Bỏ chạy khỏi ngân hàng vì sếp trọng dụng con cháu, áp lực khủng khiếp

2016-08-22 14:50:25 0 Bình luận
Môi trường trọng dụng "con cháu", "quan hệ gửi gắm", áp lực doanh số khủng khiếp, những vụ án phanh phui liên quan cho vay ngày càng nhiều, nhưng nhiều khi vẫn phải nhắm mắt làm liều để đạt chỉ tiêu... khiến nhiều sếp và nhân viên tín dụng bật bãi.
Từng giữ chức Phó phòng của một Chi nhánh ngân hàng lớn ở Hà Nội nhưng nhiều người cũng bất ngờ khi anh Hà quyết định xin nghỉ việc.
 
Anh Hà cho biết, với lương Phó phòng tại một chi nhánh ngân hàng, thu nhập của anh tầm 20 triệu đồng/tháng nhưng anh quyết nghỉ việc, chuyển ra làm kinh doanh vật liệu xây dựng với mức lương hiện tại chỉ hơn 10 triệu đồng/tháng.
 
“Nếu hỏi tôi có yêu ngân hàng không thì chắc chắn là có, có yêu nghề không chắc chắn có, nhưng môi trường làm việc khiến tôi không muốn tiếp tục, áp lực và rủi ro vì thế nếu ai nghĩ làm ngân hàng là sướng thì không hẳn vậy, ngành ngân hàng không còn là thiên đường”, anh Hà tâm sự.
 
Theo anh, công việc ngân hàng rất áp lực, mệt mỏi, căng thẳng, thời gian dành cho gia đình không có.
 
“Gần 10 năm làm ngân hàng tôi hầu như không biết đến ngày nghỉ lễ là gì. Có năm nghỉ Tết dương nhưng 23h30 đêm chúng tôi mới rời khỏi văn phòng”.
 
Cũng theo anh, nỗi lo khủng khiếp của nhân viên ngân hàng chính là áp lực về chỉ tiêu, doanh số: “Ví dụ chỉ tiêu năm 2015, doanh số cho vay chỉ 100 tỉ nhưng sang 2016 là tăng lên gấp 3 lần, lương không tăng nhưng chỉ tiêu tăng. Ngân hàng trả lương theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh nên nếu ai không đáp ứng được thì lương không đảm bảo”.
 
Chính vì chỉ tiêu cao nên có trường hợp nhân viên phải liều lách quy trình để cho vay, tăng trưởng nguồn vốn nhằm đạt chỉ tiêu.
 
“Rất khó để cân bằng giữa thực hiện đúng quy định và thực hiện chỉ tiêu. Nếu làm đúng quy định sẽ rất khó để có khách hàng đáp ứng đủ điều kiện. Nếu không chấp nhận rủi ro thì rất khó đạt được chỉ tiêu. Ngành tín dụng rất nguy hiểm, những vụ án liên quan đến cho vay được phanh phui ngày càng nhiều nên ai làm trong lĩnh vực này đều hiểu, bút sa gà chết”, anh Hà tâm sự.
 
Bên cạnh đó, theo anh trong môi trường làm việc trọng dụng "con ông cháu cha" rất phổ biến cũng là điều khiến anh quyết định từ bỏ ngân hàng để chuyển sang kinh doanh vì mình phải cố gắng gấp 5 gấp 10 những đồng nghiệp "hàng gửi" thì mới có cơ hội thăng tiến.
 
“Từ vị trí khá nhiều người mơ ước, tôi chuyển ra ngoài làm kinh doanh tự do, hằng ngày phải xuống nhà máy, tiếp xúc với công nhân, bụi bẩn… khởi đầu cũng nhiều khó khăn nhưng thấy cuộc sống thoải mái hơn nhiều”, anh Hà chia sẻ.
 
Làm việc gần 7 năm tại một ngân hàng top đầu nhưng chị Vi vẫn quyết định xin nghỉ việc cách đây gần một tháng.
 
Chị tâm sự: “Học hành cố gắng để thi được vào đây, chưa bao giờ tôi có suy nghĩ sẽ có ngày nghỉ việc nhưng đúng là công việc quá áp lực, mệt mỏi”.
 
Chị Vi cho biết, nhiều người vẫn nghĩ làm ngân hàng là sướng, lương cao, ăn mặc đẹp, ngồi phòng lạnh, điều hòa nhưng chỉ “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.


Nhìn báo cáo thấy lương bình quân của nhân viên ngân hàng chị mang tiếng toàn 24- 26 triệu đồng/tháng nhưng ít ai biết số tiền đấy được tính bằng cách chia đều cho tất cả các cán bộ nhân viên, gánh thêm cả lương khủng của lãnh đạo. Các lãnh đạo như Giám Đốc chi nhánh, Phó Giám đốc chi nhánh lương có thể tới trăm triệu/tháng, còn nhân viên như chị chỉ khoảng 11-12 triệu đồng/tháng.
 
