Tiểu đoàn trưởng của chúng tôi

2021-07-17 18:56:51 0 Bình luận
Tiểu đoàn trưởng của chúng tôi thời đánh Mỹ-Ngụy ở miền Đông Nam Bộ là anh Võ Văn Bàng (Tư Bàng), sinh năm 1940 quê ở tỉnh Bà Rịa (nay là Bà Rịa-Vũng Tàu). Anh trốn gia đình đi theo quân giải phóng từ khi chưa tròn 16 tuổi.

Sống trong hàng ngũ quân giải phóng, anh Tư được học văn hóa, học chính trị, quân sự…, được rèn luyện và trưởng thành. Là một tiểu đoàn trưởng mưu trí, gan dạ, dũng cảm trong chỉ huy chiến đấu nhưng anh rất hiền, rất giản dị, gần gũi, chân thành với đồng đội và thương yêu chiến sĩ.

Vợ chồng tác giả Kiều Vĩnh Lộc đón Xuân Tân Sửu 2021.

Tôi nhớ mãi trận đánh vào tháng 4/1974. Đơn vị đươc trên giao nhiệm vụ chiến đấu: đánh chiếm và chốt giữ một đoạn quốc lộ (QL) 2 nối QL1 (đoạn gần thị xã Long Khánh với QL15 - giáp thị xã Bà Rịa ). Con đường này đi qua những đồn điền cao su bạt ngàn của 2 tỉnh Long Khánh và Bà Rịa. Vì sợ bị phục kích nên bọn Mĩ-Ngụy bắt chặt hết cây cao su từ mép đường vào sâu 500m. Trận đánh vô cùng ác liệt, cả hai bên đều chịu nhiều tổn thất . Quân số của tiểu đoàn tôi lúc đó còn chưa tới 300 người. Đến ngày thứ 5, quân Ngụy tăng cường thêm quân của chiến đoàn 52, với những hỏa lực mạnh. Khoảng 9 giờ sáng, chúng bố trí xong đội hình rồi thổi kèn thúc quân xông lên. Tình thế rất căng thẳng, nguy cơ bị tổn thất nặng. Vì quá hoang mang dao động nên một cán bộ chính trị viên phó tiểu đoàn đã cáo ốm rồi lủi về phía sau. Trước tình hình này, tiểu đoàn trưởng Tư Bàng lặng lẽ đi về phía đại đội 14 (đơn vị súng cối 60 và 82), đột nhiên, một tay anh cầm thân súng, một tay xách 2 quả đạn cối 60 rồi nhảy phốc lên bờ công sự thả liền 2 quả đạn cối về 2 phía quân Ngụy. Nghe tiếng đạn cối nổ vang, bọn lính nằm rạp xuống, chớp thời cơ này anh Tư liền ra lệnh rút quân để bảo toàn lực lượng. Từ các đường hào công sự, quân ta tạm rút theo con suối nhỏ để vào rừng cây phía sau. Đến chiều đươc trung đoàn tăng viện thêm quân và một khẩu đội pháo 12ly8. Mười giờ tối tiểu đoàn tổ chức tập kích, quân Ngụy bị tổn thất lớn, cuối cùng ta đã đánh bật được bọn địch, chiếm và chốt giữ hơn 20 km quốc lộ 2.

Anh Tư có biệt tài bắn súng. Khi rảnh rỗi đi bắn chim, săn thú anh dặn không bắn bằng súng Ak, lỗ phá lớn lắm, nên dùng súng AR15. Bắn chim bao giờ anh cũng bắn vào đầu, anh nói bắn vào thân thì nát hết thịt. Một lần anh Tư cùng cậu Nga (liên lạc) đi bắn thú ban đêm. Bình thường như mọi khi thì khoảng hơn 10 giờ tối đã được đầy một bồng thịt thú rừng mang về cho anh nuôi. Hôm đó không hiểu sao chờ mãi tới hơn 12 giờ khuya vẫn chưa thấy anh về. Rất lo lắng, tôi gọi cậu Quý (trung đội trưởng trinh sát) nói chuẩn bị ngay một tổ 6 người để đi đón anh Tư. Vừa lúc đó, anh em đã nhìn thấy anh Tư và Nga đang khiêng con thú to lắm về gần đến nơi. Anh Tư bảo: Trời mới mưa nên không thấy thú đi ăn đêm, đi mãi, đi mãi khi vòng về đến gần suối cạn thì phát hiện 2 chấm xanh không di động, biết đó là mắt của con Báo hoặc con Hổ đang rình mồi. Anh bảo không bắn mà bỏ đi thì có khi nó lại nhảy tới vồ mình, nếu bắn mà bắn trượt hay chỉ làm nó bị thương nhẹ thì nó sẽ lao ngay đến nơi phát ra tiếng súng, rất nguy hiểm, có khi còn mất mạng như chơi. Tự tin vào tay súng của mình, anh Tư bình tĩnh ngắm thẳng vào điểm giữa hai con mắt thú, nín thở bóp cò. Một tiếng nổ vang đanh giữa đêm khuya, hai chấm xanh biến mất. Hồi hộp chờ đợi ở tư thế sẵn sàng, một phút, hai phút rồi ba phút trôi qua không thấy động tĩnh gì, chắc chắn con thú đã chết, anh Tư và Nga đi tới thì nhìn thấy một con Báo Hoa to tướng nằm phủ phục trên đám cỏ tranh. Viên đạn trúng giữa trán con Báo.

