Từ thương binh 3/4 đến “ông vua” thanh long ruột đỏ đất Trảng Bom

2018-07-22 17:35:13 0 Bình luận
Cây thanh long ruột đỏ mang về trên 3 tỷ đồng/năm cho cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc - "ông vua" thanh long ruột đỏ đất Trảng Bom, Đồng Nai.

Xuất ngũ trở về với sức khỏe giảm sút và hai bàn tay trắng, nhưng bằng bản lĩnh và ý chí của Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc từng bước tìm tòi và thành công trên con đường phát triển kinh tế nông nghiệp, được mệnh danh là "ông vua thanh long ruột đỏ" ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.


Cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc được mệnh danh là “ông vua thanh long ruột đỏ” ở Đồng Nai.


Sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng ở tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương), ông Đoàn Trung Ngọc đi bộ đội từ năm 15 tuổi, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau giải phóng ông lập gia đình rồi về huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai sinh sống, trên mình vẫn mang theo vết thương chiến tranh: ông là thương binh hạng 3/4.

Những năm đầu, thương binh Đoàn Trung Ngọc bắt tay vào làm kinh tế nông nghiệp với đầy rẫy những khó khăn. Mảnh đất vỏn vẹn 2 sào được ông dùng trồng đủ loại cây, từ dưa leo, đậu đũa đến cây công nghiệp như cà phê, tiêu… Ông cố gắng thử sức với nhiều loại cây trồng nhưng đều không thành công. Năng suất thấp, giá trị không cao nên hoa lợi từ mảnh đất chỉ giúp gia đình ông đủ sống qua ngày. Ông phải làm thêm nghề sửa máy nông nghiệp để trang trải cuộc sống gia đình.

Khó khăn chồng chất, suốt hàng chục năm trời, kinh tế gia đình ông không khá nổi. Bước ngoặt đến với thương binh Đoàn Trung Ngọc vào năm 2010 khi ông mạnh dạn trồng cây thanh long ruột đỏ.

Được sự hỗ trợ của địa phương, ông Ngọc là một trong 3 nông dân trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ ở đất Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Loại cây này ngay lập tức cho thấy phù hợp với thổ nhưỡng, năng suất tốt, giá trị cao… Nhờ vậy, kinh tế gia đình ông dần được cải thiện.

Vật lộn với cuộc sống, cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc chia sẻ, có những lúc quá nhiều khó khăn khiến ông muốn bỏ cuộc, nhưng ý chí của người lính không cho phép ông buông xuôi.

"Mình sống sót được về là rất may mắn. Mình phải cố gắng vươn lên, làm được cho bản thân mình, cho gia đình mình, xã hội để xứng đáng là bộ đội cụ Hồ. Nếu trong chiến tranh là một chiến sĩ thì thời bình mình là một nông dân, một trụ cột gia đình", ông Đoàn Trung Ngọc tâm sự.

Chỉ trong vòng vài năm, từ diện tích chỉ khoảng 5 sào (5.000 m2 đất), ông Ngọc đã mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ lên tới 8 héc-ta, năng suất đạt 15 – 20 tấn/ha trồng theo chuẩn Việt GAP. Với giá bán ổn định, trung bình khoảng 25.000 đồng/kg, (riêng loại 1 dành cho xuất khẩu có thể đạt trên 40.000 đồng/kg), mỗi năm cây thanh long ruột đỏ mang về cho ông Ngọc lợi nhuận trên 3 tỷ đồng. Ông Đoàn Trung Ngọc được mệnh danh là "ông vua" thanh long ruột đỏ đất Trảng Bom.

Không chỉ lo cho mình, ông Ngọc bằng uy tín của người lính Bộ đội Cụ Hồ đứng ra vận động các nông dân trong vùng cùng tham gia chuyển đổi mô hình kinh tế, thay thế những loại cây trồng kém hiệu quả bằng cây thanh long ruột đỏ. Năm 2012, ông cũng là người vận động, thành lập Tổ hợp tác Thanh long ruột đỏ huyện Trảng Bom với 16 thành viên, diện tích 20 ha. Đến nay, tổ hợp tác này đã có 22 thành viên, diện tích trên 75 ha.

Mô hình sản xuất của của cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc được chính quyền địa phương đánh giá cao trong phong trào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương.

Ông Trần Quốc Hơn, Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom nhận xét: "Chính quyền xã ghi nhận sự đóng góp rất lớn của ông Đoàn Trung Ngọc là một cựu chiến binh, người đầu tiên xung phong áp dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, từ đó nhân rộng tới các hộ khác, mang lại kinh tế rất cao".

Hiện ông Đoàn Trung Ngọc cùng Hợp tác xã Thanh long ruột đỏ Trảng Bom đang tiếp tục có những cải tiến trong kỹ thuật canh tác, sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP và xa hơn là Global GAP, hướng đến mô hình phát triển bền vững, tìm thị trường xuất khẩu giá trị cao và ổn định.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...