Do chị làm ở bộ phận kinh doanh nên mức lương khá hơn các phòng khác, thực tế bộ phận hỗ trợ chỉ dưới 10 triệu đồng, như giao dịch viên có mức lương chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng. Ngoài lương hàng tháng, nhân viên như chị có thể được quyết toán theo quý, năm nhưng số tiền đó không đáng là bao.
 
Đặc biệt nhân viên ngân hàng chịu rất nhiều áp lực, trước hết là giờ giấc làm việc. Công việc khiến chị không còn thời gian dành cho gia đình. Sáng nào cũng phải có mặt ở ngân hàng trước 8h sáng, 8h tối mới về đến nhà nên hôm nào cũng 9h tối mới ngồi được vào bàn ăn cơm.
 
“Từ khi có con nhỏ đến nay, tôi chưa cho con ăn được một bữa tử tế vì về quá muộn nên tất cả đều phải nhờ ông bà”, chị kể.
 
Mặc dù có con nhỏ nhưng chị chỉ được ưu tiên đến muộn một chút vào buổi sáng, hay nhà có công việc cũng không thể xin nghỉ, thậm chí ốm cũng phải “lết” để đi làm.
 
Làm việc tại một ngân hàng thương mại cổ phần chi nhánh Thanh Xuân (Hà Nội), anh Long cho biết, là một chuyên viên quan hệ khách hàng với kinh nghiệm hơn 5 năm nhưng mức lương của anh cũng chỉ được 10 triệu đồng/tháng. Anh vừa được tăng  lương cách đây ít tháng, trước đó chỉ được 6- 8 triệu đồng/tháng. Với mức lương này, phải sống khá chật vật ở Hà Nội khi nhà cửa mọi thứ vẫn đang đi thuê.
 
Chính vì thế, theo anh không nên nhìn báo cáo để đánh giá thu nhập, công việc của nhân viên ngân hàng. Đằng sau những con số “mức lương trung bình hai mươi mấy triệu” là thực tế hoàn toàn khác. Hơn nữa, làm nhân viên ngân hàng không bao giờ có “khái niệm” làm việc 8 tiếng/ngày, việc về nhà lúc 20- 21h đêm là chuyện diễn ra thường xuyên. Lương thấp nhưng thời gian dành cho công việc nhiều, áp lực với chỉ tiêu, doanh số và chưa kể cả những rủi ro luôn rình rập.
 
Ngoài chuyện lương, áp lực thời gian, áp lực chỉ tiêu, KPI thì chị Vi cho rằng, có rất nhiều bất cập về chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc khiến nhiều nhân viên muốn từ bỏ nghề.
 
Chị Vi tâm sự: “Nghề ngân hàng rất bạc, nếu làm quan hệ khách hàng, có thể 5 năm, 10 năm là nhân viên xuất sắc liên tục, đến năm thứ 11 nảy ra nợ quá hạn 100 triệu thôi, so với dư nợ giải ngân là một con số rất nhỏ nhưng coi như mình bị vết, mất hết và phải cố gắng làm lại từ đầu”.
 
Hoặc cả năm làm rất tốt nhưng cuối năm có thể khách hàng không hiểu ý, người nọ người kia phản ánh, dù không đúng nhưng họ cũng không cho mình cơ hội để giải thích, trình bày. Tất cả những điều trên khiến nhân viên như chị đều nản lòng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.
2024-05-08 18:23:59

Quảng Ninh: Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

Thừa uỷ quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Cô Tô vừa tổ chức trao thưởng đột xuất: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân có hành động dũng cảm, cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.
2024-05-08 13:33:39

Vẻ đẹp say lòng khách quốc tế của Bãi Kem Phú Quốc

Nằm lười trên bãi cát trắng mịn của Bãi Kem, để được vỗ về bởi nắng và gió biển nồng nàn và xoa dịu bằng những thanh âm rì rào của sóng vỗ, tán dừa vi vút, bất kỳ du khách nào cũng chung một suy nghĩ: “Thiên đường có lẽ chỉ đến thế mà thôi”.
2024-05-08 11:24:00

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, hội viên trẻ

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 đã đề ra, được sự giúp đỡ của Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp vì người mù Sao Mai, sáng ngày 6/5/2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc HNM tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khóa tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức tin học cho 15 cán bộ, hội viên trẻ trên địa bàn.
2024-05-08 10:31:36

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26
Đang tải...