Tín dụng: Dòng vốn chủ lưu của nền kinh tế

2023-09-05 09:03:30 0 Bình luận
Hơn 35 năm qua, song hành với thành tựu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sau Đổi mới có vai trò không nhỏ của vốn tín dụng.

Dòng vốn chủ lưu

Từ chỗ bao cấp tín dụng, lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động, hầu như không có điều kiện tín dụng… sau 35 năm, hoạt động tín dụng đã trưởng thành cả về quy mô và các quy chuẩn kiểm soát chất lượng tín dụng, phòng ngừa rủi ro. Đến nay, tín dụng vẫn là dòng vốn chủ lưu của toàn bộ nền kinh tế, là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Ngân hàng chuẩn bị sẵn sàng nguồn tiền để cho vay. Ảnh Trọng Triết

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2022 tăng trưởng tín dụng đạt 14,16%. Đây là tốc độ tăng trưởng khá so với những năm gần đây, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2021 chỉ là 12%, năm 2020 là 12,13%. Đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu vốn cho mọi đối tượng/thành phần kinh tế.

Hằng năm, Ngân hàng Nhà nước phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD). Bên cạnh đó, thường xuyên chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ như cho vay lâm, thuỷ sản; cho vay thu mua lúa gạo; cho vay phát triển nhà ở xã hội…

Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng các cơ chế kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán…

Để tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp, hiện nay các ngân hàng cũng đang tích cực đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng để tăng cường cho vay không có bảo đảm bằng tài sản;..

Dù ghi nhận những đóng góp của dòng vốn tín dụng vào thành tựu tăng trưởng của nền kinh tế trong hàng chục năm qua, song không nên có tâm lý coi tín dụng là chìa khoá của tăng trưởng và là giải pháp cho mọi vấn đề của nền kinh tế. Điều này dẫn đến tâm lý phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng và làm trì hoãn các nỗ lực nhằm phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu và các kênh huy động vốn khác.

Tuy nhiên, thực tế khả năng tiếp cận tín dụng đầy đủ của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần có “một cơ sở hạ tầng tài chính tốt” để vượt qua 4 khó khăn: thông tin bất cân xứng, động lực cho vay, chi phí giao dịch và cơ chế rời thị trường… Ba trong số 4 khó khăn nêu trên có thể được giải quyết nếu các bên cho vay được tiếp cận thông tin về bên vay một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác.

Đáng chú ý, hiện chỉ 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam có khả năng tiếp cận tín dụng. Khoảng 70% còn lại khó hoặc không có khả năng tiếp cận tín dụng. Có 6 lý do dẫn đến thực trạng trên.

Thứ nhất, Việt Nam đang thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính tốt, bao gồm hệ thống về giao dịch bảo đảm, hệ thống chia sẻ thông tin tín dụng, các chế định về mất khả năng thanh toán và phá sản. 

Thứ hai, các bên đi vay  thiếu tài sản bảo đảm. Thông thường, các bên đi vay không có nhà cửa hay đất đai mà chỉ có các khoản phải thu hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh hay các loại tài sản là động sản khác.

Thứ ba, thị trường còn thiếu các dịch vụ và sản phẩm tài chính ngân hàng phù hợp dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Thứ tư, các định chế tài chính còn chưa đa dạng để có thể có cả các TCTD ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng hoạt động trên thị trường.

Thứ năm, các bên đi vay thiếu tính minh bạch trong báo cáo tài chính; phương án kinh doanh còn chưa có tính thực thi; các doanh nghiệp khởi nghiệp còn chưa có thông tin về tín dụng và doanh thu còn thấp.

Thứ sáu, bên cho vay thiếu thông tin về doanh nghiệp.

Kinh nghiệm ở các thị trường cho vay chuẩn mực trên thế giới, bên cho vay sử dụng 10 - 20 nhà cung cấp dữ liệu và phân tích dữ liệu bên thứ 3 ngoài báo cáo tín dụng. Ở các thị trường non trẻ hơn, bên cho vay sử dụng 2 - 3 nguồn của bên thứ ba. Các bên cho vay ở Việt Nam cũng đang thực hiện tương tự. Do đó, cần phát triển một không gian lớn hơn cho “dữ liệu thay thế ngoài báo cáo tín dụng”, một thị trường dành cho các nhà cung cấp dữ liệu và phân tích dữ liệu bên thứ 3.

Như vậy, khả năng tiếp cận tín dụng đầy đủ không thể xảy ra một cách độc lập. Thị trường tín dụng cần có “một cơ sở hạ tầng tài chính tốt” để vượt qua 4 khó khăn: thông tin bất cân xứng; động lực cho vay (làm thế nào để khiến người vay trả nợ?); chi phí giao dịch và cơ chế rời thị trường.

