Thêm động lực thúc đẩy tăng trưởng vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2023-10-07 09:01:49 0 Bình luận
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở vị trí chiến lược dọc hành lang kinh tế phía Nam của Tiểu vùng sông Mê-Kông mở rộng, kết nối Việt Nam với Campuchia và Thái Lan. ĐBSCL có vùng biển rộng lớn, gần các tuyến hàng hải chính và kết nối với khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Vùng ĐBSCL chiếm 12,8% diện tích, dân số chiếm 18% cả nước; sản lượng lúa chiếm trên 50% cả nước; sản lượng thủy sản chiếm  khoảng 65%; GDP chiếm khoảng 12% cả nước.

Phát huy lợi thế vùng trọng điểm Tây Nam Bộ

Bằng tư duy mới, tầm nhìn mới, cơ hội mới và giá trị mới chính là những điểm nhấn quan trọng của Quy hoạch vùng ĐBSCL. Thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 1670/QĐ-NHNN ngày 30/9/2022 trong đó xác định rõ các nội dung công việc cụ thể, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP. Trong đó, tổ chức tín dụng cân đối vốn, tập trung vốn tín dụng cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, các lĩnh vực ĐBSCL có thế mạnh; đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tăng cường thông tin, nắm bắt nhu cầu, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng, linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp....

Ngoài 13 chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố trong vùng có chức năng quản lý hoạt động ngân hàng trên địa bàn, mạng lưới ngân hàng vùng ĐBSCL còn có 1.972 điểm giao dịch của tổ chức tín dụng, trong đó có 373 chi nhánh cấp I, 1.230 chi nhánh cấp II và phòng giao dịch, 369 quỹ tín dụng nhân dân, 11 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô.

Với mạng lưới sâu rộng, nguồn vốn tín dụng ngân hàng luôn đồng hành, nỗ lực triển khai chính sách tiền tệ, chương trình tín dụng cho vay phục vụ phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp nông thôn; chủ động, tích cực đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn của khách hàng và doanh nghiệp; duy trì thông suốt, không để gián đoạn việc cho vay vốn, dịch vụ ngân hàng mọi thành phần kinh tế, thực hiện vai trò “bà đỡ” về vốn tín dụng cho nền kinh tế vùng.

Động lực vốn tạo tăng trưởng vùng

Kết quả huy động vốn tại khu vực đến hết tháng 8 năm 2023 đạt 775.548 tỷ đồng, tăng 6,27% so với cuối năm 2022 (cao hơn tốc độ tăng cả nước là 5,36%) và chiếm 6,04% tổng huy động vốn cả nước. Dư nợ cho vay đạt 1.032.358 tỷ đồng, tăng 5,35% so với 31/12/2022 (thấp hơn tốc độ tăng cả nước 5,56%) và chiếm 8,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Đáng chú ý, tín dụng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 200.065 tỷ đồng, tăng  4,07% so với cuối năm 2022 (cao hơn tốc độ tăng cả nước là 2,2%), chiếm 19,29% tổng dư nợ  cho vay nền kinh tế khu vực và chiếm 21,97% tổng dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản cả nước.

Tín dụng ngành công nghiệp và xây dựng đạt 174.733 tỷ đồng, tăng 6,65% so với cuối năm 2022 (cao hơn tốc độ tăng cả nước 4,81%), chiếm 16,93% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế khu vực, chiếm 5,38% tổng dư nợ ngành công nghiệp và xây dựng cả nước. Tín dụng ngành thương mại dịch vụ đạt 657.560 tỷ đồng, tăng 4,42% so với cuối năm 2022 (thấp hơn tốc độ tăng cả nước 4,7%), chiếm 63,78% so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế khu vực và chiếm 7,91% tổng dư nợ ngành thương mại dịch vụ cả nước.

Riêng tín dụng lĩnh vực ưu tiên phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 534.356 tỷ đồng, tăng 6,04% so với cuối năm 2022 (cao hơn mức tăng dư nợ nông nghiệp nông thôn cả nước 3,75%), chiếm khoảng 51,76% tổng dư nợ khu vực và chiếm 17,44% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn cả nước. Tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 148.944 nghìn tỷ đồng, giảm 2,07% so với cuối năm 2022 (trong khi mức tăng trưởng tăng dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cả nước là 3,95%), chiếm 6,56% dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cả nước.

