Vào Đại học bằng mọi giá: Sai lầm của những "trẻ sơ sinh 18 tuổi"?

2016-08-18 13:54:04 0 Bình luận
Không học đại học thì chết ngay ư? Các bạn học để tự lập, sao không tự lập ngay đi? Tin tôi đi, vài năm đi làm trước khi tiếp tục học không bao giờ phí phạm đâu. Thậm chí còn là nền tảng làm các bạn lớn vọt lên có điều kiện theo học đại học đấy.

Cần sớm thay đổi tư duy "phải học đại học mới mong đổi đời" trong xã hội hiện nay. (Ảnh minh họa)
 
Hôm thứ Sáu vừa rồi, tôi nhận được một cuộc gọi từ số lạ, hóa ra là anh bạn nhỏ người Mông, tên Vừ Mí Sơn, học lớp 12. Cả mùa hè rồi, Sơn đã ra làm thuê, phát cỏ, đào ao cho tôi. Câu đầu tiên đã là: “Chú ơi, Chủ nhật chú có việc gì không cho cháu ra làm với”. Chú nhóc mới mua được cái điện thoại hơn 300 nghìn, trước thì toàn lấy số của bố gọi.
 
Tôi rất ưng chú nhóc, nói vậy thôi chứ trừ cái mặt non choẹt ra thì thân thể đã cao lớn và cường tráng. Vừ Mí Sơn luôn rất chăm chỉ, 2 tháng hè không nghỉ làm ngày nào. Tôi hỏi: “Lấy lương 9 triệu sẽ làm gì?”, Sơn chỉ cười: “Cháu mua sách năm học này”. Hỏi: “Có thi đại học không?”, cười: “Cháu không biết có đỗ nổi không”. Hỏi: “Đỗ có tiền đi học không?”, cười: “Cháu lại đi làm thuê”.
 
Tôi tin, với thái độ sống này, chú nhóc sẽ thành công trong đời.
 
Cứ đến tầm này hàng năm, hễ mở báo mạng ra, là chúng ta rất dễ bắt gặp những hàng title kiểu: “Giấc mơ giảng đường đại học xa vời với thí sinh đạt 25 điểm”, “Nam sinh mồ côi đạt 27 điểm không có tiền nhập học”, “Bố cặm cụi nhặt rác gom từng đồng lẻ cho con vào đại học”.... Và đến phần bình luận của độc giả thì: “nhà nước đâu mà để người nghèo hiếu học không có tiền di học?”, “Xây hàng trăm công viên, quảng trường, tượng đài sao bằng đầu tư cho người nghèo hiếu học?”.
 
Và phong trào quyên tiền từ thiện lại nổi lên.
 
Thật ngán ngẩm. Đành rằng việc tôn trọng sự học là truyền thống đáng gìn giữ ở một nước Á Đông như Việt Nam. Nhưng ở thế kỷ 21, người ta có hàng ngàn lối đi để thành công, và học đại học chỉ là một trong những lối đó.
 
Tôi có nhiều người bạn thành công mà chẳng hề qua đại học, nhưng chỉ nói chuyện vài câu đã kính nể tri thức của họ.Và cũng có nhiều người bạn khác, thành công chả hề liên quan gì đến lĩnh vực họ học trong trường đại học. Và cũng nhiều bạn học khá trong trường đại học học nhưng rồi thất nghiệp dài lê thê hoặc tự coi mình là thất bại trong sự nghiệp. Ai đó vẫn thường nói sự học để thành công là một quá trình ngoài đời, không trường đại học nào dạy cả. Tất cả họ đều công nhận một điều: được học là tốt, nhưng học trong trường lớp không đảm bảo thành công , cả sự nghiệp lẫn làm người. Và họ, mãi sau này, mới nhận ra rằng, học ở đâu cũng được, chả cứ trường đại học.
 
Tôi thực sự thấy buồn khi nhiều thí sinh đạt điểm cao, nhưng không đủ khả năng tự chi trả cho sự học, đáng ra nên kiếm một nghề, hốt rác cũng được, rửa chén cũng được, osin cũng được... tích cóp vài năm rồi theo đuổi việc học thì lại than thở, chờ đợi người khác giúp đỡ.
 

Ảnh minh họa
 
Không học đại học thì chết ngay ư? Các bạn học để tự lập, sao không tự lập ngay đi? Tin tôi đi, vài năm đi làm trước khi tiếp tục học không bao giờ phí phạm đâu. Thậm chí còn là nền tảng làm các anh chị lớn vọt lên có điều kiện theo học đại học đấy.
 
Và tôi càng không hiểu nổi lối giáo dục kiểu gì lại chấp nhận và tôn vinh việc những ông bố, bà mẹ trần thân đạp xích lô, lăn lê phụ hồ, cặm cụi móc bọc ... nuôi con ăn học.
 
Những đứa con đấy, theo tôi, chúng ta đã thất bại ngay từ đầu khi muốn xây dựng một thế hệ tự lực, tự cường. Tôi chưa thấy một xã hội văn minh nào coi đó là chuyện bình thường chứ đừng nói là chuyện đáng tự hào.Vậy mà tôi lại đang thấy những đứa “trẻ sơ sinh 18 tuổi”, cơm không biết nấu, áo không biết giặt, ăn xong quăng bát ... và đi học đại học.
 
