Cho doanh nghiệp vay không lãi suất trả lương lao động: Câu chuyện dài và khó

2021-06-18 13:00:00 0 Bình luận
Trước những tác động tiêu cực, kéo dài của dịch COVID-19, doanh nghiệp Việt Nam dù ở quy mô nào, lĩnh vực gì cũng đều phải đối diện với nhiều áp lực và khó khăn.

Doanh nghiệp mong đợi chủ trương cho vay không lãi suất trả lương cho lao động

Trước những tác động tiêu cực và kéo dài của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp Việt Nam dù ở bất kỳ quy mô nào, hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gì cũng đều phải đối diện với áp lực của thị trường tiêu thụ, với thách thức về việc thiếu hụt nguyên nhiên liệu đầu vào và gia tăng chi phí các dịch vụ kèm theo…

Đồng thời, gánh nặng về chi trả thù lao, lương bổng cho người lao động đang dồn ép hầu hết các doanh nghiệp vào thế khó. Trước thực trạng này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất Chính phủ phê duyệt chủ trương cho doanh nghiệp vay không có tài sản bảo đảm với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19...

Báo cáo từ bộ này cho hay, quý I/2021, dịch COVID-19 đã làm 540.000 người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập; 19,9% lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và 19% lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng… Theo các chuyên gia kinh tế, đây không chỉ là nỗi lo lắng, là niềm trăn trở mà chắc chắn còn là gánh nặng lớn của nền kinh tế và nguy cơ bất ổn với đời sống xã hội.

Đồng tình với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, bà Lê Thị Hương Giang, Tổng Giám đốc, Công ty cổ phần Thương mại máy tính An Phát cho hay, đợt tái bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 vừa qua không chỉ diễn biến phức tạp, mà có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Mặc dù, doanh số của An Phát vẫn được duy trì, thị trường tiêu thụ ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hầu như không bị ảnh hưởng nhiều song doanh nghiệp vẫn vướng phải một số thách thức như khan hiếm nguồn cung cấp; giá cả và chi phí đầu vào cũng tăng cao; nhất là phí vận chuyển hàng hóa do lệnh giãn cách và tâm lý hạn chế tiếp xúc của khách hàng.

Theo bà Giang, việc triển khai các hoạt động thương mại đặc biệt trở nên khó khăn hơn. Chi phí nhân sự với bộ máy gần 300 người và việc phải thuê thêm các dịch vụ phát sinh trở thành gánh nặng không nhỏ đối với doanh nghiệp. Do đó, nếu đề xuất cho vay không lãi suất và không cần tài sản đảm bảo có tính khả thi cao, chắc chắn sẽ giúp ích cho nhiều doanh nghiệp vượt khó trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, việc hưởng lợi và khi nào chính sách hỗ trợ đến tay doanh nghiệp để phát huy hiệu quả trong thực tiễn lại là một câu chuyện dài và khó. Bà Giang bộc bạch: “Chủ trương hỗ trợ trả lương đã được đề xuất từ năm 2020, nhưng cuối cùng có ai vay được đâu. Ngay như việc hỗ trợ giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu chỉ áp dụng với doanh nghiệp siêu nhỏ thì sẽ khó lan tỏa được tác động tích cực tới toàn nền kinh tế”.

Hiện nay, thay vì trông chờ vào sự hỗ trợ, An Phát đang gồng mình phát huy nội lực để duy trì hoạt động; triển khai liên tục các chương trình khuyến mại giảm giá, tặng quà, kích thích tiêu dùng, gia tăng các tiện ích để thu hút khách hàng và cùng đồng hành với khách hàng vượt khó qua đại dịch. “Doanh số trong 6 tháng đầu năm 2021 có thể đảm bảo, song kế hoạch cả năm cũng sẽ rất khó khăn mới thực hiện được”, bà Giang cho biết.

Chia sẻ về thực tế của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Một Thành viên Minh Dương, đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng nông sản tại tỉnh Nam Định cho hay, cũng như tình hình chung, Minh Dương đang phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Thị trường bị thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút và hầu hết hoạt động xuất nhập khẩu bị đứt chuỗi. Hậu quả là doanh số giảm 50% so với mức trung bình hàng năm.

Tuy nhiên, theo ông Thủy, doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực hết sức để duy trì hoạt động. “Khó khăn ở thị trường nước ngoài thì lại phải tích cực hơn để thúc đẩy cầu trong nước. Doanh nghiệp không thể chùn bước hoặc dừng hoạt động trước nguy cơ dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp như hiện nay và có thể cả ngày mai”, ông Thủy nói.

