Hai câu chuyện không thể nào quên

2019-02-15 15:13:56 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Những câu chuyện về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới chống quân xâm lược 40 năm trước, từ cao điểm 1509 (Thanh Thủy - Hà Giang) đến Pò Hèn (Móng Cái, Quảng Ninh) cứ nối dài..., song trong số đó có 2 câu chuyện mà các chiến sĩ năm xưa không thể nào quên.
Đó là câu chuyện kể về Liệt sĩ (LS) Nguyễn Viết Ninh (quê Phú Thọ) và LS. Bùi Văn Lượng với LS. Hoàng Thị Hồng Chiêm (Móng Cái - Quảng Ninh).
 

Cờ Tổ quốc bay trên Đài hương 468, phía xa xa là cao điểm 1509


Chuyện thứ nhất: “Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử”

 

Theo ông Vàng Văn Xuyên (CCB Trung đoàn 824), người thứ 3 trông coi Đài hương 468 kể lại: Đây là câu nói nổi tiếng của LS. Nguyễn Viết Ninh (đã từng là Trung đội trưởng, quê Phú Thọ, tham gia chiến đấu ở Thanh Thủy – Hà Giang). Câu nói này đã được anh khắc vào báng súng. Trong khi chiến đấu, anh bị thương hai lần, cấp trên đẩy anh lại phía sau nhưng anh kiên quyết trụ lại, đến lần thứ ba bị thương nặng quá nên hy sinh...

Ông Xuyên, người trông Đài hương, lâu nay trở thành “hướng dẫn viên” mỗi dịp có khách lên thăm viếng. Ông nói: Ở Thanh Thủy, những địa danh như ngã ba cửa tử, đồi thịt băm... vẫn còn là ký ức bi hùng của quân và dân ta chống kẻ xâm lược. Từ các điểm cao, quân Trung Quốc bắn phá không ngừng nghỉ, đá núi nóng quá, nở thành vôi, cây cối còn tan nát hết. Ngày xưa khu vực này bị bắn tan hoang hết, không còn một cái gì cả. “Nghĩ đến bây giờ mới sợ chứ còn hồi đó thì đi không biết sợ là gì. Đi để trả thù cho đồng đội. Việc đi là cứ đi thôi”, ông Xuyên nói.

Ký ức của người CCB thuộc Trung đoàn 824 năm xưa vẫn in hằn từng giờ, từng phút của những trận đánh phản công lấy lại các cao điểm 1509 và 772. Ông Xuyên nhớ, ngày 2/4/1984, khoảng 9 rưỡi sáng, trời quang mây tạnh, quân đoàn 14 của Trung Quốc bắn loạt đạn đầu tiên rồi kéo dài khoảng 26 ngày, làm hầm hào, công sự của bộ đội ta hỏng hết, cây cối tan hoang, mặt trận mìn phục kích cũng bị bắn tung hết. Đến khoảng 5h kém 15 ngày 28/4, quân Trung Quốc “gọi” một lữ đoàn pháo của Quân đoàn 14 cách khoảng chục cây bắn vào cao điểm 1509 và 772. Nó bắn khoảng 5 – 10 phút, bộ đội nghe tiếng nổ chạy ra thì nó đã đến giao thông hào rồi. Ở 1509, bộ đội ta nổ súng từ 5h kém, đẩy lùi được nó. Đến 15h chiều thì đánh giáp lá cà, mình dồn nó xuống cao điểm 1100. Ở cao điểm 772, bộ đội ta đẩy lùi được 9 đợt tấn công của nó...


Đài tưởng niệm Pò Hèn 


Đến khoảng đầu tháng 5/1984, Sư đoàn 316, 356 chi viện và tiếp nhận mặt trận này. “Ngày 12/7, 4h sáng mình nổ súng, thông tin liên lạc vẫn thông suốt. Bộc phá lớn nổ, đặc công đánh, cả khu vực rực lửa hết.. Quân Trung Quốc làm nhiễu sóng hết, không liên lạc được. Đến 8 – 9h sáng, Sư đoàn 356 truyền lệnh rút thì chẳng còn được bao nhiêu, hy sinh 592 đồng chí. Thịt xương hòa vào với đất. Sư đoàn 316 cũng hy sinh cả trăm người... chưa kể các đơn vị khác, lính công binh, xung lực. Cả ngày không ngớt một tiếng súng. Cả khu này mù mịt hết”, ông Xuyên nói...

Ngoài cán bộ, chiến sĩ, còn cả những người làm nhiệm vụ vận tải. Họ vác súng đạn vào trận địa, quay ra thì khiêng thương binh, tử sĩ, 10 người vào thì trở ra được 7 – 8. Hỏa lực rất ác liệt, chỉ nghe tiếng nổ đinh tai nhức óc dọc đường biên. Đêm xuống, chiến sự tạm ngưng, đất ở trên vùng bắn phá xốp đến mắt cá chân. “Rất đau xót. Bộ đội ta nhiều người hy sinh”, ông Xuyên nói.

Chuyện thứ hai: Lễ ăn hỏi cho 2 liệt sĩ đã hy sinh từ mùa xuân năm 1979

Từ đầu năm 1997, ông Hoàng Như Lý bắt đầu hành trình tìm lại từng phần mộ của đồng đội. Quá trình kiếm tìm ấy đã giúp ông nắm rõ đồng đội ông đang yên nghỉ ở đâu.

