Vì sao Singapore lý tưởng?

2016-03-29 15:02:50 0 Bình luận
Singapore từng là một làng cá của người Mã Lai khi bị chiếm làm thuộc địa của Anh vào thế kỷ XIX. Sau đó, Nhật chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ hai và sau nữa là một phần trong sự kiện kết tạo thành Liên bang Mã Lai. Khi Singapore dành được độc lập, hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài, trong đó có cả lương thực, rau, hoa quả. Đến cả nước ngọt cũng phải nhập và chiếm đến một nửa lượng nước ngọt là phải nhập. Khi đó Singapore còn là một nước không ổn định về chính trị xã hội và không phát triển về kinh tế.


Thế mà giờ đây, Singapore được mệnh danh là “Thành phố cây xanh”, “Thành phố sạch nhất thế giới”; “Nơi an toàn và điểm đến lý tưởng nhất thế giới”; “Sự lựa chọn hàng đầu trong du học”… Vì sao lại có kết quả như vậy? Vì sao thế giới tôn vinh Singapore đến thế? Một trong những lý do chủ yếu làm cho Singapore trở thành một quốc gia lý tưởng đến vậy:

Đất nước xanh và sạch

Tuy có diện tích khiêm tốn nhưng Singapore nổi tiếng trên thế giới về vấn đề xanh - sạch và thân thiện với môi trường “xanh và sạch” theo đúng nghĩa. Không một mẩu rác trên đường, màu xanh của cây cối phủ khắp cả vùng chính là ấn tượng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tại đây, việc xả rác không đúng chỗ bị phạt rất nghiêm ngặt. Chính bởi vậy, đi trên mỗi con phố ở Singapore, mọi thứ được làm sạch bong.

Dự án phủ xanh thành phố bắt đầu từ những năm 1963 đến nay. Hiện có hơn 365 công viên với diện tích trên 1.800ha, các công viên đều có kết hợp làm các khu vui chơi giải trí cho người già và trẻ em và cho các hoạt động thể dục thể thao khác. 95% đường phố đã được phủ xanh còn lại 5% là do bảo tồn các khu ở cũ.

Chính phủ Singapore đã coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển KT-XH. Quan niệm của Chính phủ cho rằng việc trồng cây xanh tạo động lực để phát triển kinh tế và du lịch phát triển thúc đẩy phát triển kinh tế. Lượng khách đến Singapore du lịch và mua sắm ngày càng tấp nập đóng góp to lớn cho thu nhập của người dân và nguồn thu cho ngân sách.

Nếu ai đã từng đến Singapore sẽ thấy, ngay từ trong sân bay dọc tuyến đường từ sân bay Changi về trung tâm thành phố, cây xanh cũng đã được chăm sóc như một công viên. Không một mét vuông đất trống nào lại không được tận dụng để trồng cây và hoa. Từ vỉa hè, dải phân cách, trên cầu vượt, trên ban công những tòa nhà cao tầng, trường học, bệnh viện… thậm chí các mảng bê tông như chân trụ cầu đều có cây xanh phủ kín, nhiều đoạn đường như những khu rừng nhiệt đới. Công viên và khuôn viên các nhà cao tầng đều tận dụng địa hình và đất đào để tạo cảnh quan cho đô thị. Trong nhiều bồn hoa, dải phân cách nằm rải rác suốt các đại lộ của Singapore phần lớn là những cây hoa giấy, lá màu đẹp mắt.

Việc xây dựng, mở rộng các tuyến đường đều phải cơ bản vẽ quy định lộ giới cây xanh và bản vẽ cây xanh do một cơ quan chuyên trách xét duyệt. Cơ quan này có trách nhiệm quản lý, giám sát việc duy tu và trồng cây xanh, các nhân viên kỹ thuật được phân công theo dõi cụ thể về tình trạng cây xanh, hàng tháng phải báo cáo về tình trạng cây để có chế độ quản lý và chăm sóc.

Đất nước an toàn của thế giới

Singapore xếp hạng an toàn cá nhân thuộc loại cao nhất thế giới mặc dầu là quốc gia đa sắc tộc, người Hoa chiếm 76,8%; người Malai 13,9%; người Ấn Độ, Pakistan, Srilanka 7,9% và người gốc khác 1,4% (nguồn Wiki). Một đất nước đa sắc tộc như vậy nhưng nhờ vào nền giáo dục và pháp luật, sự quan tâm của Chính phủ nên cuộc sống nơi đây điển hình là một xã hội ngăn nắp và công bằng với ý thức cao của từng cá nhân.

Hầu hết du khách và người dân nơi đây đều cảm thấy an tâm về tình hình an ninh ở Singapore. Họ có thể thoải mái mua sắm mà không phải lo sợ trộm cắp.


Cuộc sống ở đây thanh bình đến độ nhiều siêu thị và gian hàng không lắp đặt thiết bị kiểm soát an ninh. Người mua hàng có thể thoải mái chọn mua hàng bày la liệt cả trong và ngoài siêu thị, mang ra mang vào đến khi nào mua đủ hàng thì mang tới quầy thanh toán. Singapore là quốc gia có tỷ lệ tội phạm gần như thấp nhất thế giới.

Không chỉ cho tài sản, mà còn là cả tính mạng, nhân quyền. Trong các triệu phú chọn Singapore, 89% cho rằng chất lượng sống là quan trọng nhất và 83% chọn chính trị ổn định. Tỷ lệ triệu phú tại Singapore hiện cao nhất thế giới với 17%, theo sau là Qatar và Kuwait. Dân số Singapore hiện là 5,3 triệu người, trong đó, có 2 triệu là người nước ngoài.

Giao thông an toàn, tiện lợi

Với hệ thống giao thông an toàn bậc nhất, năm 2013 Singapore và Nhật Bản đều nằm trong danh sách 25 quốc gia có tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông thấp nhất trên thế giới (theo báo cáo của BBC). Các tuyến đường và cột đèn giao thông trên khắp quốc đảo này được trang bị với hơn 200 camera cảm ứng giám sát các vi phạm giao thông.

Có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, nhưng có 2 loại phổ biến nhất ở đây là xe buýt và tàu điện ngầm, sau đó là taxi. Phương tiện giao thông thủy cũng có, chủ yếu là loại thuyền máy nhỏ được dùng cho mục đích du lịch. Thành phố còn thực hiện chính sách tăng thuế ô tô và phát triển hệ thống giao thông công cộng để đảm bảo chất lượng an toàn của bầu không khí.

Bên cạnh đo, phải nói đến ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người dân rất cao. các phương tiện giao thông trên phố đều chạy với tốc độ trên 40km/h nhưng đặc biệt chấp hành tốt về quy tắc giao thông, không lấn đường, không dừng sai phần đường, không có chuyện vượt đèn đỏ và tuyệt đối không hề có tiếng còi xe.

Những điều trên đây chính là lý do vì sao Singapore lại được thế giới ngưỡng mộ đến vậy bởi đất nước Singapore đó tự vươn lên bằng bàn tay, khối óc và sự thông minh, năng động của mình.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42

Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong

Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00

Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 18:36:03
Đang tải...