Bình luận về đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Thủy cho rằng, bất kỳ cơ chế hỗ trợ nào của Nhà nước cũng là điều hữu ích và thiết thực với tình trạng hiện thời của số đông doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế của năm 2020 và nửa đầu năm 2021 cho thấy, việc triển khai và tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước không đơn giản. Nhiều thủ tục gây khó cho doanh nghiệp với nhiều chỉ tiêu và điều kiện áp dụng mang tính “đánh đố” khiến không ít doanh nghiệp chán, nản, thậm chí không còn muốn quan tâm.

Ông Thủy nhấn mạnh, các điều kiện để nhận được hỗ trợ phải nới lỏng và giảm bớt, các thủ tục và quy trình thực hiện phải được đơn giản hóa. Đặc biệt, chủ trương nào cũng cần đảm bảo tính công bằng, dân chủ và đáp ứng mối quan tâm chung của đa số doanh nghiệp.

Đại diện 1 doanh nghiệp chuyên thiết kế và thi công nội thất thuộc địa bàn Hà Nội, ông B.Đ.T cho hay, nhu cầu tư vấn và thiết kế trở nên tối giản trong giai đoạn hiện nay. Đơn vị cũng đang dừng thi công 1 loạt dự án do giá thép tăng chóng mặt, do thiếu hụt vật tư và hàng hóa đặt hàng để hoàn thiện công trình bị chậm chuyển về.

Mặc dù, một số ít dự án vẫn đang triển khai nhưng tiến độ cầm chừng và chờ thay đổi đơn giá với đối tác. Hiện nay, doanh nghiệp đang có hơn 40 quân nội nghiệp cố định và hơn 100 quân cơ học trải đều các công trình, nên sức ép về việc trả lương lao động là rất lớn.

Chủ trương cho vay lãi suất 0% và không cần tài sản đảm bảo để doanh nghiệp trả lương cho người lao động là đúng đắn và cấp thiết. Ông B.Đ.T rất mong sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” sẽ tạo nên sự thấu cảm tới các nhà hoạch định chính sách. "Những việc cần làm phải được làm ngay; đối tượng cần được hỗ trợ cũng không thể chờ đợi lâu hơn…Có như thế, mới thắp sáng niềm tin nơi doanh nghiệp", ông B.Đ.T nhấn mạnh.

* Tít gốc đã được Hòa Nhập thay đổi.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)

Sáng 21/4, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.
2025-04-21 14:38:43

Gieo mầm yêu thương, chắp cánh ước mơ cho trẻ khiếm thị

Hòa chung không khí kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Câu lạc bộ RB đã tổ chức một hoạt động giao lưu - nghệ thuật đặc biệt nhằm tôn vinh nghị lực của trẻ em khiếm thị và lan tỏa thông điệp yêu thương, sẻ chia đến cộng đồng. Sự kiện có sự tham gia của nhiều đại biểu, khách mời đặc biệt cùng sự đồng hành của các nhà tài trợ tâm huyết.
2025-04-21 14:22:58

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.
2025-04-21 09:41:23

Nhà giáo Trần Xuân Trà: Làm thơ là duyên nợ, là niềm vui của nghề dạy học

Là giáo viên dạy Văn, thầy giáo Trần Xuân Trà- Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Trường B, tỉnh Nam Định rất say mê làm thơ. Thơ của thầy Xuân Trà luôn được đồng nghiệp, học trò, người thân yêu thích, chia sẻ nhưng chưa một lần in ấn, xuất bản. Trò chuyện với phóng viên Hòa Nhập, thầy hiệu trưởng cho rằng mình làm thơ là do duyên nợ, niềm vui, phản ánh đúng lòng mình, nhất là khi trải qua những “ngã rẽ” của nghề dạy học.
2025-04-21 08:58:15

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, động viên các khối tham gia diễu binh, diễu hành

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, tặng quà các khối tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại Trường Quân sự Quân khu 7 và công viên bến Bạch Đằng.
2025-04-20 22:43:40

Cụm di tích nhà Mạc tại Hải Phòng đón Bằng xếp hạng ‘Di tích quốc gia đặc biệt’

Cụm di tích Vương triều nhà Mạc (huyện Kiến Thụy) vừa được đón nhận Bằng xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là kinh đô ven biển đầu tiên của nước ta, đã để lại dấu ấn lịch sử tốt đẹp giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVI.
2025-04-20 09:57:15
Đang tải...