Coteccons và “mối quan hệ lạ”
Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons - CTD bắt đầu bứt phá mạnh mẽ kể từ năm 2015 nhờ thị trường bất động sản hồi phục sau quãng thời gian thị trường đóng băng giai đoạn 2012-2014. Tổng giá trị hợp đồng đã ký trong năm 2017 của CTD thấp hơn khoảng 1500 tỷ so với năm 2016, tương đương với 27.500 tỷ đồng.
Do đó, dự kiến doanh thu của CTD sẽ tiếp tục tăng trưởng khi khối lượng hợp đồng xây dựng đã ký để hạch toán cho năm 2018 vẫn còn nhưng tỷ lệ tăng trưởng sẽ không cao như giai đoạn 2015 – 2017.
Mảng doanh thu từ bất động sản cho thuê của CTD chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu của CTD, không đáng kể so với doanh thu xây dựng. Tuy nhiên, CTD đã tăng cường đầu tư lĩnh vực bất động sản khi tăng vốn cho Coteccons từ 26 tỷ lên 1.870 tỷ trong tháng 8 năm 2017 với dự kiến mua lại một phần hoặc toàn bộ 5 dự án tại TP. Hồ Chí Minh.
Hiện tại, chưa có thông tin về các dự án bất động sản của CTD nên chưa nhận định nhiều về khoản đầu tư này. Tuy nhiên, khả năng là CTD mới trong giai đoạn tìm kiếm, đàm phán và chuẩn bị đầu tư các dự án bất động sản.
Ở góc độ nhà phát triển tổng thầu, Contecons là một trong hai nhà thầu lớn nhất trên thị trường xây dựng, bất động sản. Dù là doanh nghiệp vững mạnh, uy tín đối với nhà đầu tư nhưng có lẽ Coneccons vẫn còn tiềm ẩn không ít rủi ro.
Lợi nhuận năm 2017 của Coteccons không đạt kế hoạch mặc dù vẫn giữ mức tăng trưởng. Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng đột biến trong trong năm 2017.
Với những rủi ro nêu trên, nếu CTD quản trị tốt, doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng bền vững của CTD lại âm thầm ẩn chứa những lo ngại do chính ban lãnh đạo công ty tạo ra.
Đại hội cổ đông năm 2018 của CTD vừa tổ chức mới đây cho thấy, ban lãnh đạo công ty đã đồng ý nâng tỷ lệ cổ tức từ 30% lên 50% (thực hiện vào quý III/2018). Đồng thời, ban lãnh đạo tăng doanh thu lên 28.000 tỷ đồng và lợi nhuận lên 1.500 tỷ đồng và đưa ý kiến sáp nhập các công ty con để xem xét. (Tờ trình kế hoạch kinh doanh năm 2018 ban đầu là, kế hoạch 2018 ban điều hành đưa ra doanh số cao hơn 27.200 tỷ đồng nhưng lợi nhuận ở mức 1.400 tỷ đồng, cổ tức 30%).
Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm của không ít cổ đông CTD cũng như nhà đầu tư tỏ ra lo ngại trước việc cổ phiếu CTD sụt giảm giá mạnh. Cụ thể, vừa qua sau quá trình nắm giữ CTD giá 200.000 đồng/CP, không ít cổ đông đã bị thiệt hại khá nặng nề khi cổ phiếu CTD có thời điểm xuống khoảng 130.000 đồng/cổ phiếu.
Khi trao đổi với phóng viên, những cổ đông này chia sẻ rằng tại CTD có thể có câu chuyện cổ đông nội bộ không đồng thuận và có 1 số lãnh đạo lập công ty để lợi dụng thương hiệu CTD nhận việc về làm riêng. Chính bản chất việc này là một phần nguyên nhân gây thiệt hại cho CTD và cổ đông.
CTD bị rút ruột?
Giới đầu tư trên thị trường cho rằng, CTD là bị lạm dụng và chia sẻ thương hiệu Coteccons với công ty Ricons (CTD sở hữu gần 19%), hay Dcons được dư luận cho rằng là công ty do một số nhân sự của CTD tách ra thành lập.
Nhiều nhà đầu tư chia sẻ, tại nhiều dự án, dù CTD không làm tổng thầu, nhưng ông Nguyễn Bá Dương vẫn tham gia khởi công thi công dự án. Hoặc tại một số dự án Dcon hay Ricon thi công, vẫn lấy danh CTD để đi nhận thầu. Ngoài ra, luật không quy định việc tổng thầu phải đấu thầu công khai để chọn đơn vị làm các gói thầu nhỏ. Việc CTD chỉ định đơn vị thi công do lãnh đạo công ty lập ra khiến cổ đông cũng băn khoăn giá không được tối ưu nhất.
CTD vẫn phải đối đầu với những công ty này kể cả trong trường hợp cạnh tranh lành mạnh. Chưa nói đến khả năng Coteccons đang hậu thuẫn cho họ. Do đó, dù thị trường có bất động sản xây dựng có thuận lợi nhưng những công ty như Ricons, Dcons sẽ làm đà tăng trưởng của CTD chậm lại, thậm chí có thể suy giảm.
|
Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh cổ phiếu CTD trong khoảng 3 tháng nay và đã giảm tỷ lệ sở hữu khoảng hơn 5%. Từ vị thế luôn full room ngoại là 49%, tỷ lệ này đã giảm còn khoảng 43% ở thời điểm hiện tại.
Động thái bán tháo cổ phiếu của các nhà đầu tư có liên quan như thế nào đến giá cổ phiếu CTD trượt giảm và thực hư chuyện rút ruột tại CTD có hay không.
Thông tin sẽ được cập nhật tiếp.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.