Lấy bằng tại các trường đại học: Của đi thay người!

2016-03-24 15:59:40 0 Bình luận
Không chỉ chạy điểm để được “vớt” qua các môn học, sinh viên tại nhiều trường đại học hiện nay còn bỏ tiền mua bằng từ trung bình lên khá, khá lên giỏi, để dễ xin việc!

Trao đổi với chúng tôi về chuyện chạy điểm, nhiều sinh viên và “cựu” sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tỏ ra rất dè dặt, đến khi chúng tôi khẳng định chỉ phản ánh sự việc mà không nêu tên tuổi cụ thể, một số mới thừa nhận từng chi tiền triệu để “mua” điểm. L.H.N, sinh viên khoa Quản trị kinh doanh là một trong số đó.

Giữa tháng 3-2015, khi biết số điểm tổng kết các môn học theo hình thức tín chỉ của mình đã đủ để được bằng khá, N đã yên tâm. Nhưng sau khi nghe nhiều người “hiến kế” rằng:  “sống trong thời buổi này mà không có quan hệ thì khó khăn lắm, tốt nhất là cứ bằng giỏi cho chắc”. N gọi điện cho một sinh viên đã “từng trải” nhờ “tư vấn”. Sau khi “nghiên cứu” bảng điểm của N, “tiền bối” này quả quyết chỉ cần chi 5 triệu đồng để chạy 2 môn Tài chính Doanh nghiệp và Quản trị Chiến lược thì điểm tổng kết sẽ đủ để nhận bằng giỏi, sau đó sinh viên này hướng dẫn N “quy luật” để phong bì cho thầy cô.



Ảnh minh hoạ

Làm theo hướng dẫn, N chạy đủ số tiền. Sau đó không lâu, N kiểm tra trên website của trường thì thấy số tiền 5 triệu đồng rất “hiệu quả”. Chạy điểm trót lọt, cuối tháng 7-2015, N nghiễm nhiên cầm trên tay tấm bằng giỏi.


Nguyễn Lan Phương, một sinh viên đã tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ với chúng tôi:  “Cứ đến cuối mỗi học kỳ, các sinh viên lại rụch rịch chuẩn bị tiền để qua môn học. Không ôn thi, học lệch tủ, không mở được phao... Nhiều bạn chọn cách đưa phong bì cho thầy cô bộ môn để qua điểm chết hay giành điểm cao”.


Việc “đút” phong bì cho thầy cô trước vài ngày thi là điều phổ biến ở các trường đại học hiện nay. Phong bì dày hay ít được tính toán theo luật dựa vào tính chất môn học, vào tính tình của thầy cô đó và được công khai giữa sinh viên.


Nắm bắt được những giảng viên “nhận tiền” trong trường, sinh viên “vũ trang” đầy đủ để “hỏi thăm” tại nhà giảng viên với những chiếc phong bì ẩn trong túi hoa quả, gói quà trước kỳ thi.

Khi hỏi về cách đi cho khéo, Nguyễn Kim Dung, một sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Việt-Hưng chia sẻ kinh nghiệm: “Trước tiên phải gọi điện hỏi giáo viên bảo là đi hỏi bài, nếu được đồng ý thì đi và đi chỉ tầm 5 người trở lại, tiền bỏ vào phong bì, có ghi rõ họ tên từng người, mã sinh viên, lớp, khoa rồi bỏ vào túi hoa quả”.

Ngoài việc bỏ tiền để nâng cao điểm số, một số trường đại học còn có sự việc sinh viên chỉ cần “đóng” đủ số tiền là có thể nhận bằng như ý muốn. Sinh viên tên Đ.T.A.T, khoa Kế toán trường Đại học Kinh Doanh & Công nghệ tiết lộ: “để mua bằng giỏi ở trường này thì mất 20 triệu, bằng khá 10 triệu, chỉ cần có tiền là có bằng, không cần biết điểm hiện tại là bao nhiêu, có đi học đều hay không, còn nếu chạy theo môn thì 2 triệu”.


Ảnh minh hoạ

Thực tế là vài năm gần đây, trường đại học mọc lên như nấm, người có bằng đại học, thạc sĩ cũng ngày càng nhiều nhưng năng lực thì hạn chế. Thiết nghĩ cũng “có lý” vì có học hành gì đâu, tấm bằng giờ đây được mua bán như mớ rau, không cần dùng kiến thức để nhận bằng nữa mà dùng tiền, dùng “của” để đi thay “người”. Trước những sự việc tiêu cực nêu trên, những quan chức lãnh đạo thường nói rằng: “Kết quả thanh tra sẽ được công bố rõ ràng, minh bạch. Nhà trường sẽ làm rõ có hay không tiêu cực. Nếu phát hiện sai phạm thì ai sai sẽ bị xử lý nghiêm”. Nói thì thế, nhưng hãy chờ xem.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.
2024-09-09 12:00:00

Hải Phòng được hỗ trợ 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Để khắc phục hậu quả nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, Trung ương đã quyết định hỗ trợ TP.Hải Phòng số tiền 100 tỷ đồng. Đây là thông tin tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Hải Phòng vào chiều 8/9
2024-09-09 10:06:49

Nhiều tỉnh miền núi căng mình chống lũ

Trong khi các địa phương như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng…tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi thì từ đêm 8/9 nhiều tỉnh miền núi như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Lạng sơn, Cao Bằng… phải căng mình chống lũ.
2024-09-09 10:04:44

Bất ngờ biết có virus viêm gan trong người, còn cơ hội đào thải?

Bệnh nhân L.T.T chỉ mới 22 tuổi khi nhận kết quả nhiễm viêm gan B trong lần thăm khám sau một thời gian hay mệt, chán ăn. Cô là một trong nhiều người trẻ đang mang trong mình căn bệnh gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng này. Thế nhưng, đa phần trong số họ chỉ tình cờ biết có bệnh khi khám sức khỏe.
2024-09-09 09:54:27

Tại sao xe ô tô điện bị cháy lại khó dập hơn xe chạy xăng dầu?

Xe điện ít bị cháy hơn xe sử dụng động cơ xăng dầu truyền thống nhưng một khi cháy, pin lithium-ion trong xe điện sẽ khó dập tắt hơn nhiều.
2024-09-09 01:01:00

Hàn Quốc sẽ cấm ô tô điện sạc hơn 90% pin vào hầm đỗ xe chung cư

Hàn Quốc đang rục rịch triển khai một loạt biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ hỏa hoạn từ ô tô điện, trong đó có việc sẽ cấm ô tô điện sạc hơn 90% pin vào hầm đỗ xe tại các khu chung cư.
2024-09-09 00:56:00
Đang tải...