Giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng

2018-03-08 16:00:46 0 Bình luận
Được thành lập từ năm 2010 đến nay, Trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Hậu Giang đã thực hiện khá tốt công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống giúp các em hình thành thái độ tôn trọng, tự tin vào bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình. Tuy nhiên, để giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng cần có sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa từ các cấp, các ngành…

Mỗi thầy giáo, cô giáo là điểm tựa cho các em khuyết tật.


Dẫn chúng tôi tham quan ngôi trường ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tuy không được rộng lắm, nhưng sạch sẽ, ngăn nắp, thầy Trần Văn Thiên, Hiệu trưởng Trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Hậu Giang, cho biết: Trường có 19 phòng, gồm bảy phòng học, một phòng ăn, một phòng y tế, ba phòng nghỉ cho các em, bốn phòng làm việc, còn lại là phòng hỗ trợ các em học nghề. Với cơ sở vật chất này, nhà trường có thể tiếp nhận 50 em. Trong năm học này, trường có 42 em khiếm thính và hai em khiếm thị theo học từ lớp 1 đến lớp 5, trong đó có 16 em tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Hầu hết các em thuộc diện nghèo, nên mọi chi phí từ việc ăn, nghỉ, quần áo, dụng cụ học tập… đều được nhà trường chu cấp từ nguồn hỗ trợ của những tấm lòng thơm thảo, mạnh thường quân.

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Em bộc bạch: Các em khi mới vào trường rất khó giao tiếp. Chẳng hạn như các em khiếm thính phải dùng những ký hiệu diễn tả lặp đi lặp lại nhiều lần các em mới hiểu. Cảm xúc của các em rất mạnh, nên khi gặp chuyện là phản ứng gay gắt, thậm chí có em quăng cả tập sách… Do đó, mỗi thầy giáo, cô giáo ở đây phải hết lòng yêu thương, dịu dàng, đồng cảm, sẻ chia, từng bước giúp các em ngoan hiền, lễ phép, sống tự lập, biết quan tâm đến người khác. Nhiều em khi về nhà còn phụ giúp cha mẹ việc nhà. Thường thì phải mất từ một đến hai năm, các em mới đi vào nền nếp, chú tâm học tập, hình thành kỹ năng sống cho bản thân.

Nhiều em có những thay đổi tích cực. Điển hình như em Bùi Quốc Thái, 10 tuổi, học sinh lớp 3B. Thái bị khuyết tật từ nhỏ, không thể nghe, nói, nhưng sau hơn ba năm học tập, rèn luyện, được cha mẹ trang bị máy trợ thính nên đã nói được. Tuy câu nói chưa được tròn vành, rõ chữ, nhưng mỗi lời em nói ra làm cho thầy, cô giáo ở đây rất vui và cảm động. Đây là một trong những thành quả điển hình về sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục, chăm sóc, luyện tập cho các em.

Nhằm tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật tham gia lao động, cống hiến và thực hiện những ước mơ của mình, việc dạy nghề cho các em là cần thiết và có ý nghĩa, thắp lên hy vọng, nên nhiều em rất háo hức tham gia. Thầy Trần Văn Thiên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Học sinh ở trường chủ yếu là khiếm thính, khiếm thị. Tuy nhiên, nhà trường chỉ dạy đến lớp 5, vì vậy sau khi ra trường hầu hết các em đều quay về nhà trong sự đùm bọc của gia đình, chưa có khả năng tìm kiếm việc làm, tự nuôi sống bản thân. Khi các ngành, các cấp tạo điều kiện mở lớp dạy nghề may công nghiệp cho học sinh khuyết tật tại trường, không chỉ học sinh mà giáo viên chúng tôi ai cũng phấn khởi, vì từ nay cuộc đời các em sẽ bước sang trang mới, có điều kiện vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Trong tổng số 22 em đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học, có nhiều em ở tuổi trưởng thành cũng đã học xong nghề may công nghiệp, rất thạo nghề, nhưng chưa xin được việc làm. Hiện nay, nhiều em có thể nghe và nói nếu được trang bị máy trợ thính và luyện tập trong phòng cách âm. Vì vậy, “Mong các cấp lãnh đạo, các nhà hảo tâm tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng nhà trường, giúp các em có máy trợ thính, cải thiện chế độ ăn bảo đảm đủ no, đủ chất, vì hiện tại một bữa ăn của các em chỉ có 8 nghìn đồng. Đặc biệt là định hướng giúp các em sau khi học nghề ra trường có việc làm” - Thầy Thiên mong muốn.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang Hồ Thu Ánh cho biết: Thời gian qua, các em ở Trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh được hỗ trợ đào tạo nghề may và kết cườm, theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Tuy nhiên, cái khó ở đây là các doanh nghiệp may xuất khẩu rất coi trọng khâu tuyển dụng lao động, trong khi các em bị khiếm khuyết, chưa đủ tuổi lao động, nên doanh nghiệp không dám nhận.