Ông chia sẻ, “giờ chỉ canh cánh trong lòng về phần mộ của LS. Nguyễn Văn Hiện, quê ở Đức Chính, Đông Triều chưa tìm thấy và phần mộ LS. Nguyễn Thế Nam tuy đã được đặt tại nghĩa trang nhưng lại mang tên Nguyễn Thị Nam; tôi và gia đình vẫn chưa hoàn tất được thủ tục đổi lại tên".

Không chỉ kiếm tìm phần mộ đồng đội, ông cùng bạn bè còn chung tay đặt tấm bia đá ghi tên 45 LS tại Đài tưởng niệm Pò Hèn. Ngoài ra ông còn cất công tìm kiếm, xác định rồi lặng lẽ đặt bia đá tưởng niệm tại từng nơi đồng đội đã nằm xuống.

Theo Lịch sử của Đồn Biên Phòng Pò Hèn ghi lại, LS. Hoàng Thị Hồng Chiêm vốn là cán bộ thương nghiệp. Ngày 17/2/1979, quân Trung Quốc dùng chiến thuật biển người ồ ạt tấn công Đồn Công an nhân dân vũ trang 209 và chiếm được vị trí Đồi Quế, thuộc vùng biên giới Pò Hèn. LS. Hoàng Thị Hồng Chiêm không chịu lùi về tuyến sau mà ở lại sát cánh cùng người yêu và các chiến sĩ trong Đồn Pò Hèn tham gia chiến đấu.

Tại đây, Hồng Chiêm không chỉ chăm sóc, sơ cứu, băng bó cho các chiến sĩ bị thương mà còn sát cánh cùng các chiến sĩ trong đồn chống trả lại quân địch đến hơi thở cuối cùng.

Năm 1979, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã truy tặng Huy chương Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc cho liệt sĩ Hồng Chiêm và tên của chị đã được ghi vào trang sử truyền thống của Đoàn thanh niên.


Tượng LS. Hoàng Thị Hồng Chiêm được đặt tại sân trường Bình Ngọc 


Theo lời kể của ông Hoàng Như Lý, Hồng Chiêm là một cô gái đẹp người, đẹp nết, có khí chất mạnh mẽ. Những ngày làm cán bộ thương nghiệp tại Pò Hèn, Hồng Chiêm đã gặp gỡ và yêu anh Bùi Văn Lượng, một chiến sĩ của Đồn Pò Hèn. Khi đồn bị kẻ địch bao vây, Hồng Chiêm kiên quyết không chịu lùi về tuyến sau mà lựa chọn ở lại sát cánh chiến đấu cùng người yêu. Cả chị và anh Lượng đã cùng hy sinh trong trận chiến ấy...

Tượng LS. Hoàng Thị Hồng Chiêm được đặt tại sân trường Bình Ngọc. Năm 2017, tình cờ biết được mong mỏi của gia đình hai bên về việc tác thành cho chị Hoàng Thị Hồng Chiêm và anh Bùi Văn Lượng, một phóng viên của đài địa phương cùng ông Lý đã nảy ra ý tưởng tổ chức lễ ăn hỏi cho hai liệt sĩ.

Sau khi kết nối và được gia đình hai bên đồng ý, ngày 6/8/2017, lễ ăn hỏi chưa từng có đã được tổ chức. Khoảnh khắc đoàn nhà trai mang sính lễ đến hỏi cưới cô gái Hồng Chiêm ở xã Bình Ngọc, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, tất cả những người có mặt đều rơi nước mắt.

Ông Lý kể, đoàn nhà trai khi đó có anh trai của LS. Bùi Văn Lượng cùng họ hàng, ông Lý và một đồng đội còn sống sót trong trận chiến năm ấy, xuất phát từ Hòn Gai, TP. Hạ Long, mang theo sính lễ đầy đủ.

“Lễ ăn hỏi diễn ra ngay tại ngôi nhà tình nghĩa do địa phương xây dựng để em trai Hồng Chiêm lo việc thờ cúng Hồng Chiêm. Buổi lễ rất trang trọng, ấm cúng, có cả bạn bè Hồng Chiêm cùng rất đông họ hàng, hàng xóm đến dự. Mọi người ai cũng xúc động đến trào nước mắt”, ông Lý nhớ lại.

Chia tay nhau, những CCB năm xưa lại hẹn nhau ngày 17/2 năm sau (2018), tất cả sẽ lại gặp nhau tại đỉnh Pò Hèn, nơi khí thiêng đã trở nên bất tử suốt 40 năm qua, sẽ ôn lại tình đồng đội, sẽ kể cho nhau những gì đã làm được và sẽ còn phải làm.../.

Năm 2017, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giới thiệu và phát hành bộ sách Lịch sử Việt Nam (15 tập) từ thời khởi thủy của Việt Nam đến năm 2000, trong đó, đáng chú ý, tại tập 14, từ trang 351 - 359 có viết về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979. Sách viết: 5h sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực; 2.559 khẩu pháo, 500 xe tăng và xe thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lai Châu 10 - 15km, vào Cao Bằng 40 - 50km. Quân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...