Ghé thăm ngôi chùa cầu duyên nức tiếng Hà Nội

2024-11-06 09:51:16 0 Bình luận
Tọa lạc ngay trung tâm quận Cầu Giấy, Hà Nội, Chùa Hà không chỉ thu hút du khách ghé thăm bởi vẻ đẹp cổ kính của một địa danh đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm mà còn được nhắc tới với danh hiệu ngôi chùa cầu duyên linh nghiệm nhất miền Bắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về nguồn gốc sự linh thiêng của ngôi chùa cổ này.

Đi chùa cầu duyên là nét đẹp tâm linh của người trẻ Việt Nam. Vào những ngày đẹp, không cứ phải ngày rằm, mùng 1 hay mỗi khi Tết đến xuân về, các chàng trai, cô gái lại nô nức sắm sửa lễ vật đến chùa cầu duyên. Chùa Hà chính là ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất Hà Nội, nơi gửi gắm hy vọng "khi đi lẻ bóng, khi về có đôi" của nhiều bạn trẻ.

Tại sao chùa Hà trở thành ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Hà Nội?

Để hiểu tại sao chùa Hà lại trở thành nơi được các bạn trẻ gửi gắm những mong ước về đường tình duyên, chúng ta có thể tham khảo về hai truyền thuyết xung quanh sự ra đời của chùa Hà.

Truyền thuyết thứ nhất diễn ra vào thời vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054-1072). Khi đó, nhà vua đã 42 tuổi nhưng vẫn chưa có con nên tìm một ngôi chùa để cầu tự, sau này sinh được Thái tử Càn Đức. Trên đường đi, nhà vua có ghé thăm một ngôi chùa khác và ban tiền trùng tu. Chùa này sau được đặt tên là Thánh Đức tự (chính là chùa Hà ngày nay).

Truyền thuyết thứ hai, vào thời vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497), nhằm tưởng nhớ công ơn của các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí và Đinh Liệt đã cưu mang, đưa ông lên ngôi vào năm 1460 nên cho xây chùa Hà. 

Một câu chuyện khác là vào thời vua Lê Hy Tông (trị vì 1675-1705), hai lái buôn người làng Thổ Hà làm ăn phát đạt đã công đức một số tiền lớn để tu bổ ngôi chùa, lợp mái ngói. Từ đó, hai làng Thổ Hà và làng Vòng kết mối tâm giao, đặt tên cho ngôi chùa là Bối Hà (tên gọi khác là chùa Hà).

Từ các truyền thuyết nói trên, có thể thấy cụm di tích đình - chùa Hà là chốn quy tụ, tưởng nhớ những mối lương duyên tốt đẹp. Có lẽ cũng từ đây mà chùa Hà được nhiều người tin tưởng tìm đến mỗi khi có ước vọng nào đó mong được thành sự thật, trong đó có cả cầu duyên. Dẫu biết mọi thứ trên đời muốn được quả thì phải tạo nhân, không chỉ cầu xin mà được, tuy nhiên có một điều chắc chắn, chùa Hà đã là điểm tựa tinh thần của biết bao thế hệ người Việt.

"Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi"

Theo quan điểm của đạo Phật, trên đời gặp nhau là do nhân duyên, phải có nhân, có duyên mới gặp được nhau rồi trở thành người yêu. Tục ngữ cũng có câu: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Vì vậy, tìm được một ý trung nhân là cơ duyên tốt lành hiếm có mà chúng ta phải trân trọng. Tuy vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay không phải ai cũng dễ dàng tìm được người bạn đời tâm đầu ý hợp. Cuộc sống bận rộn khiến cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau ít đi hoặc làm nảy sinh nhiều trắc trở, sóng gió trong tình yêu. Vì vậy, các chàng trai, cô gái đã sắm sửa đồ lễ tới chùa Hà để cầu cho chuyện lứa đôi của mình được thuận lợi suôn sẻ.

Dạo quanh một vòng mạng xã hội, chúng ta có thể bắt gặp không ít những câu chuyện bàn luận về chủ đề “Đi cầu duyên tại chùa Hà”. Có những câu chuyện kiểm chứng thành công độ linh nghiệm của ngôi chùa này nhưng cũng có người chưa được như ý nguyện.

Bạn Diệu An, một người khách đã đi lễ chùa Hà chia sẻ: “Hôm đó là ngày 18 Âm lịch, mình có việc ra Hà Nội nên tiện thể ghé chùa luôn. Mình được cô ở cạnh chùa sắp lễ cho, cô dặn là vãn cảnh chùa 30 phút rồi hẵng hạ lễ nhưng khi đó mình vội về quê nên vào xin hạ lễ rất vội. Nhưng giờ mình có người yêu rồi nên mình nghĩ nếu thực sự thành tâm sẽ được như ý nguyện”. 

“Chùa Hà thiêng thật nhưng họ bảo mình không nên đi đôi để đến cầu, chỉ nên đi một mình, cầu xong rồi đi thẳng đừng cầu xong lại đi dạo trong chùa. Quan trọng là không phải ai đi cầu về Ông Tơ và Bà Nguyệt cũng se tơ cho đâu.” Bạn Nguyễn Thu Hằng lại chia sẻ một lời khuyên có phần khác so với bạn Diệu An.

Các bạn trẻ tới cầu duyên tại chùa Hà.

