Lễ hội Đền Và - Tưởng nhớ công tích của Thánh Tản đối với dân, với nước

2017-02-11 21:25:00 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Lễ hội Đền Và bắt đầu mở từ ngày 13 tháng giêng hàng năm được tổ chức không chỉ nhằm tưởng nhớ đến những công tích của Thánh Tản đối với dân, đất nước mà còn thể hiện ước nguyện của người dân về sự yên bình, ấm no, hạnh phúc, đồng thời trở thành cây cầu tâm linh gắn kết người dân đôi bờ tả - hữu sông Hồng thành một khối.
Là một cung trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt. Đền Và (hay còn gọi là Đông Cung) toạ lạc trên đồi Và thuộc xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội được nhiều người biết đến như một địa điểm tín ngưỡng linh thiêng và cũng là một danh lam thắng cảnh.

Lễ hội Đền Và - Tưởng nhớ công tích của Thánh Tản đối với dân, với nước
Các khu phố đoàn rước đi qua đều dựng rạp, bầy hương án, dâng hương hoa, lễ vật lên Đức Thánh.

Tương truyền thuở ấy, Đức Thánh Tản (hay còn gọi là Sơn Tinh) thường du ngoạn bốn phương, trong một lần tình cờ Ngài đi đến quả đồi thấp ven dòng sông Tích. Thấy đây là nơi phong cảnh hữu tình, Ngài dừng chân nghỉ ngơi, vừa lúc trên trời xuất hiện đám mây ngũ sắc từ phía núi Ba Vì bay tới che mát một vùng. Ngài cho đó là điềm lành, bèn cho lập tại chỗ một hành cung. Nơi ấy nay là Đền Và.

Từ khi có hành cung ở Đền Và, Thánh Tản thường lui tới vùng đất bên kia sông Hồng. Vì đi đường xa gió bụi, nên trong một lần trở về đền Ngài muốn tìm nước để tắm giội. Nhìn xung quanh chỉ thấy một cô gái gánh đôi sọt đi cắt cỏ, Ngài đến bên lựa lời chào hỏi rồi ngỏ ý nhờ cô gánh cho một gánh nước sông Hồng. Cô gái rất ngạc nhiên rồi chối từ vì sọt của cô chỉ đựng được cỏ, làm sao đựng được nước. Ngài cười và bảo cô cứ giúp thử xem sao. Quả nhiên, đôi sọt đựng được nước thật.Trong khi Ngài thỏa sức tắm thì cô gái đã chạy về loan báo với dân làng có chuyện lạ xảy ra. Khi mọi người kéo đến nơi thì người tắm đã đi mất, xung quanh còn phảng phất hương trầm. Lúc ấy dân làng mới bừng tỉnh, nhận ra là chính đức thánh Tản vừa mới qua đây.

Trong cuộc gặp gỡ tình cờ đó, Ngài còn bày cho cô gái cắt cỏ cách làm liềm thay cho con dao cô vẫn dùng để cắt được dễ hơn, nhanh hơn. Khi nhớ dấu tích và công đức của Ngài, dân làng Di Bình (xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã dựng ngôi Đền Và đặt tên là đền Ngự Dội, ý muốn nhắc việc Ngài đã đến ngự và tắm ở đó trước khi về Đền Và.

Lễ hội Đền Và - Tưởng nhớ công tích của Thánh Tản đối với dân, với nước


Lễ hội Đền Và - Tưởng nhớ công tích của Thánh Tản đối với dân, với nước
Người dân nô nức hòa mình vào dòng người rước kiệu.

Để tỏ lòng biết ơn, hàng năm Lễ hội Đền Và được tổ chức long trọng vào ngày rằm tháng Giêng. Cứ 3 năm thì tổ chức lễ hội lớn một lần vào các năm Tý - Mão - Ngọ - Dậu. Những năm lễ hội lớn có tục lệ rước long ngai bài vị "Tam vị Đức Thánh Tản" từ Đền Và qua sông Hồng sang tả ngạn ở đền Dội (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) để tế lễ diễn lại sự tích này rồi quay trở lại Đền Và. Đồng thời, các làng có liên quan tín ngưỡng ở đền cùng nhau tổ chức một cuộc rước lớn. Tất cả có 8 làng tham gia, gồm: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trai, Đạm Trai thuộc xã Trung Hưng; làng Phù Sa, Phú Nhi thuộc xã Viên Sơn và làng Di Bình (tỉnh Vĩnh Phúc).

