Tết Nguyên Đán - Nét đẹp văn hóa trong lòng người Việt

2018-01-29 16:13:22 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Xuân đang gõ cửa, lại một năm cũ Đinh Dậu sắp qua đi, đón chào năm mới Mậu Tuất 2018, cùng những ước vọng thật đẹp của người dân Việt Nam. Có thể nói rằng, đối với người Việt, tết cổ truyền không chỉ thiêng liêng, mà còn là những ngày trọng đại nhất trong một năm.

Dù thành thị hay nông thôn, miền núi hay miền xuôi, đất liền hay đảo xa, trong nước hay xa xứ, cứ Tết đến xuân về là mỗi người lại nhớ về quê hương nguồn cội. Tết cổ truyền đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một lẽ sống bản ngã tự nhiên in sâu vào tâm thức người Việt.

Nhắc đến Tết Nguyên Đán, chúng ta không thể không nói đến các phong tục cổ truyền, một nét đẹp đã gắn liền với người Việt Nam xưa và nay.

Tiễn ông Công ông Táo về trời

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo". Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời.

Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông... Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.


Cúng ông Công ông Táo


Tục gói bánh chưng, bánh tét

Tục gói bánh chưng của người Việt đã tồn tại từ thời Vua Hùng xa xưa, và cho đến nay vẫn không hề bị mai một. Bày ra bếp nào là nếp thơm, thịt ba chỉ, nào là nhân đỗ xanh, lạt mềm, lá dong, lá chuối, rồi cả gia đình cùng quây quần mỗi người một việc. Gói bánh chưng, bánh tét là một trong những việc mà trẻ con háo hức nhất mỗi dịp Tết. Ở miền Bắc sẽ là bánh chưng, còn ở miền Nam sẽ là bánh tét. Về cơ bản, hai loại bánh này chỉ khác nhau về hình dáng, còn nguyên liệu và hương vị là tương tự nhau.


Gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết


Sau công đoạn gói bánh sẽ là 10 tiếng liên tục thức đêm canh nồi bánh. Trong cái rét căm căm (ở miền Bắc) của những ngày giáp tết, bên bếp lửa hồng và nồi bánh ùng ục, sẽ là cả những củ khoai lang được vùi trong bếp, vừa ấm vừa ngọt đậm đà theo những câu chuyện của bà, của mẹ. Tuổi thơ của không ít thế hệ người Việt, nhờ đó, mà đã hằn sâu những kí ức chẳng thể nào quên.

Hái lộc

Ngày nay, vào đêm Giao thừa, những người trẻ thường rủ nhau đi chơi, cùng bạn bè ngắm pháo hoa. Sau giờ khắc chuyển giao năm cũ - năm mới, họ sẽ “hái lộc đầu năm” bằng việc mua về nhà những cây mía lộc được bán trên đường. Đó cũng có thể là một “cành lộc” được xin về nơi đình chùa. Tục lệ này bắt nguồn từ ước vọng năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, sự nghiệp thành đạt hơn năm cũ

Xông đất

Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất vì họ tin rằng, người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết 1 vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập.

Chúc tết, mừng tuổi

Vào ngày mồng một, người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè và những người thân quen của mình. Đó cũng là dịp để mỗi người thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, động viên nhau, gạt bỏ những tật hư, việc xấu, điều gở, bước sang một năm mới với tinh thần phấn chấn.

Cùng với đó là tục lì xì cho trẻ em với mong ước các em vui vẻ, hạnh phúc và chăm ngoan học giỏi. Phong bao lì xì màu đỏ cũng tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc an khang...


Chúc Tết đầu xuân


Xin chữ

Khi đi chợ Tết, người ta cũng không quên qua cổng chợ xin chữ thầy đồ, có thể là câu đối hoặc một chữ duy nhất. Người xưa thường xin chữ về thờ với mong muốn con cháu được học con chữ mà thành người. Chữ được yêu thích nhất thường là chữ Tâm, Phúc, Đức, An, Lộc,…


Xin chữ thầy đồ


Trải qua ngày Tết mới thấy, phong tục ngày tết không phải là hình thức, mà chúng đề cao vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp cội nguồn văn hoá của dân tộc Việt, là nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện bản ngã cốt cách của người Việt trong cộng đồng dân cư mang tính lịch sử lâu đời, mà còn là thời điểm để mỗi người Việt “soi” lại chính mình với khát vọng hoàn thiện hơn khi xuân về tết đến.

Dù đi xa nhưng cứ đến ngày này, người người đều cố gắng trở về quê hương đoàn viên cùng với gia đình. Dù bao nhiêu năm trôi qua, những người con đất Việt vẫn không quên đi cội nguồn, mỗi ngày đều góp phần xây dựng và bảo trì nền văn hóa truyền thống đẹp đẽ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Từ tấm bản đồ má Sáu đến Đại thắng mùa Xuân: Chuyện chưa kể của người trong cuộc

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ mãi mãi là động lực tinh thần to lớn để Việt Nam kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đã chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.
2025-04-27 08:25:00

Người thương binh làm giàu từ nghề đá

Trở về từ chiến tranh với thương tật 61%, ông Nguyễn Cảnh Hưng đã biến những phiến đá vô tri thành tác phẩm non bộ giá trị, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp hàng trăm gia đình thoát nghèo.
2025-04-26 16:20:00

Tinh hoa Bắc Bộ - Điểm hẹn văn hóa không thể bỏ lỡ dịp lễ 30/4 tại Hà Nội

Kỳ nghỉ lễ 30-4 đang đến gần, đây là thời điểm lý tưởng để du khách trong và ngoài nước lên kế hoạch cho những chuyến du lịch ngắn ngày. Tại Hà Nội, một điểm đến đang được nhiều người quan tâm chính là show diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" của Tập đoàn Tuần Châu - một trải nghiệm văn hóa đặc sắc giúp du khách hiểu sâu hơn về giá trị truyền thống của vùng đất Bắc Bộ Việt Nam.
2025-04-26 14:25:00

Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9

Người có công sẽ được nhận quà tặng của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất và 80 năm thành lập nước.
2025-04-26 09:52:00

Nhân sự Bí thư Tỉnh ủy sau sáp nhập sẽ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định

Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành sáp nhập.
2025-04-26 09:43:14

Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến với thế hệ trẻ Việt Nam

Tiếp nối thành công của ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TPHCM, Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội, tiếp tục tổ chức sự kiện này tại Hà Nội với chủ đề “GENTECH – Dẫn lối đam mê công nghệ” nhằm lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ Việt Nam.
2025-04-25 22:47:32
Đang tải...