Còn tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro bất động sản đến 31/7/2023, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tại khu vực là 121.635 tỷ đồng, chiếm 4,49% tổng dư nợ tín dụng ngành bất động sản, tăng 3,8% so với tháng 12/2022.

Bên cạnh đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn là thế mạnh của khu vực và các lĩnh vực ưu tiên khác theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng cũng tích cực đầu tư cho vay thực hiện các dự án trọng điểm, công trình cấp bách để phát triển cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL. Đến 30/6/2023, tổ chức tín dụng cấp tín dụng đối với 18 dự án BOT, BT giao thông với tổng hạn mức cấp tín dụng là 18.648 tỷ đồng, tổng dư nợ cấp tín dụng là 12.842 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 2 là 3.082 tỷ đồng. Một số dự án có dư nợ lớn, như: (1) Dự án cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận do VietinBank, BIDV, Agribank, VPBank đồng tài trợ với tổng dư nợ là 5.185 tỷ đồng, (2) Dự án BOT đầu tư xây dựng cao tốc mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km2118+600 - Km2127+320,75 và xây dựng tuyến tránh thành phố Sóc Trăng của Quốc lộ 1, tỉnh Sóc Trăng do BIDV tài trợ với dư nợ là 858 tỷ đồng, (3) Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Mỹ Lợi do BIDV, BIDC đồng tài trợ với dư nợ là 758 tỷ đồng,...​

Triển khai Nghị định 31 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đến cuối tháng 7/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 14.268 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt gần 4.758 tỷ đồng, số tiền đã hỗ trợ cho khách hàng đạt khoảng 57 tỷ đồng với 81 khách hàng.

Cho vay đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, các ngân hàng thương mại khu vực đã cho ngư dân vay để đóng mới, nâng cấp 164 tàu (135 tàu vỏ gỗ, 5 tàu vỏ vật liệu mới và 24 tàu vỏ thép) tại 7 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL với tổng số tiền cam kết cho vay là 1.283 tỷ đồng, dư nợ đạt 776 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cho vay cả nước. Nợ xấu vùng ĐBSCL 74% (thấp hơn tỷ lệ nợ xấu cả nước 90%). Cụ thể tỷ lệ nợ xấu của các địa phương theo thứ tự: tỉnh Trà Vinh (100%), Sóc Trăng (98%); Cà Mau (89%); Bến Tre (85%); Bạc Liêu (83%); Tiền Giang (63%); Kiên Giang (27%). Nguyên nhân nợ xấu ngày càng gia tăng do cả nguyên nhân chủ quan từ phía chủ tàu (ngành nghề đóng tàu không phù hợp, năng lực khai thác yếu kém, việc vận hành khai thác tàu vỏ thép không hiệu quả, chủ tàu chây ỳ không trả nợ, cơ chế chuyển đổi chủ tàu không còn phù hợp,...) và nguyên nhân khách quan (ngư trường khai thác không thuận lợi, nguồn lợi thủy sản suy kiệt; tàu đóng mới chất lượng kém máy móc thường xuyên hư hỏng, thiên tai, dịch bệnh,...).

Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp đến cuối tháng 6 năm 2023, trên địa bàn khu vực đã tổ chức được 10 hội nghị đối thoại ngân hàng - doanh nghiệp, qua đó ngân hàng đã thực hiện giải ngân cho vay mới đạt hơn 125 nghìn tỷ đồng cho gần 8.000 doanh nghiệp và một số đối tượng khác. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã cơ cấu lại nợ cho một số doanh nghiệp trên địa bàn, thực hiện các hình thức hỗ trợ khác như giảm lãi suất, nâng hạn mức cho vay cho 1.200 doanh nghiệp với tổng dư nợ được hỗ trợ 1.700 tỷ đồng và thực hiện các hình thức hỗ trợ khác (điều chỉnh giảm lãi suất, giảm phí,..) với dư nợ 6.600 tỷ đồng.

Đáng chú ý, kết quả cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 tổng giá trị nợ được cơ cấu lũy kế đến 31/7/2023 của các tỉnh khu vực ĐBSCL là 5.194 tỷ đồng (gốc là 4.729 tỷ đồng; lãi 465 tỷ đồng) với số khách hàng được cơ cấu (lũy kế) là 1.445 khách hàng.