Lễ hội bắt đầu mở từ ngày 13 tháng Giêng hàng năm, việc dọn dẹp, trang trí lễ hội sẽ do dân làng Vân Gia đảm nhiệm. Trong ngày này, người dân các thôn sẽ làm mâm cỗ thật thịnh soạn để rước cỗ kiệu của làng mình về đặt trước nhà tiền tế tại Đền Và. Nhà tiền tế có kiến trúc 5 gian để thoáng, trên các cột trụ treo rất nhiều hoành phi câu đối do nhà nho, danh sĩ các triều đại soạn ra ca ngợi cảnh quan Đền Và tôn vinh uy linh của Đức Thánh Tản Viên. Bên cạnh đó, Lễ rước kiệu còn mang một ý nghĩa rất quan trọng, đây dịp để người dân vạn chài thể hiện mình, họ tấp nập đổ về, cùng đưa đoàn rước sang sông. Theo quan niệm của người xưa, vào ngày này vạn chài nào trên sông làm nhiều điều phúc thì Thánh Tản sẽ cho nhiều lộc lớn trong năm.

Lễ hội Đền Và - Tưởng nhớ công tích của Thánh Tản đối với dân, với nước

Lễ hội Đền Và - Tưởng nhớ công tích của Thánh Tản đối với dân, với nước
Khi đi qua ngã tư, các kiệu chính lần lượt được quay ba vòng rồi tung lên cao ba lần.

Đến ngày chính hội 15 tháng Giêng, mọi người cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian như: kéo co, cờ tướng, cờ người, đập niêu, nấu cơm thi…và tiếp đón khách thập phương đến đền dâng hương viếng Đức Thánh Tản.

Lễ rước được tổ chức từ sáng sớm, đúng 3 giờ, lễ Phụng Nghinh bắt đầu, các thành viên trong đội tế tiến hành nghinh tam vị Đức Thánh ra an tọa trên kiệu Ngai. Sau đó lần lượt các làng tham gia lễ hội rước kiệu lễ về quy tụ trong sân đền. Đến 5 giờ sáng, đoàn rước khởi hành từ Đông Cung vào trung tâm Thị xã Sơn Tây, rồi đi thẳng ra bến cảng lên thuyền sang đền Ngự Dội. Trên đường đi, người dân hai bên đường dựng rạp, bầy hương án, dâng hương hoa, lễ vật lên Đức Thánh. Đến mỗi ngã tư lớn, các kiệu chính lần lượt được quay ba vòng rồi tung lên cao ba lần trong tiếng reo hò của hàng vạn người, ai cũng muốn được chui kiệu mong được khỏe mạnh, may mắn… Ra đến cảng Sơn Tây, đoàn rước nối đuôi nhau xuống thuyền qua sông sang đền Ngự Dội.

Ra đến giữa sông, thuyền chở kiệu Tam Vị Đức Thánh quay một vòng, sau đó mới tiếp tục nối vào đoàn thuyền và tiếp tục hành trình. Sang đến đền Ngự Dội, tam vị Đức Thánh được nghinh vào an tọa trong đền, các cụ trong đội tế tiến hành lễ Tế và lễ Mục Dục, diễn tả lại sự tích năm xưa Đức Thánh Tản nghỉ chân và tắm tại đây. Sau đó du khách thập phương vui chơi tại bãi sông cho đến khi lá cờ tứ linh gặp gió đổi hướng thổi phất đuôi cờ về phía Nam thì đoàn rước được triệu hồi và rước tam vị Đức Thánh theo đường cũ về an vị tại Đền Và.

Lễ hội Đền Và - Tưởng nhớ công tích của Thánh Tản đối với dân, với nước
Các thuyền lớn neo đậu bên bờ sông Hồng chờ rước Đức Thánh Tản qua sông.

Ngoài lễ hội rằm tháng Giêng vào mùa xuân, Đền Và còn tổ chức thêm lễ hội mùa thu vào rằm tháng Chín (14 - 15 âm lịch). Lễ hội “đả ngự” với nghi thức là đánh bắt cá trên sông Tích. Sau đó chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành nhiều món đem lên tế Thánh Tản. Theo phong tục đây là một hoạt động tập thể của 5 làng trên đoạn sông Tích, ai có thể đánh bắt được con cá to thì năm ấy Đức Thánh Tản phù hộ cho làm ăn gặp nhiều may mắn. Trong buổi tế, tất cả người dân tham gia đều thành kính trước uy linh của Ngài. Đến cuối buổi, mọi người ngồi thụ lộc các món đặc sản từ cá và cùng nhau ăn cỗ chay. Khi ăn xong, quan viên ra uống nước ăn trầu (không được dùng vôi). Vì thế, dân gian có câu: "Hội Đền Và trầu không vôi, xôi không muối".

