Ý nghĩa của cây sung trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam

2018-02-15 08:24:08 0 Bình luận
Nhân dân ta rất thích trồng cây sung và bày sung trong ngày Tết. Trong mâm ngũ quả ngày Tết bao giờ cũng có thêm một chùm quả sung. Theo quan niệm dân gian, sung là loại cây cảnh mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, tượng trưng cho sự sung mãn, tròn đầy. Vì vậy, nhà dù nghèo hay giàu Tết đến cũng có cành đào (hoặc mai) và một đĩa trái cây gồm xoài, dừa, đu đủ, mãng cầu và sung.


Trong đó chùm sung được coi là vật linh không thể thiếu. Trong nghệ thuật, cây cảnh, đặc biệt cây cảnh thế ở Hà Nội, sung được đứng đầu trong bộ tam đa: Phúc (sung), lộc (lộc vừng) và Thọ (vạn tuế).

Theo truyền thuyết Phật giáo, trái sung còn gọi là hoa Ưu đàm. Ưu đàm, tiếng Phạn gọi là Udambara, cây này sinh ra hoa ưu đàm, 3000 năm mới nở một lần nên gọi là Linh hoa thụy (hoa điềm linh). Khi hoa Ưu đàm xuất hiện thì sẽ có bậc Kim Luân Vương xuất hiện hoặc điềm lành sẽ đến. Kinh Pháp hoa có nhắc lại lời Phật: “Thật khó mà gặp hoa ưu đàm.”

Cây Ưu đàm (ưu đàm thụ) tức cây sung, còn gọi là vô hoa quả, tên khoa học Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây thân gỗ, cao khoảng 15-20m. Lá hình ngọn giáo hay bầu dục, hơi có lông nhung trên cả hai mặt lá khi còn non, cứng, nguyên hay hơi nhăn nheo, dài 8-20cm, rộng 4-8cm; mọc so le; thường bị sâu ký sinh tạo thành mụn nhỏ (gọi là lá sung tật).

Quả sung, thực chất là hoa, hay còn gọi là quả giả. Bên ngoài giống như một đế hoa, bên trong mọc tủa tủa những cánh hoa li ti và được khép kín lại thành hình tròn, giống như quả vậy. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, nên dân gian có câu: “rụng như sung.”

Khi hoa nở, một mùi hương, quyến rũ, ngọt lịm tỏa ra từ một lỗ nhỏ trên đầu trái, khiến cho các loài côn trùng nhỏ tìm cách chui vào bên trong. Chính vì thế, khi bổ trái sung thường thấy có côn trùng ở trong đó.

Phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi... Sung rừng có cây to đến vài người ôm, cao trên 20m, trái quanh năm.

Trên thế giới, sung có nhiều ở Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Chúng thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt và cũng được trồng quanh bờ ao hoặc ven sông. Nhưng nhiều nhất là mọc ở núi cao, rừng thẳm. Người ta dùng quả sung, lá sung làm thực phẩm và dùng cả nhựa, lá, vỏ cây để làm thuốc.

Đặc biệt, ở vùng Địa Trung Hải, có loại sung ngọt (Ficus carica L.), thân gỗ nhỏ, dạng bụi cao trung bình 3-4m, lá có hình chân vịt với 5-7 thùy cách nhau bởi những góc lõm sâu. Cây sung ngọt này mới được nhập về trồng ở Phú Yên và Khánh Hòa.

Quả sung ngọt có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, trừ ho, cầm máu, trừ lỵ và nhuận phế. Quả khi chín ngọt, phơi khô có vị ngọt như chà là. Người Ấn Độ dùng quả sung ngọt để giải khát và bổ dưỡng. Người Trung Quốc dùng làm thuốc chữa táo bón, viêm ruột, hầu họng sưng đau, bổ dạ dày, giải độc. Sung ngọt còn dùng chế biến thành mứt ăn bổ huyết.

Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: Protéin 1g, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, vitamin B1 0,04mg, B2 0,03mg, PP 0,3mg và C 1mg.

Trong 100g lá sung tươi có các thành phần sau: nước 75,0g, protein 3,4g, lipid 1,4g, cellulose 4,8g, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g.

Quả sung thường dùng muối ăn như cà muối, luộc ăn với nước chấm hoặc kho. Lá sung non có thể ăn sống như rau, lộc sung dùng gói nem.

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả còn xanh dùng cầm tiêu chảy. Quả sung và lá non ăn giúp lợi sữa cho sản phụ.