Địa phương cũng nỗ lực để doanh nghiệp tham gia vào hỗ trợ nhà trường. Hiện nay, có một doanh nghiệp thêu xuất khẩu ở An Giang đồng ý hỗ trợ mở đại lý tại Hậu Giang để nhận các em thêu gia công. Đó là những tín hiệu tích cực để các em lựa chọn nghề phù hợp, sau khi học xong có việc làm, sớm hòa nhập cộng đồng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Những yếu tố bảo chứng cho khả năng kinh doanh vững vàng của Flamingo Golden Hill

Với pháp lý đầy đủ, cam kết lợi nhuận rõ ràng, vị trí đón đầu không gian tăng trưởng hậu sáp nhập, Flamingo Golden Hill là khu đô thị bảo chứng kinh doanh duy nhất ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội.
2025-07-18 09:42:08

Cách mạng Tháng Tám 1945: Giá trị lịch sử và bài học đấu tranh giành, giữ nền độc lập

80 năm đã trôi qua, thắng lợi và bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn là một sự kiện trọng đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Khát vọng độc lập, tự do, cùng với một đường lối chính trị đúng đắn và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra xung lực hồi sinh mạnh mẽ, góp phần làm nên thành công của cách mạng Tháng Tám, xây dựng một Nhà nước Việt Nam mới.
2025-07-17 22:05:05

Quảng Ninh: Có hay không? một hộ xin nơi thờ cúng 2 mẹ Việt Nam anh hùng và 4 liệt sĩ mãi mà không được

Tạp chí điện tử Hoà Nhập nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thúy Anh, ở tổ 47 khu 3 ( Bạch Đằng) nay là phường Hồng Gai, Quảng Ninh phản ánh gia đình mình đang phải thuê nhà ở khi mình có ô đất mua của Dự án đã nộp tới 95% tiền góp vốn, nay đề nghị dựng trên thổ đất ấy một căn nhà tạm làm nơi ở và để thờ cúng 2 mẹ Việt Nam anh hùng và 4 liệt sĩ mà mãi không được.
2025-07-17 21:51:22

Tư duy quân sự trong thời bình: Phương châm "bốn tại chỗ" của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu – một di sản chiến lược

Nơi kinh nghiệm trận mạc giao thoa với thực tiễn phòng chống thiên tai và ứng phó các thách thức phi truyền thống
2025-07-16 18:59:32

Chủ tịch nước Lương Cường dự khai mạc Kỳ họp Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC

Sáng 16/7, Chủ tịch nước Lương Cường tham dự khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC 3). Đây là sự kiện cấp khu vực quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, kết nối doanh nghiệp.
2025-07-16 15:33:22

Chủ tịch nước Lương Cường dự hội nghị Xúc tiến Đầu tư tại Hải Phòng

Ngày 15/7, trong khuôn khổ Tuần lễ hội nghị lần thứ ba Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC3), TP.Hải Phòng đã long trọng tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thương mại với chủ đề “Hải Phòng - điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới”. Chủ tịch nước Lương Cường về dự
2025-07-15 22:00:58
Đang tải...