Theo trên, bên cạnh những nội dung như hệ thống về giao dịch bảo đảm, các chế định về mất khả năng thanh toán và phá sản thì hệ thống báo cáo tín dụng (CRS) tốt sẽ giúp bên cho vay có được bản dữ liệu tín dụng chính xác, kịp thời, đầy đủ, và phù hợp về bên vay, qua đó giúp giảm tình trạng bất cân xứng thông tin, tạo động lực trả nợ vay, giảm chi phí giao dịch, và kiểm soát rủi ro về các khoản nợ quá hạn.

Ngoài hệ thống báo cáo tín dụng thì thị trường dữ liệu và phân tích dữ liệu là một công cụ giúp phát triển tài chính bao trùm và là nền tảng cơ bản cho hoạt động và phát triển của ngành tài chính số.

Hạn chế rủi ro từ tập trung tín dụng

Cùng với sự tăng trưởng về quy mô tín dụng, hành lang pháp lý và hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn rủi ro tín dụng ngày càng kiên cố và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.

Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng các tiêu chuẩn về giới hạn an toàn cho TCTD như tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi không quá 85%; tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung/dài hạn không quá 34%. Những TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ bị hạn chế trong việc cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng…

Tại Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) trình Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước đề xuất giảm tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một/một nhóm khách hàng. Theo đó, tổng dư nợ mà các ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô có thể cấp cho một khách hàng từ mức 15% vốn tự có như hiện tại sẽ giảm xuống còn 10%; với một khách hàng và người có liên quan giảm từ 25% xuống còn 15% (bao gồm cả tín dụng lẫn trái phiếu). Tương tự, giảm từ 25% và 50% xuống còn 15% và 25% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Quy định này được thiết kế nhằm hạn chế tình trạng rủi ro từ tập trung tín dụng đã gây ra những hệ lụy không tốt đến thị trường tài chính trong nước thời gian vừa qua./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
2025-04-03 14:54:46

CCB Nguyễn Quang Hường đã nhận được Giấy chứng nhận thương binh

Trải qua 48 năm, tính từ ngày bị thương, mặc dù phải qua nhiều lần giám định, nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng đội, nhất là AHLĐ thời kỳ đổi mới, thương binh ¼ Trần Hồng Quảng (nay là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam), sự vào cuộc của Tạp chí điện tử Hòa nhập và sự trợ giúp của các cơ quan chức năng, đến nay CCB Nguyễn Quang Hường đã nhận được giấy chứng nhận thương binh.
2025-04-03 11:54:05

Bộ Công an điều tra hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Thiên An Phát

Công ty Cổ phần Khoáng sản Thiên An Phát, có trụ sở tại Tiểu Khu 4, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, do ông Nguyễn Xuân Tùng làm đại diện pháp luật, đang là tâm điểm của cuộc điều tra do Bộ Công an tiến hành về các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản. 
2025-04-03 00:59:00

Bẫy đầu tư kỳ nghỉ du lịch: Khách hàng lao đao vì NovaGroup

Công ty Cổ phần Global Membership (thuộc Tập đoàn NovaGroup) đang đối diện với hàng loạt phản ánh tiêu cực khi bán kỳ nghỉ du lịch mà không có giấy phép lữ hành. Theo thông tin từ Sở Du lịch TP.HCM, công ty này chưa từng được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, điều này đặt ra nghi vấn về tính pháp lý của các sản phẩm du lịch mà công ty đã cung cấp đến khách hàng trong thời gian qua.
2025-04-03 00:39:40

Cuộc thi "Đan Mạch trong mắt em năm 2024" đã tìm ra tác phẩm xuất sắc nhất

Vượt qua hơn 24.000 các thí sinh, em Nguyễn Hoàng Thịnh - học sinh lớp 6 trường Hà Nội Victoria (Hà Nội) đã giành giải đặc biệt của cuộc thi "Đan Mạch trong mắt em năm 2024".
2025-04-02 16:14:12

Herbalife Việt Nam - năm thứ 5 liên tiếp đồng hành cùng Giải Vô Địch Quốc gia Marathon

Việt Nam, tháng 3 năm 2025 – Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, là Nhà Tài Trợ Dinh Dưỡng chính thức của giải chạy lâu đời và giàu truyền thống nhất Việt Nam, Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong, năm thứ năm liên tiếp. Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 28 đến 30 tháng 3 năm 2025 đã thu hút hơn 7.000 vận động viên chuyên nghiệp và phong trào trong nước và quốc tế.
2025-04-01 14:51:21
Đang tải...