Nông nghiệp bền vững. Ảnh Trọng Triết

Những vấn đề đặt ra

Mặc dù là một trong 7 vùng kinh tế lớn trong cả nước có thế mạnh về nông nghiệp, đóng góp 50% sản lượng lúa, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% sản lượng cá xuất khẩu và gần 70% sản lượng trái cây của cả nước. Tuy vậy, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai hoạt động ngân hàng tại khu vực đang đặt ra thách thức là:

Một là, nguồn vốn huy động tại khu vực chỉ đáp ứng được 75,12% nhu cầu tín dụng trên địa bàn.

Hai là, hoạt động tín dụng trên khu vực gặp nhiều khó khăn, do tác động từ nhiều nguyên nhân khách quan chung của nền kinh tế, như doanh nghiệp thiếu đơn hàng, thị trường đầu ra, phải cắt giảm lao động, chi phí sản xuất gia tăng khiến lợi nhuận giảm sút, thua lỗ, phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa, rút lui khỏi thị trường... dẫn tới nhu cầu vay vốn giảm mạnh; một số khách hàng không đáp ứng điều kiện vay vốn (đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa). Tăng trưởng dư nợ khu vực (5,35%) thấp hơn so với dư nợ chung nền kinh tế (5,56%), trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực giảm 2,07% so với cuối năm 2022 (dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cả nước tăng 3,95%).

Ba là, đầu tư cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở khu vực còn tiềm ẩn rủi ro, do đây là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trong khi đó, vẫn còn thiếu các biện pháp,    công cụ phòng ngừa để hạn chế rủi ro, chính sách bảo hiểm nông nghiệp chậm triển khai.

Bốn là, tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết một số nơi trong khu vực vẫn bộc lộ hạn chế; số lượng doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính và quản trị để làm vai trò đầu mối của chuỗi liên kết chưa nhiều; khả năng hợp tác, liên kết của người dân còn yếu, xảy ra nhiều trường hợp tự phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột biến, không tuân thủ kỹ thuật và cam kết trong hợp đồng liên kết; chế tài trong liên kết chưa nghiêm dẫn đến việc phá vỡ cam kết của hợp đồng liên kết gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và người dân tham gia liên kết.

Năm là, mặt hàng thủy sản là thế mạnh của vùng, nhưng trong năm 2023 xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn, các thị trường tiêu thụ truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới thiếu ổn định, một số sản phẩm xuất khẩu kém, hàng xuất bị trả về, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và nguồn trả nợ ngân hàng.

Sáu là, một số thủ tục hành chính, như: thủ tục cấp quyền sử dụng đất, tài sản trên đất, đăng ký giao dịch đảm bảo,... chưa kịp thời, doanh nghiệp có công trình xây dựng tại khu công nghiệp chưa được cấp quyền sở hữu gây khó khăn trong việc sử dụng tài sản để bảo đảm khoản vay.

Giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới

Thứ nhất, tổ chức tín dụng tiếp tục đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn, nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng nhằm tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. 

Thứ hai, tăng cường hoạt động truyền thông, phổ biến về cơ chế, chính sách, chương trình tín dụng bằng nhiều hình thức để người dân, doanh nghiệp hiểu và tiếp cận các chính sách, sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng.

Thứ ba, không ngừng phát triển, cung ứng các sản phẩm tài trợ thương mại đối với lĩnh vực xuất khẩu, đa dạng hóa các phương thức thanh toán quốc tế hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp.

Thứ tư, thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, các địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp tăng cường kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tăng cường khả năng tiếp cận các chính sách tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Thứ năm, triển khai nhiều phương thức thanh toán mới ứng dụng công nghệ Blockchain để rút ngắn thời gian xử lý và tăng cường bảo mật trong thanh toán xuất nhập khẩu;.../.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Vụ nhiều người nhập viện sau bữa ăn ở một hội nghị Hà Nội: Cảnh báo an toàn thực phẩm

Trong số 80 người dự tiệc tại Trung tâm Hội nghị đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, 14 người nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, 2 người đã tử vong.
2024-12-21 22:15:00

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

Hải Phòng giao lưu nghệ thuật ‘Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ’

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Đài PT&TH Hải Phòng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố tổ chức giao lưu chương trình nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ” vào tối 20/12, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Tiệp.
2024-12-21 17:06:05

Sóc Sơn: Hơn 1.000 đặc sản vùng miền quy tụ tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024. Đây là chương trình kích cầu mua sắm, tiêu dùng lớn nhất trong năm tại huyện Sóc Sơn.
2024-12-21 15:05:14

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58
Đang tải...