Hà Nội sẽ còn nhà sập nếu không điều chỉnh cách quản lý

2016-08-15 14:46:41 0 Bình luận
Sự cố sập nhà nghiêm trọng tại 43 phố Cửa Bắc khiến TP Hà Nội cần phải có những quy chế cụ thể trong việc sửa chữa cải tạo nhà cửa trong thời gian tới.
Sự cố sập nhà nghiêm trọng xảy ra tại ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc, Ba Đình, TP Hà Nội vào rạng sáng 4/8 một lần nữa cho thấy những bất cập trong việc quản lý, cấp phép và giám sát công trình xây dựng thời gian qua tại các tuyến phố cổ ở Hà Nội - nơi có rất nhiều ngôi nhà với tuổi đời lên tới vài chục thậm chí hàng trăm năm.


Nhiều ngôi nhà trong phố cổ Hà Nội có tuổi đời lên đến hàng trăm năm.

Xung quanh câu chuyện này, phóng viên VOV có cuộc trao đổi với KTS Doãn Minh Khôi (ảnh nhỏ) - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị.

PV: Thưa ông, qua sự việc trên nhiều người dân sống ở các khu phố cổ Hà Nội cảm thấy rất lo lắng. Ông đánh giá thế nào về thực trạng của những căn nhà cũ trong các khu phố ở nội thành Hà Nội?

KTS Doãn Minh Khôi: Hiện giờ ở Hà Nội có tình trạng một số nhà xây dựng mới bên cạnh những nhà cũ có tuổi đời lâu rồi. Những ngôi nhà này được xây dựng ở những thời kỳ trước đây nên móng không được tốt. Thế nên, khi xây dựng những ngôi nhà mới hoặc cải tạo sẽ làm ảnh hưởng đến các ngôi nhà cũ. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có một số nhà nghiêng, đổ, nứt, tệ hại hơn là đổ sập như trường hợp vừa qua ở Cửa Bắc. Đấy là vấn đề ở những đô thị cũ thường gặp phải khi xây dựng mới do không tuân thủ nguyên tắc và kỹ thuật.

PV: Ở nước ngoài, cơ quan quản lý đều có dữ liệu về lai lịch, thiết kế của từng ngôi nhà, tuyến phố. Còn ở ta, nhà đổ sập rồi mới đi tìm hiểu. Vì sao có tình trạng ngược đời này, thưa ông?

KTS Doãn Minh Khôi: Đúng là ở nước ngoài có nhiều tòa nhà có lý lịch. Nhưng đó cũng chỉ là những ngôi nhà có giá trị lịch sử, văn hóa mới có hồ sơ được lưu giữ. Còn ở ta thường là nhà người dân, được xây dựng nhiều khi rất tùy tiện. Những ngôi nhà bị sập có 2 trường hợp: Thứ nhất là do người dân xây không có nguyên tắc nào cả, không có hồ sơ lưu; Thứ hai là mặc dù có hồ sơ đầy đủ, nhưng trong quá trình sử dụng thì có quá nhiều hộ cùng ở dẫn tới quá tải nên xảy ra sụp đổ.

PV: Vậy còn những ngôi nhà cổ mà người dân đang sinh sống liệu có nằm trong hồ sơ lưu nào không, thưa ông?

KTS Doãn Minh Khôi: Hiện nay, có những ngôi nhà có giá trị và xếp loại thì được khảo sát và có hồ sơ. Còn về cơ bản chúng ta chưa có sự xem xét hay có đầu tư về việc lưu trữ những tòa nhà này. Hiện Viện có làm một khảo sát điều tra về một số biệt thự thời Pháp cho thành phố và có những đánh giá, rà soát, phân loại, xếp hạng. Nhưng cũng không phải tất cả đều có hồ sơ vì nếu làm đầy đủ thì rất tốn kém về kinh phí. Ngoài ra, để làm được việc đó phải có sự hợp tác từ phía đơn vị sử dụng, nên không phải đơn giản để có được bộ hồ sơ đầy đủ.

PV: Thưa ông, làm thế nào để giải quyết bài toán nhu cầu cuộc sống của người dân khi ở Hà Nội, cụ thể là trong các khu phố cổ có rất nhiều công trình hàng trăm tuổi như thế?

KTS Doãn Minh Khôi: Chúng ta không thể ở mãi trong những ngôi nhà sập sệ và người dân cũng có cách để cải thiện cuộc sống của mình. Tôi nghĩ đó là điều đương nhiên. Tuy nhiên khi xây dựng mới cần phải bài bản. Bài bản ở đây là người dân phải làm đúng bản thiết kế và bộ phận quản lý cần có giám sát chặt chẽ. Giám sát rất quan trọng, không thể làm tranh thủ mà không giám sát. Vì thế cần phải có những quy chế cụ thể trong việc sửa chữa cải tạo nhà cửa trong thời gian tới.

PV: Khi cấp phép xây dựng đối với những công trình liền kề trong các khu phố cũ bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường của nhà đó xem có ảnh hưởng đến nhà bên cạnh không. Phải kiểm tra biện pháp thi công nữa. Nhưng dường như quy trình này đang bị lờ đi. Ông nghĩ sao?

KTS Doãn Minh Khôi: Thực ra đã có quy định đến cấp độ nào thì phải có phép của Bộ Xây dựng, cấp độ nào phải có phép của quận. Nhưng thực tế người dân không phải ai cũng tuân thủ quy định, nhiều khi họ cố tình làm sai lệch hồ sơ cấp phép. Thiết kế thì đúng còn thi công lại sai. Đơn vị quản lý thì làm khá bài bản nhưng việc giám sát chưa tốt. Đó là những nguyên nhân chính. Theo tôi, quá trình cấp phép ít khi sai, thường khi thực hiện mới sai.

PV: Mặc dù đã có 3 ngôi nhà cũ bị sập, nhưng nhiều người dân sống trong các khu phố cổ lo sợ rằng vụ sập nhà ở Cửa Bắc vừa qua chưa phải là trường hợp cuối cùng. Ông có suy nghĩ gì về điều này?

KTS Doãn Minh Khôi: Tôi cũng có chung lo lắng như thế. Nhân đây tôi cũng đưa ra 3 trường hợp mà tôi biết: Ở phố Hàng Phèn có một ngôi nhà trước đây xây dựng áp vào một nhà khác. Sau vài năm họ tự ý xây từ 1 tầng lên 2-3 tầng, năm nữa thì lên 4 tầng. Vì vậy, nếu nhà sau xây dựng là nhà này sập ngay. Trường hợp thứ hai là ngôi nhà chỉ xây dựng cho 1 hộ ở nhưng giờ có đến 9 hộ ở, rồi họ tự ý cơi nới, sửa chữa theo ý muốn nên việc nó bị sập là chuyện có thể xảy ra. Trường hợp thứ 3 là nhà cũ đã yếu rồi, giờ nhà mới xây dựng móng sâu hơn, xây cao hơn nếu không biết xử lý sẽ gây sập nhà cũ.

Tôi cho rằng, nếu đội ngũ quản lý không nắm bắt được nghiệp vụ thì chắc chắn sẽ còn những ngôi nhà bị sập như vừa qua.

PV: Xin cảm ơn ông!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...