Anh Tư Bàng có cái Radio (đài bán dẫn) nhỏ, tôi với anh Tư thường hay cùng nghe bản tin qua làn sóng các đài phát thanh. Anh rất thích nghe ca cải lương, nghe đọc chuyện đêm khuya và chương trình ngâm thơ.

Anh Tư hay hỏi chuyện về Thủ đô Hà Nội, về Văn Miếu Quốc Tử Giám, về Hồ Hoàn Kiếm… Có lần anh bảo: ở Hà Nội có đường Cổ Ngư à? đường đó có gì đặc biệt mà sao thấy nói nhiều trong thơ, văn thế. Tôi giới thiệu qua để anh nghe: đường Cổ Ngư (từ năm 1956 đổi tên là đường Thanh Niên) nằm giữa hai hồ nước, một bên là hồ Trúc Bạch, một bên là Hồ Tây rộng lớn. Đầu đường phía Ba Đình có đền Quan Thánh, trong đền có tượng thánh Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen nặng hơn 8 tấn. Đầu đường bên kia có ngôi chùa cổ, tên là chùa Trấn Quốc, trong chùa có trồng cây Bồ Đề do Tổng Thống Pra-Sát của Ấn Độ mang sang tặng Hồ Chủ tịch trong chuyến thăm Việt Nam năm 1959, Bác Hồ cho mang đến trồng trong sân chùa, nay cây Bồ Đề đã cao lớn, tỏa bóng mát trước sân chùa. Đối diện chùa sang phía hồ Trúc Bạch có nhà hàng bánh Tôm nổi tiếng, có quán gió bán Cà Phê, Kem… luôn đông khách. Quanh hồ còn có Phủ Tây Hồ (thờ Công Chúa Liễu Hạnh), còn có nhiều chùa cổ như chùa Tảo Sách, chùa Phổ Linh, chùa Kim Liên … có nhiều di tích, nhiều truyền thuyết được ghi trong sử sách… Đường Cổ Ngư trồng nhiều hoa, có nhiều ghế đá, nhiều cây cao, bóng mát nên những ngày nghỉ, buổi tối có rất đông người đến chơi, dạo mát.

Nghe tôi nói anh Tư bảo khi nào hết chiến tranh, mình đưa người yêu ra Hà Nội chơi, ông đưa tụi mình đến đấy nhé. Vừa nói vậy anh lại chùng giọng xuống ngay, anh bảo biết bao giờ cuộc chiến mới kết thúc đây, có lẽ khi nào tình hình cho phép mình phải báo cáo tổ chức làm đám cưới thôi, để cô ấy chờ đợi lâu quá rồi, tụi mình cũng còn trẻ trung gì đâu !? (Người yêu của anh Tư là chị Tư Lành, cán bộ huyện hội phụ nữ giải phóng huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa ).

Có đêm trăng sáng, nằm trên võng không ngủ được, nhìn sang bên tôi thấy anh Tư đang cầm chiếc áo ngực của phụ nữ, tay vuốt ve, mắt lim dim, miệng cười tủm tỉm. Tôi nằm yên để không làm anh mất hứng. Buổi chiều đi tắm ở dưới suối, tôi trêu:

- Ông đang cất dấu gì ở trong bồng (cái bồng để đồ thay ba lô), thành khẩn khai báo mau không tôi phát lệnh kiểm tra đấy.

Anh Tư cười khì khì: - Cái đó của Tư Lành đưa cho, cô ấy bảo mang theo để khi nào nhớ em thì lấy ra xem.

Nghe nói vậy, tôi thương anh Tư quá!

Nhà Tròn trăm tuổi – biểu tượng độc đáo của thành phố Bà Rịa.

Sau chiến thắng 30/4/1975, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. Tháng 8 năm 1975 tôi cùng một số anh em trong tiểu đoàn về huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa để cùng với cơ quan huyện hội phụ nữ, huyện đội và gia đình tổ
chức lễ thành hôn cho anh Tư Bàng với chị Tư Lành. Đám cưới được tổ chức trong Hòa Bình nên rất trang trọng, đủ đầy, vui vẻ. Người đến dự rất đông, cùng vui mừng chúc phúc cho anh chị.

Ngồi ở dưới ngắm nhìn người tiểu đoàn trưởng tài ba, tiếng tăm lừng lẫy, bây giờ đang lóng ngóng, ngượng ngùng cầm tay vợ đi lên chào khách…nhưng ánh mắt, nét mặt của cả hai người đang rạng ngời hạnh phúc, tôi rất xúc động và mừng cho hạnh phúc của họ.

Sau đám cưới tôi ghé tai nói nhỏ với anh Tư: Từ nay ông có thứ thiệt rồi, hãy gói kỹ cất đi làm kỷ niệm, không phải mang cái vật ấy ra để xem, để xoa xoa, bóp bóp nữa nhé. Anh Tư gật gật đầu, đấm nhẹ vào lưng tôi rồi lại cười khì khì...!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35

OPES thắng lớn với bộ đôi giải thưởng danh giá tại Insurance Asia Awards 2025

Ngày 8/7/2025 tại Singapore, OPES vinh dự được trao tặng 2 giải thưởng danh giá là “Sáng kiến ứng dụng AI của năm” và “Nhà bảo hiểm số của năm” tại lễ trao giải Insurance Asia Awards 2025. Trước đó, OPES cũng vinh dự lọt “Top 10 Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ uy tín năm 2025” do tổ chức xếp hạng uy tín Vietnam Report công bố.
2025-07-09 16:53:39
Đang tải...