Những điểm mới trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020

2021-06-09 11:06:46 0 Bình luận
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi)đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua gồm 7 chương và 58 Điều. Pháp lệnh này quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; nguồn lực thực hiện; quản lý nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. So với pháp lệnh hiện hành, pháp lệnh 2020 có nhiều điểm mới.

Cụ thể:

- Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng năm 2020 có 7 chương, 58 điều . So với Pháp lệnh hiện hành, dự thảo đã bổ sung 03 chương, bỏ 01 chương và 03 điều, bổ sung 13 điều; có 36 điểm mới thuộc 8 nhóm nội dung lớn về đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc thực hiện, điều kiện, tiêu chuẩn ưu đãi người có công với cách mạng người có công, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, về quản lý nhà nước, về tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, xử lý vi phạm.

-Pháp lệnh người có công cách mạng 2020 mở rộng phạm vi điều chỉnh, cụ thể bổ sung: Công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nguồn lực thực hiện; quản lý nhà nước.

 - Về đối tượng hưởng ưu đãi: Pháp lệnh năm 2020 cơ bản kế thừa đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi có công cách mạng được quy định tại Pháp lệnh 2007, tuy nhiên làm rõ những đối tượng là thân nhân của người công cách mạng bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

- Pháp lệnh người có công cách mạng 2020 bổ sung một số khái niệm như: nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; người có công nuôi liệt sĩ, người sống cô đơn, tỷ lệ tổn thương cơ thể, hành động dũng cảm; công việc cấp bách, nguy hiểm.

- Về chế độ ưu đãi với người có công và thân nhân: Pháp lệnh năm 2020 quy định rõ hơn các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ, nhất là các chế độ ưu đãi khác bao gồm: cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình…, ưu tiên tuyển sinh, tạo việc làm; hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất....

- Pháp lệnh năm 2020 bổ sung thêm một số nguyên tắc trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công cách mạng và thân nhân của người có công cách mạng như:

+ Chăm lo sức khỏe vật chất, đời sống tinh thần của người có công cách mạng và thân nhân người có công cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm giúp đỡ và thực hiện chính sách , chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Bảo đảm mức sống của người có công cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

Với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 

+ Cơ bản Pháp lệnh năm 2020 so với pháp lệnh hiện hành bổ sung thêm đối tượng thân nhân của người có công mạng được hưởng chế độ ưu đãi: Pháp lệnh 2007 chỉ quy định con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ. Pháp lệnh 2020, mởi rộng thành thân nhân, gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi).

+ Pháp lệnh 2020 mở rộng đổi tượng và chế độ được hưởng như:  Bảo hiểm y tế đối với vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi  hoặc nếu từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng; khuyết tật đặc biệt nặng (Trong khi pháp lệnh hiện hành chỉ quy định con người hoạt động trước 1945  được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học).

- Về điều kiện công nhận liệt sĩ: Pháp lệnh 2020 bổ sung thêm trường hợp được công nhận liệt sĩ như:

+ Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định.

+ Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội…

- Về chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ: Pháp lệnh 2020 đã bổ sung trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy vợ hoặc chồng khác mà con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau: Trợ cấp tuất hằng tháng, bảo hiểm y tế.

-  Pháp lệnh năm 2020 có bổ sung quy định mới về công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ: Theo đó công trình ghi công liệt sĩ gồm: Nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ.

- Pháp lệnh năm 2020 quy định rõ nguồn lực thực hiện so với pháp lệnh hiện hành: Theo đó quy định rõ các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công cách mạng, gồm: nguồn ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, biếu, tặng cho, ủng hộ, đóng góp của tổ chức cá nhân trong nước, ngoài nước; các nguồn lực hợp pháp khác.

- Ngoài ra Pháp lệnh 2020 còn quy định rõ về các trường hợp không xét công nhận người có công với cách mạng trong các trường hợp: Tham gia các hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước; đào ngũ, phản bội, chiêu hồi…chết, bị thương binh do tự mình gây ra, vi phạm pháp luật…

Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng năm 2020 sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2021.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và những ký ức về trận chiến tháng 4 lịch sử

Ký ức đầu tiên nhưng cũng là trận đánh làm ông nhớ mãi vào năm 1970. Đó là trận tiêu diệt cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở Sáp Đá Mài – Tân Kim – Cam Lộ – Quảng Trị đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1970. “Lúc đó tôi là Đại đội trưởng Đại đội 2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 của mặt trận B5...
2024-10-24 16:02:56

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho người khuyết tật ở nước ta hiện nay

Người khuyết tật (NKT) thường đối mặt với vô vàn thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục - hai yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng nền tảng phát triển toàn diện và hội nhập xã hội cho mọi cá nhân. Việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ này khiến NKT bị hạn chế về cơ hội, cản trở quá trình hòa nhập cộng đồng và tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội.
2024-10-24 14:35:00

Nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm: Thực tiễn và giải pháp từ Đảng bộ huyện Điện Biên

Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và phức tạp của cấp ủy và UBKT các cấp, đòi hỏi người cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn; khéo léo vận động, thuyết phục, kể cả đấu tranh làm cho đối tượng được kiểm tra khắc phục tâm lý lo sợ, tự ti, mặc cảm, định kiến, phản ứng, thiếu hợp tác trở nên tự giác, chủ động phối hợp trong quá trình kiểm tra. Trong những năm qua, đảng bộ huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm đã được xử lý kịp thời, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
2024-10-24 14:25:00

Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất: Bước tiến đáng tự hào trong thể thao người khuyết tật

Trong hai ngày 22 và 23/10/ 2024, tại Hội Người Mù tỉnh Ninh Bình, vòng chung kết Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất đã diễn ra với sự tham gia của 32 vận động viên.
2024-10-24 09:25:54

Quận Hoàn Kiếm: Tổ chức khóa học nghề thủ công cho người khuyết tật

Ngày 22/10/2024, tại quận Hoàn Kiếm, Hội Người Khuyết tật quận phối kết hợp với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật Sản phẩm Làng nghề Việt Nam tổ chức khóa học Nghề thủ công Hoa Vải tái chế & Khâu Chần Bông cho người khuyết tật (NKT) trên địa bàn.
2024-10-24 09:13:22

Chùa Phúc Khánh - Nguồn tâm huyết an vui, thịnh vượng

Từ thành phố Nam Định qua cầu Đò Quan, theo đường TL490C chúng tôi về thôn 6, xóm Xuân Dương, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định viếng thăm chùa Phúc Khánh - Ngôi chùa tình thương có kiến trúc đẹp mắt, trang nghiêm tại một vùng quê thanh bình đang từng ngày đổi mới.
2024-10-24 09:00:44
Đang tải...