Công ty BĐS Đất Việt có bán dự án "ma" Thành phố Kim Cương?

2021-01-11 15:30:00 0 Bình luận
Một trong những cách thức khá phổ biến hiện nay được nhiều doanh nghiệp áp dụng là "bán đất cá nhân với danh nghĩa doanh nghiệp". Tiền lại được chuyển thanh toán cho cá nhân. Người mua có nguy cơ nhận trái đắng, thậm chí rủi ro khi mua phải dự án "ma".

LTS: Nhiều lãnh đạo công ty bất động sản bị bắt, khởi tố vì lừa đảo, bán dự án “ma”, nhưng tình trạng này vẫn tăng cả về số lượng lẫn mức độ công khai với nhiều thủ đoạn tinh vi. Bức xúc trước tình trạng dự án “ma” ngày càng bùng phát, tăng cả về số lượng lẫn mức độ công khai, lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc lớn ở TP.HCM cho rằng, để xảy ra tình trạng này một phần do khâu quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương, một phần do thị trường địa ốc rơi vào trạng thái ảm đạm, nguy cơ đóng băng… nhưng việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng khó khăn, thủ tục cấp phép dự án bị siết chặt, dẫn đến nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản. Hoà Nhập sẽ đăng tải một loạt bài viết, trong đó có nhiều cá nhân bị lừa, mất tiền oan, đây cũng là một lời cảnh tỉnh cho Thương binh, Người khuyết tật, hay những chủ doanh nghiệp là Thương binh và Người khuyết tật biết, có thêm kênh thông tin để tham khảo trước khi quyết định ký hợp đồng mua bán bất kỳ một loại hình bất động sản nào. 

"Bán đất cá nhân với danh nghĩa doanh nghiệp"

Thời gian qua, thị trường bất động sản ở tại nhiều tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu sôi động không chỉ bởi cá nhân và doanh nghiệp các tỉnh miền trong mà còn có sự tham gia của rất nhiều người từ ngoài phía Bắc vào. Thị trường bất động sản nóng bởi nơi đây đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng như Sân bay Quốc tế Long Thành, Cao tốc Bắc Nam..

Nhà đầu tư không chỉ là tổ chức, mà bao gồm nhiều cá nhân. Trong số nhà đầu tư cá nhân hầu như không thiếu thành phần nào: từ cán bộ công chức đến người về hưu, lao động tự do, cựu chiến binh, thương binh làm kinh tế,... Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua đất hoặc người từ xa đến không hiểu biết đường sá, nhiều doanh nghiệp hoặc nhóm người đã dễ dàng sử dụng thủ thuật kiếm lời. Rất nhiều cá nhân đầu tư mất tiền oan.

Vụ án lừa đảo của Công ty địa ốc Alibaba khi bán các dự án ma, lừa đảo tới 3000 nạn nhân bị phát hiện và xử lý nhưng sẽ để lại nhiều hệ lụy khó giải quyết. Tuy vậy, đó vẫn chỉ là một trong số ít những vụ việc bị xử lý hình sự. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, nhóm kinh doanh, cò đất tiếp tục sử dụng chiêu bài lách luật, thủ thuật kín kẽ hơn để lôi kéo người mua. Nhiều vụ việc tranh chấp tố cáo lôi nhau ra công an nhưng cũng chỉ có thể xử phạt hành chính. Thiệt hại vẫn thuộc về người đi mua đất.

Một trong những cách thức khá phổ biến hiện này được nhiều doanh nghiệp áp dụng là "bán đất cá nhân với danh nghĩa doanh nghiệp", hình thức này khiến người mua cứ nghĩ là doanh nghiệp triển khai dự án,  nhưng thực chất đất lại đứng tên cá nhân, khi giao dịch là giao dịch giữa hai cá nhân, nhiều trường hợp ký hợp đồng giao dịch thì công ty chỉ là đơn vị làm chứng. Người mua đất thấy doanh nghiệp rao bán đất dự án với những cái tên rất hoành tráng kiểu như: dự án Royal, Hoàng Gia, Kim cương, Vàng,... Nhưng thực chất, đất toàn là của cá nhân đứng tên và xin chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở, hoặc đất nông lâm nghiệp. Để hút người mua đất, họ dùng thủ đoạn lấy danh nghĩa doanh nghiệp làm dự án để cho người mua dễ tin. Sau đó tiền lại được chuyển thanh toán cho cá nhân, nếu hậu quả gì xảy ra thì thực chất lại giao dịch dân sự giữa hai cá nhân, các doanh nghiệp lại ung dung vẽ dự án "ảo" khác để lùa những người mua nhẹ dạ, cả tin. 

