Lai Châu: Nét văn hóa đặc sắc giữa lòng Tây Bắc

2023-02-23 09:24:15 0 Bình luận
Nhưng năm qua, Lai Châu luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc, góp phần xây dựng Lai Châu phát triển toàn diện, bền vững.

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đến thời điểm này, tỉnh Lai Châu có 5 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, gồm: Nghệ thuật múa Xòe, Trò chơi kéo co của dân tộc Thái, Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao, Lễ hội Gầu Tào của người Mông và Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Lự. Bên cạnh đó, Di sản hát Then của dân tộc Thái đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Phát huy thế mạnh từ sự phong phú, đa dạng, nét riêng có trong văn hóa truyền thống các dân tộc, 16 khu, điểm là làng văn hóa du lịch (đã được UBND tỉnh công nhận) thường xuyên duy trì hoạt động văn nghệ, sinh hoạt văn hóa dân gian và từng bước tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan, tìm hiểu.

Lai Châu đang ngày càng đầu tư phát triển du lịch văn hóa cộng đồng tại các huyện, bản phải kể tới như: bản văn hóa du lịch Vàng Pheo thu hút du khách bởi những điệu xòe nổi tiếng, những món ăn độc đáo của người Thái trắng đầy mới lạ, ăn một lần mà khó có thể nào quên; hay là một bản Sin Suối Hồ với vẻ đẹp nên thơ của những con suối, ngọn thác, với nét ẩm thực độc đáo từ thắng cố đến mèn mén, canh bí nương,... hay là một bản Thèn Pả với đồi thông rộng gần 4ha là điểm check in vô cùng mới lạ - nơi đây được ví như một “Đà Lạt” thơ mộng của Lai Châu.

Nhận thấy được tiềm lực đó, tỉnh Lai Châu đang ngày càng đẩy mạnh công tác giáo dục và tuyên truyền bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống còn sót lại, trân trọng và tự hào về những giá trị tinh thần tốt đẹp còn lưu lại.

Văn hóa nhà ở của đồng bào dân tộc Lai Châu

Mỗi dân tộc ở Lai Châu lại có cách xây dựng nhà cửa khác nhau. Đây là một trong những văn hóa các dân tộc ở Lai Châu vô cùng độc đáo. Nếu người Thái, người Tày hay cư dân nhóm Môn – Khơ me ở nhà sàn thì người H’Mông, người Dao, người Tạng – Miến lại sống ở nhà trệt. Mỗi dân tộc khác nhau lại xây dựng những kiểu nhà mang phong cách và kiến trúc đặc trưng khác nhau phù hợp với văn hóa của dân tộc mình như: người Thái trắng sẽ xây nhà sàn có lan can rất dài trước nhà, người Thái đen lại xây nhà sàn có mái hình mu rùa có khau cút ở 2 đầu đốc hay người H’Mông xây nhà gỗ bằng pơ mu hay nhà trình tường của người dân tộc Hà Nhì.

Văn hóa các dân tộc ở Lai Châu – nét độc đáo trong trang phục 

Bên cạnh nét độc đáo về nhà ở, trang phục cũng là một nét văn hóa các dân tộc ở Lai Châu rất độc đáo, mỗi dân tộc tại đây lại có cho mình những bộ trang phục truyền thống riêng từ hoa văn, hình dáng đến màu sắc, chất liệu,... Đối với du khách, điều đầu tiên gây ấn tượng nhất có lẽ chính là những bộ trang phục truyền thống đầy rực rỡ được dệt nên bởi đôi bàn tay khéo léo. 

Mỗi đường chỉ thêu, mỗi họa tiết, hoa văn đều thể hiện những góc nhìn khác nhau về đời sống, thể hiện nét văn hóa khác biệt của mỗi dân tộc. Với các cô gái Mông, váy xòe cùng vô số những nếp gấp để tạo nên độ nặng khi di chuyển nhưng vẫn đầy ý nhị và kín đáo. Hay những cô gái Hà Nhì lại có những trang phục sặc sỡ hơn từ đỏ, vàng, xanh, trắng, đen,.. hoa văn được làm từ sáp ong hoặc các tấm vải màu. Bộ trang phục của người Dao thì lại có đầy đủ áo, yếm, khăn và thắt lưng.

