Người có hoàn cảnh đặc biệt rất ít được tiếp cận dịch vụ xã hội

2017-12-15 09:19:04 0 Bình luận
Theo thông tin từ bộ LĐTB&XH, chỉ có khoảng 28% các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ xã hội.

Nghề Công tác xã hội cung cấp dịch vụ cần thiết đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội cho những người yếu thế. Tuy nhiên, diện bao phủ nghề này chỉ chiếm khoảng 28%, nhiều đối tượng xã hội, đặc biệt là những người có hoàn cảnh đặc biệt, được tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ xã hội còn rất hạn chế.

Đây là thông tin đưa ra trong hội thảo “Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nghề công tác xã hội” do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Hiệp hội Nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam tổ chức hôm nay (14/12), tại Hà Nội.


Hội thảo Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nghề Công tác xã hội.


Đề án quốc gia về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32) đã tạo hành lang pháp lý cho nghề công tác xã hội phát triển thành nghề chuyên nghiệp. Sau gần 7 năm thực hiện, đến nay đã có 45 trung tâm công tác xã hội, 500 cơ sở liên quan đến cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Một số Bộ, ngành như Y tế, Giáo dục và Đào tạo, đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị thành lập phòng công tác xã hội…

Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có 9 triệu người nghèo, 7,5 triệu người cao tuổi, 4 triệu người nhiễm chất độc da cam, 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…, cần được xã hội quan tâm chăm sóc, bảo vệ…Số người thuộc diện trợ giúp cả về tinh thần lẫn vật chất rất lớn nhưng số người được tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ xã hội còn rất ít.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu, tư vấn Giáo dục nghề nghiệp và An sinh xã hội cho rằng, nghề công tác xã hội góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến sức khỏe, đời sống cộng đồng, từng cá nhân, từng nhóm nhỏ, những người yếu thế, gia đình và trẻ em. Nhưng hiện nay, khuôn khổ pháp lý cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội và thực hành nghề chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, quyền của người làm nghề này chưa được quy định cụ thể, dẫn đến việc trợ giúp gặp nhiều khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương kiến nghị: “Trách nhiệm thì phải có quyền lực. Sở dĩ người làm công tác xã hội vào gia đình người ta nhưng không có quyền lực vì luật pháp không quy định. Luật này phải ghi rõ, trách nhiệm đi kèm giám sát và giám sát ấy giao cho ai? Rõ ràng phải giao cho cả người làm nghề công tác xã hội. Vì họ đại diện cho hành chính để giám sát, khi đã giám sát thì có quyền lực. Vấn đề chúng ta quy định quyền lực đến đâu. Chúng ta phải quy định vào luật những vấn đề đó, và đó phải là luật cụ thể”.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, cần thiết phải xây dựng Luật thực hành nghề công tác tác xã hội. Luật này cần đồng bộ với các luật liên quan như Luật nghề Y dược, Luật nghề luật sư, Luật nghề tư vấn pháp luật…Bổ sung, điều chỉnh các quy định về vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên công tác xã hội, các thủ tục giải quyết việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội…

Ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết sẽ tiếp tục lấy ý kiến các cơ quan, ban ngành và người dân để hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nghề công tác xã hội: “Mỗi Luật phải có quy trình đánh giá tác động xã hội, đánh giá tác động xã hội, tác động kinh tế, tất cả vấn đề phải được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và phù hợp với thực trạng, điều kiện kinh tế, xã hội của chúng ta. Tôi dự kiến từ nay đến 2018 chúng tôi sẽ hoàn thiện bộ hồ sơ chuyển sang Bộ Tư pháp thẩm định, đề nghị, sau đó gửi báo cáo Chính phủ. Theo quy trình, chậm nhất đến tháng 3/2019 gửi sang báo cáo Thường vụ Quốc hội”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42

Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong

Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00

Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 18:36:03
Đang tải...