Có một thực tế với những lô đất bán dạng này, giá đất bị đẩy lên cao gấp nhiều lần so với giá trị thực của thị trường nhưng các đầu nậu đất này đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những nhà đầu tư từ phương xa đến chân ướt chân ráo.

Thành phố "ma" Kim cương - Dimond City của công ty Đất Việt

Câu chuyện của một người mua đất được chúng tôi ghi lại, đến nay nạn nhân vẫn khóc dở mếu dở vì sự dại dột nóng vội của mình mà để lạc vào ma trận. Do có nhu cầu mua đất ở Đà Lạt, thông qua những quảng cáo trên mạng, bà B. liên hệ với 1 người tên Nhân (giới thiệu là người của Công ty Bất động sản Đất Việt - trụ sợ ở 25 Lê Trung Nghĩa, phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh).

Người này giới thiệu như thật về mảnh đất lô góc 2 mặt tiền của 1 dự án trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại Đà Lạt, có mặt đường lớn với giá 13 triệu/m2, đã có sổ đỏ. Bà B. mừng khấp khởi vội đặt ngay vé máy bay từ Hải Phòng vào Đà Lạt sẵn sàng mua đất.

Bà được người tên Nhân và Sang (tên thật là Nguyễn Ngọc Luyến) đưa lên xe 45 chỗ đi xem đất. Nhưng lúc này, nhân viên này mới nói rằng đất ở dự án tại Đà Lạt không còn nữa và dẫn dắt bà B. sang một dự án khác với cái tên rất oách: Diamond City. Thực chất là khu đất của cá nhân đứng tên ở xã đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Nhóm người này đưa bà đến khu đất trống (bà Bình lúc này không xác định được vị trí địa điểm) rất nhanh chóng rồi lại lên xe vào quán cà phê để tư vấn đặt chỗ. Người tên Luyến nói rằng cứ đặt cọc giữ chỗ, khi về công ty mà không mua thì trả lại tiền. Bà B. đã nộp cho Luyến 100 triệu tiền mặt và được ghi phiếu thu với nội dung thỏa thuận thanh toán trước để chuyển nhượng lô đất 1,88 tỷ đồng.

Vì mọi việc diễn ra quá nhanh, bà B. cất công đi từ Bắc vào Nam và bị những người này dẫn dắt như lạc vào ma trận nên bà thiếu tỉnh táo và cứ thực hiện như cái máy, không có thời gian suy nghĩ. Về đến công ty Đất Việt, bà B. được đề nghị ký hợp đồng mua bán đất nếu không sẽ mất 100 triệu tiền cọc. Bà B. đã đồng ý ký vào hợp đồng và nộp thêm hơn 1,1 tỷ đồng vào số tài khoản cá nhân đứng tên ông Nông Văn Hải (GĐ Công ty Đất Việt). Tất cả các lần thu tiền này, công ty chỉ ghi phiếu thu chứ không xuất hóa đơn.

Sau khi ra về, bà B. suy nghĩ kỹ và tìm hiểu thì mới ngỡ ngàng vì thực chất không có dự án Diamond City nào cả. Khi ký hợp đồng cũng không thấy ghi tên dự án này. Tên chủ đất lại là cá nhân ông Bùi Hùng Trọng Đạt (ở Phú Yên), ông này được giới thiệu là Giám đốc kinh doanh của công ty Đất Việt. Khi ký hợp đồng, bà B. cũng không biết việc ông Đạt ủy quyền cho Công ty Đất Việt bán đất.

Qua tham khảo một số người quen kinh doanh bất động sản, bà B. được cho biết, giá mảnh đất mà bà B. mua đã bị nhóm người ở Công ty Đất Việt đẩy giá lên gấp 2, 3 lần so với đất cùng khu vực.