Bạn cũng có thể dễ dàng thấy được váy hay áo của người Thái khác hẳn với váy và áo của người Lào hay người Kinh. Hay áo dài của người Thái trắng cũng không hề giống với áo dài của người Thái đen. Bên cạnh đó, những trang sức đi kèm của các đồng bào dân tộc tại Lai Châu cũng vô cùng đa dạng từ vòng đeo cổ, đeo tay đến đeo chân, đều được làm từ vàng, bạc, đồng, nhôm hay hạt cườm,... vô cùng tỉ mỉ. 

Nét ứng xử tốt đẹp trong ăn uống của người dân Lai Châu

Trong ăn uống, mỗi dân tộc khác nhau ở Lai Châu lại có những nét ứng xử khác nhau rất độc đáo. Bữa ăn thường sẽ được dọn ra trên một chiếc bàn bằng gỗ hoặc một chiếc bàn được làm từ mây, tre đan lại với nhau cô cùng khéo léo. Thường, bữa ăn có thể diễn ra ở gần bếp, nếu có khách thì bữa ăn sẽ được chuyển ra gian nhà ngoài để rộng rãi hơn và cũng là để thể hiện sự hiếu khách của gia chủ.

Cũng như những nét văn hóa ứng xử trong bữa ăn của chúng ta, các dân tộc tại đây cũng có nét ứng xử rất đẹp khi những miếng ăn ngon bao giờ cũng được dành cho người cao tuổi, trẻ em hay khách ghé chơi nhà.

Phong tục tập quán đầy tính nhân văn của người dân Lai Châu

Văn hóa các dân tộc ở Lai Châu còn đặc biệt ở những phong tục tập quán riêng của dân tộc đó. Đặc biệt là nét đẹp phong tục trong hôn nhân, các chàng trai cô gái đều tìm hiểu nhau qua các buổi họp chợ, hay chơi hội. Trong đám cưới cũng vậy, cùng với những nghi thức khác nhau của mỗi dân tộc thì sẽ có những màn hát đối giao duyên hết sức thú vị. 

Hay mỗi khi trong gia đình ai có người thân qua đời thì cả dòng họ hay cả bản sẽ chung tay góp của cải nào là gạo, ngô, con gà, con lợn, góp công sức nấu cơm, lấy nước để giảm bớt đi nỗi lo kinh tế cho gia đình. Chính vì thế mà tính cộng đồng và tình cảm của mọi người cũng càng thêm gắn chặt hơn.

Các ngày lễ hội phong phú tại Lai Châu

Để có thể khám phá hết hoàn toàn các nét văn hóa các dân tộc ở Lai Châu thì bạn phải hòa mình vào một trong số các lễ hội ở nơi đây. Nơi bạn có thể đắm chìm trong những làn điệu dân ca, rộn ràng cùng các nhạc cụ dân tộc đầy thú vị. Những lễ hội truyền thống của người dân Lai Châu có thể kể đến như tết Nguyên đán, tết nguyên tiêu, tết thanh minh hay tết đoan ngọ, tết cơm mới,... Cùng với vô vàn những lễ hội lớn như lễ hội Nàng Han, lễ hội Kin Pang then, lễ hội té nước cầu mưa,...

Ngoài những lễ hội ra thì bạn cũng có thêm gia những phiên chợ phiên để thưởng thức những món ăn dân tộc, tham gia vào những trò chơi dân gian độc đáo.

Thời gian tới, Lai Châu tiếp tục triển khai hiệu quả đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của từng dòng họ, tộc người, đặc biệt là các dân tộc chỉ có ở Lai Châu. Tỉnh gắn công tác bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc với phát triển du lịch, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh thiên nhiên, con người Lai Châu đến với du khách trong và ngoài nước; góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại hội MTTQ thành phố Hạ Long: Đoàn kết, kỷ cương, dân chủ, đổi mới, phát triển

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hạ Long lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được tổ chức trong 2 ngày 19 và 20/4 đã thành công tốt đẹp. Đây là đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh với khát vọng: Xây dựng thành phố Hạ Long kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.
2024-04-20 19:27:03

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00
Đang tải...