Bác Trọng Ngọc, chủ Kiot 6 chùa Hà kể về câu chuyện cầu duyên mà bác ấn tượng nhất trong nhiều năm sắm đồ lễ dâng vào chùa: "Đó là một cặp đôi yêu nhau từ thời sinh viên và tới dâng lễ tại chùa cầu cho tình cảm được thuận hòa bền chặt. Đến nay, dù đã nên duyên vợ chồng và có con cái, hàng năm hai vợ chồng vẫn tới chùa cầu tài lộc và bình an cho gia đình.”

Cạnh chùa Hà có các kiot bán đồ lễ và hướng dẫn dâng lễ.

Qua các câu chuyện được kể lại có thể thấy rằng mỗi người khi tới chùa Hà đều mang những tâm sự riêng, nhưng chung quy lại họ đều có khát khao muốn tìm được hạnh phúc của đời mình.

Cầu duyên tại chùa Hà sao cho đúng?

Chùa Hà linh thiêng nhưng phải biết cách cầu nguyện, bày biện lễ vật khởi phát tấm lòng thành, nguyên sơ không tạp niệm mới mong vạn sự được như ý. Dù là khấn xin bằng tâm thành, nhưng cũng phải hiểu được thứ tự xin lộc trong chùa, đặt lễ ở đâu như nào, khấn xin Phật Thánh ra sao. Tâm thành thì chẳng thể đo, nhưng sự chu đáo, tấm lòng như thế nào là được thể hiện qua việc ấy.

Chùa Hà nhiều ban, và mỗi nơi lễ lạt cũng có phần khác biệt. Ban Tam Bảo là nơi thờ Phật nên dâng hương vòng, nến, hoa quả, bánh cầu an cho gia đình và bản thân. Lễ dâng ban Đức Ông cầu tài lộc gồm có rượu, trà, thuốc, hoa quả. Nam thanh nữ tú, ai muốn cầu duyên thì dâng lễ ở ban Tam tòa Thánh Mẫu gồm có có hoa hồng, trầu cau, túi muối duyên, quả bánh, nến hồng. Lễ nhiều hay ít là tùy tâm, nhưng phần lễ dâng Mẫu xin duyên không thể thiếu được hoa hồng nhung - loài hoa tượng trưng cho tình yêu.

Phần lễ dâng lên ban Mẫu không thể thiếu hoa hồng.

Sau khi đã chuẩn bị đủ lễ và sớ thì tiến hành dâng lễ lên từng ban theo thứ tự: ban Tam Bảo, ban Đức Ông, ban Mẫu, các ban khác không có lễ ta có thể dâng tiền lễ. Thắp hương xong vào các lư hương ngoài sân chùa theo thứ tự từ lư hương trước hồ nước trước chính điện, trước nhà Mẫu và đình Bối Hà, ta bắt đầu đi khấn trong chính điện giống theo thứ tự dâng lễ. Ở điện Mẫu cầu duyên ta thỉnh cầu Tam tòa Thánh Mẫu tâm nguyện của bản thân cho gặp được đúng người trong bản mệnh, người có duyên phu thê, có gia cảnh tương đồng, sớm có nhân duyên trong nay mai và hôn nhân trăm năm hạnh phúc.

Hạ lễ ở mỗi ban cũng khác nhau. Sau khi vái tạ, lễ ban Tam Bảo nên dâng lại nguyên trên ban, lễ ban Đức Ông xin lộc, lễ ban Mẫu xin nước, túi duyên, quả bánh về thụ lộc. Tiền vàng, sớ trạng ở tất cả các ban mang đi hoá. Sau khi hoá vàng và sớ xong thì quay lại lư hương trước hồ nước vái 3 vái rồi mới ra về. 

Vạn sự tùy duyên, cứ an nhiên mà sống

Lễ chùa theo ý nghĩa sơ khởi chính là thời khắc con người tiếp xúc với tự nhiên, hòa mình vào tự nhiên để kiếm tìm sự thảnh thơi cho cõi lòng. Cầu duyên khiến cho tâm hồn an yên, giúp cân bằng cảm xúc đối với chuyện tình yêu hay chỉ đơn giản là mở rộng tấm lòng để đón nhận những duyên lành sẽ xuất hiện trong cuộc sống của mình.

Bởi vậy, có tâm khởi phát, cầu an yên, mong duyên lành là điều tốt. Tuy nhiên, nếu đi chùa cầu duyên mà chưa tìm được ý trung nhân thì vẫn cần có thái độ ứng xử đúng mực, không oán trách thần Phật, “phỉ báng” chốn linh thiêng. Vì phúc phận của mỗi người khác nhau, không thể nói trước được, hãy để “vạn sự tùy duyên”. Tùy duyên không phải là thụ động, tiêu cực, buông xuôi, phó mặc cho chuyện gì đến thì đến, mà ngược lại, theo quan niệm của Phật giáo đó là tâm thái sống minh triết, chủ động và tích cực chuyển hóa để đi đến thành công, đặc biệt là khả năng chấp nhận thực tại, an nhiên trước mọi biến động thuận nghịch, thăng trầm vốn dĩ của cuộc đời. Vì vậy, sau khi lễ chùa nếu vẫn chưa tìm được nửa kia của mình thì các chàng trai, cô gái hãy kiên trì tu dưỡng bản thân, học cách ứng xử tinh tế sâu sắc rồi những duyên lành tự nhiên sẽ đến.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...