đình tôi, thật sự biết ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương. Từ việc nhận trợ cấp 2 triệu đồng/tháng, tiếp nhận xe bán cà phê, tạo phương tiện sinh kế để ổn định đời sống. Mặc dù những vết thương còn đau đớn, nhưng những thương binh chúng tôi vẫn quyết giữ tinh thần của người lính cụ Hồ “tàn nhưng không phế”, vẫn tích cực, đóng góp cho bà con địa phương”.

Tham gia chiến đấu tại Campuchia, không may để lại đôi mắt tại chiến trường và trở thành thương binh ¼ đặc biệt nặng nhưng người thương binh Trần Văn Tản vẫn đầy nghị lực, niềm tin với cuộc sống.

Quân đội Nhân dân Việt Nam giáo dục cho những người lính luôn giữ bản chất anh bộ đội Cụ Hồ. Khi mình bị thương thực hiện lời dạy của Bác Hồ “tàn nhưng không phế”, từ đó tạo động lực cho anh, em thương binh, phải vượt qua khó khăn dù ở nơi nào, cố gắng hòa nhập với cộng đồng. Mặc dù khi trở về địa phương, tôi là thương binh nặng và phải gà trống nuôi con đến hiện tại. Lãnh đạo địa phương các thời kỳ đã tạo điều kiện thành lập một hội đơn vị là những anh em thương binh nặng để giúp đỡ, động viên, phấn đấu ổn định cuộc sống. Năm 1992, tôi may mắn trở thành Chủ tịch Hội Người mù Quận 4 và đã hoạt động hơn 30 năm. Mặc dù đời sống khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng vươn lên, góp sức hỗ trợ cho những anh em thương binh như bản thân mình cùng vực dậy, sống tốt hơn...” - Thương bình Trần Văn Tản chia sẻ.

Bà Lê Hồng Ngọc (quận Phú Nhuận) là người vợ đặc biệt của người Thương binh Nguyễn Hải Quý bị liệt 2 chân, mang thương tật do chiến tranh đến 92% xúc động chia sẻ lại câu chuyện của gia đình.

"Năm 1983, chồng tôi nhập ngũ về Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 165. Trong lần tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia thì chồng tôi và đồng đội bị phục kích, chỉ còn mỗi anh may mắn giữ được mạng sống. Chồng tôi được đồng đội tìm thấy khi bị thương rất nặng, được chẩn đoán bể cột sống đứt tủy, liệt 2 chi dưới, rối loạn cơ trăn, trọng thương nặng cột sống thân sau và bể xương chậu do mìn. Khi được đồng đội vận chuyển về Việt Nam để điều trị thì tôi có đi tìm nhưng anh từ chối gặp vì sợ liên lụy, làm tôi khổ. Khi đó tôi có nói “Anh đi nghĩa vụ, em hứa em sẽ chờ anh về dù như thế nào. Thân thể anh đã hy sinh cho đất nước, cho nhân dân, anh không tiết thì bây giờ có một mình anh, em không hy sinh được hay sao?""- Bà Lê Hồng Ngọc xúc động chia sẻ. 

Bà Lê Hồng Ngọc cho biết thêm, sau 3 lần đại phẩu, 4 lần trung phẫu, 2 lần tiểu phẫu, bác sĩ chẩn đoán chồng mình chỉ sống được thêm 5 năm. Khi đó, bà Ngọc vừa hơn 20 tuổi, đã quyết định rời bỏ công việc giáo viên để lựa chọn việc khác thích hợp hơn, sống và chăm sóc chồng mình. Bằng nghị lực phi thường, hai vợ chồng cùng các cơn đã chung sống đến nay gần 38 năm. 

 

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh chia sẽ: “Mỗi lần TP Hồ Chí Minh tổ chức Kỷ niệm ngày Thương binh – Liệt sĩ, không chỉ để tưởng nhớ, nhắc những công ơn của những người con ưu tú của mọi miền tổ quốc. Các anh hùng đã hy sinh xương máu, một phần thân thể tại mảnh đất này để góp phần viết nên một thiên hùng ca bất hữu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Đình và Tổ quốc Việt Nam”.

Theo ông Nguyễn Văn Nên, Tổ quốc có được hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay nhờ mồ hôi, xương máu, nước mắt của đồng bào. Theo thống kê gần nhất, sau hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, cả nước có hơn 1,1 triệu liệt sĩ; hơn 130.000 bà Mẹ Việt Nam anh hùng; trên 800.000 thương, bệnh binh; gần 130.000 Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân và Anh hùng Lao động; gần 111.000 người tham gia cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tù đài và tra tấn. Đến nay, hơn 200.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt, hơn 300.000 hài cốt liệt sĩ đã được quy tập về nghĩa trang, chưa xác định được danh tính. Ngoài ra còn hơn 4 triệu người dân đã chết, chịu thương tật suốt đời do bom đạn và chiến tranh. Nhắc lại những con số trên, để ghi nhớ cái giá của hòa bình, độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân là vô cùng lớn lao, không có thể đong đo đếm được.

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh nhìn nhận, trong những năm qua, Thành phố đã triển khai tích cực các chương trình đền ơn đáp nghĩa, trở thành hành động sống của mỗi người dân. Thông qua các hoạt động thiết thực, việc làm tự nguyện, trách nhiệm, đầy nghĩa tình. Hiện tại, TP Hồ Chí Minh có trên 38.500 người có công với đất nước, trong diện chính sách nhận hỗ trợ hàng tháng của nhà nước, được các cơ quan ban ngành, xã hội hỗ trợ chăm sóc, phụng dưỡng thường xuyên.

Theo ông Nguyễn Văn Nên, phải thừa nhận rằng những bù đắp của Thành phố cho các thương binh, liệt sĩ và những người có công không sao bằng được những gì mà họ đã cống hiến cho nhân dân, và cho đất nước. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố luôn tin tưởng các đồng chí thương binh, gia đình liệt sĩ có công với nước, luôn luôn cảm thông và tiếp tục nỗ lực phấn đấu vượt qua thử thách trong cuộc sống.

Bà Trần Kim Yến cùng các lãnh đạo TP Hồ Chí Minh động viên, trao quà đến các thương bệnh binh. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...