Lễ hội Đền Và được tổ chức không chỉ nhằm tưởng nhớ đến những công tích của Thánh Tản đối với dân, đất nước mà còn thể hiện ước nguyện của người dân về sự yên bình, ấm no, hạnh phúc, đồng thời trở thành cây cầu tâm linh gắn kết người dân đôi bờ tả - hữu sông Hồng thành một khối.

Lễ hội Đền Và - Tưởng nhớ công tích của Thánh Tản đối với dân, với nước

Lễ hội Đền Và - Tưởng nhớ công tích của Thánh Tản đối với dân, với nước

Lễ hội Đền Và - Tưởng nhớ công tích của Thánh Tản đối với dân, với nước
Đoàn rước đã sang đến đền Ngự Dội, chuẩn bị rước  vào trong đền.

Tại Đền Và đang lưu giữ 5 bản thần tích "Tản Viên Sơn Thánh", 18 đạo sắc phong của các đời vua (trong đó có 17 bản chính có dấu ấn), 47 đôi câu đối được chạm khắc, viết trên vách cột, trên gỗ và 18 bức hoành phi viết trên gỗ hoặc đá.

Nơi đây còn có 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 tấm biển gỗ. Trên những hiện vật khắc ghi thời gian xây dựng, tu sửa, ca ngợi cảnh quan, uy linh của Thánh Tản Viên với nhiều nét trang trí có giá trị mỹ thuật cao, thể hiện nét văn hóa tâm linh. Các bản thần tích, sắc phong, văn bia Đền Và rất giàu giá trị Hán - Nôm, trong đó có văn thơ của Nguyễn Khản, Nguyễn Thiện Kế, Trần Lê Nhân…

Năm 1964, Đền Và được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đến ngày 19/1/2016, Lễ hội Đền Và vinh dự được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đồng thời, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã trao quyết định công nhận 90 cây cổ thụ trong khuôn viên khu di tích lịch sử Đền Và là cây Di sản Việt Nam.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Diễn đàn công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 tại Hà Nội

Ngày 2/7, tại Hà Nội, RX Tradex Việt Nam tổ chức Diễn đàn công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025. Sự kiện mang chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng Al, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu”, đây là hoạt động mở màn cho chuỗi hội thảo chuyên ngành trong khuôn khổ triển lãm quốc tế NEPCON Vietnam 2025 sẽ diễn ra từ ngày 10-12/9/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội.
2025-07-03 10:28:45

TP.Hải Phòng công bố Quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ khối Đảng

Chiều 2/7, Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố Quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ khối Đảng
2025-07-03 07:32:58

Kỳ họp chuyên đề đầu tiên HĐND TP.Hải Phòng sau sáp nhập, quyết định nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 28 (chuyên đề)HĐND TP.Hải Phòng là kỳ họp đầu tiên sau khi sắp xếp, kiện toàn nhân sự. Kỳ họp khẳng định đã lựa chọn được đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, xứng đáng là người đại biểu dân cử, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
2025-07-03 06:45:14

Lễ Công bố quyết định về Công tác tổ chức, cán bộ tỉnh Phú Thọ mới

Chiều 29/6, Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Tới dự và chỉ đạo tại Lễ công bố có đồng chí Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Duy Đông – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Thiếu tướng Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
2025-07-02 15:24:07

Sun Group ra mắt tổ hợp căn hộ cao cấp giữa lòng Thủ đô

Sun Property, thành viên Tập đoàn Sun Group tự hào ra mắt Sun Feliza Suites – tổ hợp căn hộ hướng tới tiêu chuẩn 6 sao tọa lạc tại vị trí vàng trung tâm Cầu Giấy (Hà Nội). Với thiết kế đẳng cấp, tiện ích vượt trội, dự án mang đến chuẩn mực sống tinh hoa cho giới thượng lưu Thủ đô.
2025-07-02 10:13:52

Diện mạo mới của xã Kiến Minh sau sáp nhập

Từ ngày 1/7, xã Kiến Minh chính thức được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Đông Phương, Đại Đồng, Minh Tân (thuộc huyện Kiến Thụy cũ). Là kết quả của việc triển khai Nghị quyết số 1669/NQ-UBTVQH15 về “sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại TP.Hải Phòng”
2025-07-02 08:33:47
Đang tải...