Một điều kỳ lạ là trong hợp đồng ghi số tài khoản thanh toán của Công ty Đất Việt, nhưng bà B. lại được những người này hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của ông Nông Văn Hải. Bà B. cho rằng điều này là không phù hợp, mua bán với 1 người mà lại chuyển tiền cho 1 người khác. Đặc biệt, bà B. đặt nghi vấn về việc doanh nghiệp này đang cố tình trốn thuế . Việc chuyển tiền vào tài khoản cá nhân sẽ không bị kiểm soát về thuế như gửi vào tài khoản doanh nghiệp. Đến nay Công ty Đất Việt vẫn chưa xuất hóa đơn cho bà B. Hoặc những cá nhân này, và công ty Đất Việt đang cố cố tình dùng các thủ đoạn để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của bà.

Sau khi bà B. yêu cầu thanh lý hợp đồng và trả lại tiền, Công ty Đất Việt không đồng ý mà chỉ cho đổi sang lô đất nhỏ và giá trị thấp hơn: hơn 1,3 tỷ đồng.

Nhận thấy việc chuyển tiền vào tài khoản không đúng theo hợp đồng, bà B. đã gửi đơn yêu cầu ông Nông Văn Hải phải trả lại số tiền nhưng ông này không có phản hồi nào. Bà B. đã gửi đơn đến cơ quan công an tố cáo Công ty Đất Việt lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cá nhân ông Hải chiếm giữ tài sản trái phép. 

Trụ sở công ty Đất Việt .

Trả lời PV, đại diện Công ty địa ốc Đất Việt vẫn một mực khẳng định rằng doanh nghiệp không hề vi phạm pháp luật. Mọi giao dịch cũng như đất đai đều có thật và được thể hiện rõ ràng trên hợp đồng. Theo người phụ trách pháp chế của doanh nghiệp này, khách hàng đủ năng lực hành vi và thuận mua vừa bán. Mọi thủ tục đều được thực hiện đúng quy định.

Khi được hỏi về việc tiền chuyển vào tài khoản cá nhân, vị đại diện cho rằng việc thông qua người khác thanh toán là hoàn toàn bình thường. Còn lý do công ty không xuất hóa đơn cũng như trách nhiệm thuế trong các lần giao dịch cho khách hàng, bà này nói rằng doanh nghiệp thực hiện đầy đủ khi chủ đất làm thủ tục sang tên cho khách hàng. Tuy nhiên nghĩa vụ hóa đơn và thuế được thực hiện như thế nào thì đến nay chưa thấy Công ty địa ốc Đất Việt cung cấp cho khách hàng thấy.

Dấu hiệu nhận biết dự án ma

Theo nhiều chuyên gia bất động sản, các dự án ma đang  được quảng cáo, rao bán trên thị trường hiện nay thực chất là đất cá nhân chưa tách thửa.

Ông Trần Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, thông thường, những lô đất này được chào bán với diện tích lớn từ 5.000m2 đến 1 ha. Các cá nhân lách luật về quy định tách thửa tối thiểu của đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp để rao bán đất.

Ông Hoàng cho hay, thị trường hiện nay vô cùng khan hiếm dự án đất nền thật. Để hình thành dự án đất nền thực cần có quy hoạch cụ thể, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kiểm tra, giám sát từng bước bởi cá đơn vị chức năng.

Bên cạnh đó, dự án đất nền được thành lập khi có giấy phép tổng duyệt cũng như giấy phép khởi công của cơ quan Nhà nước. Do đất được đứng tên bởi cá nhân nên dự án "ma" thường không có những giấy phép này.

Nhằm lấy lòng tin của khách hàng, bên bán đất khi rao bán thường đưa ra sổ đỏ giả hoặc sổ đỏ tổng (sổ đỏ của toàn bộ khu đất lớn) song tên chủ sở hữu là một cá nhân khác. Các tài liệu này xác thực hay không cần phải được cơ quan chức năng kiểm chứng.