Nhựa mủ dùng bôi ngoài chữa các chứng sang độc, chốc lở, đinh nhọt, bỏng, các loại ghẻ. Cành lá và vỏ cây sung dùng chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ ít sữa. Liều dùng 10-20g, sắc uống.

Trong sách Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng nhựa sung chữa các loại đinh nhọt và dùng lá sung non chữa trẻ em bị lở ghẻ. Trong sách Bách gia trân tàng, Hải Thượng Lãn Ông dùng lá sung tật nấu nước cho uống và xông rửa mặt chữa trên mặt bị nổi từng cục u nhỏ sưng đỏ.

Ở Ấn Độ, rễ sung dược dùng chữa lỵ, nhựa rễ cây dùng chữa tiêu khát (đái tháo đường); lá sung sấy khô, tán bột, trộn với mật ong chữa bệnh túi mật; quả dùng chữa rong kinh, khạc ra máu; nhựa sung dùng chữa bệnh trĩ và tiêu chảy.



Khách tham quan triển lãm sinh vật cảnh. (Nguồn: TTXVN)



Ngày nay, cây sung được trồng trong bồn, chậu non bộ làm cảnh, rất được ưa chuộng. Người ta nhân giống bằng hạt (nhân hữu tính) hoặc bằng cách chiết cành, giâm cành (nhân vô tính). Thường nhân bằng hạt được thực hiện nhiều hơn vì tạo ra cây con khỏe hơn./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Người thầy, người lính và nhà ngoại giao tầm vóc

Thầy tôi, một trái tim ấm áp của người lính Bộ đội Cụ Hồ, một tấm lòng rộng mở luôn khát vọng được cho đi, gieo những mầm xanh của hy vọng và hạnh phúc, một vị Tướng mang trên ngực những danh hiệu cao quý nhưng lại gần gũi hết mực, như muốn thấu hiểu và yêu thương hết thảy mọi người. Thầy tôi - Thượng tướng, Viện Sỹ, Tiến sỹ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Huy Hiệu.
2025-02-02 18:00:52

TBT Tô Lâm: Rạng rỡ Việt Nam nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết “Rạng rỡ Việt Nam”, nhắc lại những thành tích của Đảng trong 95 năm qua, đặt mục tiêu phấn đấu cho toàn Đảng, toàn dân trong thời kỳ mới.
2025-02-02 14:30:00

Mừng thọ - nét đẹp văn hóa dân tộc ngày đầu xuân

Hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, các địa phương trên địa bàn Hà Nội lại long trọng tổ chức Lễ chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi. Nét đẹp được gìn giữ qua nhiều thế hệ nhằm thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Kính lão đắc thọ”.
2025-02-02 10:30:00

Sẵn sàng khai hội Gióng đền Sóc - Xuân Ất Tỵ 2025

Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là một trong những sự kiện văn hoá, tín ngưỡng lớn của Hà Nội. Lễ hội Gióng đền Sóc hàng năm thu hút hàng triệu du khách thập phương đến tham quan, vui chơi, làm lễ cầu may đầu Xuân. Chính vì vậy, công tác chuẩn bị được huyện Sóc Sơn đặc biệt quan tâm.
2025-02-02 09:08:18

Lễ hội giỗ Thành Hoàng làng Đình Đa Phúc

Theo thông lệ truyền thống chiều ngày 2/1/2025 ( Tức ngày 4 tháng giêng/ Ất Tỵ ) ban Lễ hội Đình làng Đa phúc long trọng tổ chức lễ dâng hương lên Thành Hoàng làng cầu một năm mới mưa thuận, gió hoà, cho toàn thể nhân dân thôn Đa phúc ấm lo, hạnh phúc. Đại biểu gồm các đại diện các dòng họ thuộc khu vực Sài Sơn, con em xa quê và khách thập phương và nhân dân làng Đa phúc.
2025-02-01 17:40:00

Tưởng nhớ Anh hùng Vũ Văn Hiếu – "Chết còn trút áo cho nhau"

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), trong không khí mùa Xuân Ất Tỵ, chúng tôi – nhóm đồng chí từng vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng trong thời kỳ kháng chiến thống nhất đất nước – đã có dịp trở về thăm chiến trường xưa. Chúng tôi đến viếng mộ đồng chí Vũ Văn Hiếu tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo, tưởng nhớ người Bí thư đầu tiên của Đặc khu ủy khu mỏ Hòn Gai (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Đồng chí Vũ Văn Hiếu là tấm gương sáng ngời về phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản, một huyền thoại về tinh thần hy sinh quên mình: "Chết còn trút áo cho nhau Miếng cơm dành để người sau ấm lòng." (Tố Hữu)
2025-02-01 07:36:04
Đang tải...