Lối giáo dục coi Đại học là cánh cổng duy nhất để bước vào đời, thế nên năm nào cũng có vài vụ tự tử do không đậu đại học. Lối giáo dục này sẽ đưa tư duy cuồng bằng cấp thành xương sống của nền học thuật quốc gia, và rồi hệ quả tất yếu là chuyện “buôn ghế” giành lấy một chỗ ngồi.
 
Xã hội nào thay đổi khi chính các thành tố không chịu thay đổi? Lối giáo dục này coi mọi nghề nghiệp sản xuất, tạo sản phẩm chính cho xã hội mà không qua đại học là nghề nghiệp thấp kém, hạ đẳng.
 
Đến bao giờ thì các bạn tư duy được như người Nhật, khi nghề điều dưỡng viên (không học đại học) được coi trọng và trả lương cao vời vợi? Khi nào thì các bạn tư duy dược như người Thụy Sĩ, khi các nghề thủ công được coi như nghề cao sang, tinh hoa nhất và lương cao nhất?
 
Lối giáo dục coi Đại học là con đường đổi đời nhanh chóng lại càng sai lầm. Tích lũy kiến thức, tư duy, kỹ năng để từ một anh nông dân móng tay vàng nước phèn thành một anh cổ cồn trắng tinh tế thưởng thức rượu vang, nghe nhạc thính phòng tại một khách sạn 5-6 sao cần vài chục năm miệt mài, thậm chí cần hàng chục thế hệ chứ không chỉ là bộ quần áo, ví tiền và cái bằng đại học.
 
Nên biết rằng, phổ cập giáo dục là nhiệm vụ của nhà nước và xã hội, đã dừng lại khi hết lớp 12. Tôi còn cho là nó nên dừng ở lớp 10, vì mọi kiến thức phổ thông cơ bản khi ấy đã đủ. Những kiến thức khác có thể thu thập bằng nhiều cách trong đời. Sau lớp 10, người ta nên vào đại học hay học nghề hoặc đi làm luôn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: năng lực học thuật, năng lực tài chính, đam mê, mong muốn cá nhân, nhu cầu xã hội...
 
Chuyện người nghèo không có tiền vào đại học rất không liên quan tới các chủ trương xây tượng đài và phát triển cơ sở hạ tầng vật chất của mảng khác của nhà nước.
 
Giáo dục, y tế, phát triển du lịch… mỗi mảng đều phải có phần độc lập nhau. Lo lắng hỗ trợ người nghèo để thúc đẩy mặt bằng chung xã hội là tốt, nhưng hy sinh quyền lợi được vui chơi giải trí của người khác thì sao thể gọi là công bằng xã hội được? Cái người nghèo cần, là một việc làm tốt, khi chăm chỉ nỗ lực sẽ đem lại cơm ăn áo mặc, văn hóa, giải trí, kiến thức được tăng dần, chứ không phải là cho con họ đi học đại học bằng mọi giá.
 
Các bạn nghèo, các bạn hãy nhìn lại xem mình có đủ tay chân không, có đui què sứt mẻ không? Sao các bạn nghèo mãi vậy. Những anh giàu có kia, có phải ai cũng có của từ cha ông để lại không?
 
Buồn cười là ít lâu nữa, khi hoa phượng nở đỏ trời, là đề tài thừa thầy thiếu thợ, hàng mấy trăm ngàn kỹ sư cử nhân ra trường ngơ ngác thất nghiệp, không thể kiếm được việc làm trong khi lực lượng lao động tay nghề cao thì hiếm như sao buổi sớm.
 
Để kích thích và rèn luyện khả năng tự chủ, tự lập, ý tưởng “những ai muốn theo học đại học”, ngoài thi đỗ, phải có vài năm tự lập trong môi trường không gần bố mẹ ví dụ như vào chùa ở Thái Lan, hay đi nghĩa vụ quân sự tại Hàn Quốc… cũng là điều nên suy nghĩ.
 
Nếu không, e rằng ngày mà các bạn “con nhà có điều kiện” phải nhìn chú nhóc người Mông vượt qua mình không còn xa đâu.
 
Xuân Đôn (BQL Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.
2024-05-08 18:23:59

Quảng Ninh: Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

Thừa uỷ quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Cô Tô vừa tổ chức trao thưởng đột xuất: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân có hành động dũng cảm, cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.
2024-05-08 13:33:39

Vẻ đẹp say lòng khách quốc tế của Bãi Kem Phú Quốc

Nằm lười trên bãi cát trắng mịn của Bãi Kem, để được vỗ về bởi nắng và gió biển nồng nàn và xoa dịu bằng những thanh âm rì rào của sóng vỗ, tán dừa vi vút, bất kỳ du khách nào cũng chung một suy nghĩ: “Thiên đường có lẽ chỉ đến thế mà thôi”.
2024-05-08 11:24:00

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, hội viên trẻ

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 đã đề ra, được sự giúp đỡ của Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp vì người mù Sao Mai, sáng ngày 6/5/2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc HNM tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khóa tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức tin học cho 15 cán bộ, hội viên trẻ trên địa bàn.
2024-05-08 10:31:36

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26
Đang tải...