Cuối cùng là chủ đầu tư của các dự án đất nền ảo thường là một doanh nghiệp hoặc một nhóm cá nhân gom đất nông nghiệp, tự xây hạ tầng, tự thành lập dự án, phân lô bán nền rao bán. Như vậy, chủ đầu tư dự án "ma" không có kinh nghiệm, uy tín trên thị trường.

Chuyên gia cho hay: "Thị trường bất động sản sôi động kéo theo nhiều đối tượng kinh doanh bất chính tranh thủ cơ hội trục lợi. Trên thực tế, các chủ đầu tư thật thường không cam kết quá nhiều”.

Nhà đầu tư cần hiểu rằng, những cam kết về lợi nhuận là ý kiến, kinh nghiệm chủ quan của bên bán, thậm chí đôi khi còn bị nói quá lên. Đây thực chất chỉ là thỏa thuận miệng, không phải là cam kết rõ ràng về chế tài.

Liên quan đến Công ty địa ốc Đất Việt, năm 2019, chính Công ty địa ốc Đất Việt đã từng bị nhiều người tố cáo vì vẽ ra dự án Paradise City ở Bà Rịa - Vũng Tàu nhưng thực chất là bán đất lẻ mua "cò" từ một dự án khác và giá bị đẩy lên cao gấp đôi so với giá bán của chủ đầu tư ban đầu. Doanh nghiệp này đã bị cơ quan công an sờ gáy. Mặc dù không bị công an xử lý những Công ty địa ốc Đất Việt đã phải trả lại tiền cho khá nhiều người mua đất.

Hòa Nhập sẽ tiếp tục thông tin....

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lời chia buồn

Nhận được tin cụ Vũ Ngọc Thoại là thân phụ ông Vũ Định - Cán bộ Cục An ninh đối ngoại (Bộ Công an) đã tạ thế vào hồi 14h32’ ngày 25/04/2025 (tức ngày 28/3 năm Ất Tỵ), tại Đường Thắng, Kiến Hưng, Kiến Thụy, Hải Phòng. Ban biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hòa nhập gửi tới ông Vũ Định và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2025-04-25 21:54:00

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới

Triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải 2025 quy tụ nhiều thương hiệu oto lớn đến từ 26 quốc gia. Một trong những thương hiệu được quan tâm nhất tại Triển lãm là OMODA&JAECOO. Tại đây hãng giới sản phẩm NEV gồm hai mẫu hybrid C7 SHS và C5 SHS, cùng mẫu xe điện J5 BEV. Qua đó, OMODA&JAECOO tiếp tục khẳng định tầm nhìn "Born Global, Born NEV" – sinh ra để toàn cầu hóa và tiên phong trong lĩnh vực xe năng lượng mới.
2025-04-25 16:06:43

Doanh nghiệp được phê duyệt vay mua ô tô tại VPBank chỉ trong 5 phút

Sản phẩm vay mua ô tô của VPBank được thiết kế linh hoạt, phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp SME, với mức lãi suất hấp dẫn hàng đầu thị trường cùng thời gian hoàn tất thủ tục vay siêu ngắn đã trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp SME.
2025-04-25 11:51:22

OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500

Ngày 24/4/2025, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) lần đầu tiên được vinh danh tại bảng xếp hạng những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ công bố FAST500 do Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ chức.
2025-04-25 11:40:55

Hải Phòng - nơi khởi nguồn sóng duyên hải

70 năm qua (13/5/1955 - 13/5/2025), từ niềm tin, niềm tự hào về ký ức lịch sử vẻ vang, người Hải Phòng đã luôn khẳng định tinh thần đoàn kết, thể hiện ý chí và khát vọng vươn lên xây dựng Thành phố ngày một tươi đẹp hơn, đàng hoàng hơn.
2025-04-25 07:36:03

Nhà xuất bản Canada phát hành sách tôn vinh Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu

Trung tuần tháng 4 năm 2025, nhà xuất bản Ukiyoto Publishing (Canada) đã chính thức phát hành toàn cầu cuốn sách song ngữ Việt – Anh Vị Tướng – Chủ tịch danh dự dòng họ Nguyễn Bặc (tựa tiếng Anh: The General – Honorary President of the Nguyen Bac Lineage).
2025-04-25 06:34:12
Đang tải...