Xây dựng Thành phố thông minh: Có nên sửa đổi luật?

2019-10-07 16:30:58 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Dự án Thành phố thông minh vừa được khởi công tại Đông Anh (Hà Nội), tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng đặt ra câu hỏi nên quản lý thế nào với loại hình đô thị này và có nên sửa đổi Luật?

Siêu dự án hơn 4 tỷ USD

Dự án Thành phố Thông minh có tổng diện tích 272ha với tổng mức đầu tư gần 4,2 tỷ USD và sẽ được phát triển trong năm giai đoạn, trong đó, giai đoạn đầu sẽ được liên doanh giữa Sumitomo Corporation (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG phát triển trên diện tích 72ha và tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD.

Dự kiến công trình siêu quy mô này sẽ hoàn thành vào năm 2028. Dự án nằm trên địa phận ba xã là Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ của huyện Đông Anh, bên trái đường Võ Nguyên Giáp theo hướng cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài.


Siêu dự án thành phố thông minh hơn 4 tỉ USD sắp xây dựng tại Đông Anh


Toà tháp Tài chính dự kiến xây dựng tại dự án Thành phố Thông minh sẽ trở thành toà tháp cao nhất Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, Landmark 81 là toà tháp cao nhất nước với chiều cao 461 mét; trong khi Landmark 72 là toà tháp cao nhất Hà Nội với chiều cao 336 mét.

Chủ đầu tư cho biết, dự án Thành phố Thông minh được phát triển dựa trên ý tưởng "Rồng đón ngọc" với điểm nhấn là toà tháp tài chính 108 tầng sẽ góp phần đưa Hà Nội trở thành thủ đô hiện đại bậc nhất Đông Nam Á và sánh ngang với các thủ đô của các nước phát triển trên thế giới.

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án Thành phố Thông minh do BRG và đối tác Nhật Bản phát triển là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Hà Nội và là một trong những dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Dự án sẽ có sáu tính năng thông minh, bao gồm năng lượng thông minh, giao thông thông minh, quản trị thông minh, học tập thông minh, kinh tế thông minh và đời sống thông minh.

Theo đó, năng lượng tái tạo sẽ được ưu tiên sử dụng cùng với việc tối ưu hóa sử dụng năng lượng thông qua tích hợp hệ thống quản lý tòa nhà, căn hộ với hệ thống trung tâm. Tuyến phố có không gian chung sẽ được thiết lập cùng với hệ thống giao thông công cộng thông minh, giảm bớt việc sử dụng phương tiện cá nhân. Hệ thống lớp học thông minh sẽ kết nối giáo viên từ các nước trên thế giới giảng dạy qua các lớp ảo trên Internet, giúp tối đa hóa trải nghiệm cá nhân.

Các chuyên gia nói gì?

Theo một số chuyên gia, khái niệm Thành phố thông minh (TPTM) xuất hiện từ cuối những năm 1990 và có nhiều sự thay đổi, tiến hóa theo thời gian và Việt Nam cũng đi khá sát theo sự phát triển đó về nhận thức. Thời gian đầu, TPTM thường được hiểu là đưa hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý, vận hành đô thị. Đến giữa những năm 2000, việc xây dựng TPTM đặt vai trò của “hạ tầng mềm” (xã hội, nguồn lực con người, sự tham gia của người dân/ doanh nghiệp) lên trên vai trò CNTT. Từ 2010 đến nay, TPTM là sự kết hợp giữa hạ tầng cứng (công nghệ CNTT và các tiến bộ công nghệ) và hạ tầng phần mềm, hướng đến việc cung cấp một cách bền vững cuộc sống chất lượng cao cho cư dân và dịch vụ/ môi trường kinh doanh chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho người dân và doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, căn cứ vào điều kiện và yêu cầu cụ thể, các địa phương nên lựa chọn những lĩnh vực thiết yếu cần ưu tiên triển khai khi xây dựng đô thị thông minh, tránh việc rập khuôn, đầu tư dàn trải, tràn lan, phải gắn kết, không được tách rời việc xây dựng đô thị thông minh với phát triển chính quyền điện tử.

Trên cả nước hiện đã có gần 30 địa phương ký kết biên bản hợp tác với các đối tác là các tập đoàn công nghệ viễn thông lớn như VNPT, Viettel để xây dựng Đề án đô thị thông minh, trong đó nhiều địa phương đã phê duyệt và tổ chức thực hiện như: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, huyện Phú Quốc.

Bộ Xây dựng được Chính phủ giao làm đầu mối quốc gia về thành phố thông minh, là đại diện quốc gia của Việt Nam tham gia Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN (ASCN), đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, từ góc độ cơ chế - thể chế: những kế hoạch về đầu tư và tài chính để xây dựng thành phố thông minh cần minh bạch. Thành phố thông minh không chỉ đơn thuần là thành phố áp dụng công nghệ thông tin mà nó phải có sự liên kết với hệ thống hạ tầng đô thị, trong sự phát triển đô thị chung của cả nước theo hướng khoa học, bền vững…

Hiện công tác quy hoạch ở nhiều địa phương vẫn còn là bí mật, chưa công khai khiến nhiều hạng mục của dự án đô thị còn mập mờ ảnh hưởng đến chất lượng sống của cư dân và chưa đảm bảo tốt an sinh xã hội. Đã đến lúc, khái niệm TPTM cần được luật hóa để thực hiện dự án được công khai, minh bạch, mọi tầng lớp nhân dân được tham gia ý kiến vào công tác lập quy hoạch, có vậy dự án khi đi vào hoạt động mới đáp ứng được tốt hơn mọi nhu cầu của người dân.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48
Đang tải...