Thị trường vốn Việt Nam hiện vẫn còn tám thách thức cần được giải quyết

2022-09-19 07:48:04 0 Bình luận
Trong tham luận gửi tới Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 diễn ra sáng 18/9, ông Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nhấn mạnh rằng bên cạnh sự phát triển nhanh trong thời gian quan, thị trường vốn Việt Nam hiện vẫn còn tám thách thức cần được giải quyết.

Ông Vũ Nhữ Thăng.

Thứ nhất, cơ cấu thị trường vốn còn nhỏ so với các thị trường khu vực, các cấu phần của thị trường chưa cân đối. Tại thời điểm 30/6/2022, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70,9% GDP, nhỏ hơn các thị trường cổ phiếu trong khu vực (từ 93% - 243% GDP, ngoại trừ Indonesia). Trong đó, khoảng 35% tổng vốn hóa thị trường thuộc sở hữu Nhà nước, còn hạn chế về sở hữu và tính thanh khoản.

Bên cạnh đó, dư nợ thị trường trái phiếu (47% GDP) còn thấp hơn khá nhiều so với thị trường cổ phiếu và một số thị trường khu vực .

Thứ hai, hàng hóa trên thị trường vốn còn thiếu đa dạng, chất lượng một số sản phẩm chưa đảm bảo. Một số doanh nghiệp có dấu hiệu tăng vốn “khống” trước khi niêm yết cổ phiếu, huy động vốn trên thị trường chứng khoán nhưng sử dụng sai mục đích, giá cổ phiếu biến động thất thường không gắn liền với chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nhiều doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phẩn hóa nhưng chưa tiến hành niêm yết trên thị trường cổ phiếu.

Thứ ba, cơ sở nhà đầu tư trong nước còn hạn chế, chưa gắn kết giữa chức năng huy động vốn dài hạn của thị trường vốn với hệ thống bảo hiểm, an sinh xã hội. Nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 80-85% giao dịch trên thị trường cổ phiếu, phần lớn tự đầu tư thay vì uỷ thác qua các quỹ đầu tư chuyên nghiệp nên ảnh hưởng lớn đến tính bền vững của chỉ số VN-Index, có những giai đoạn lọt vào nhóm các chỉ số chứng khoán tăng, giảm mạnh nhất trên thế giới).

Đáng chú ý, mặc dù số lượng tài khoản nhà đầu tư các nhân tăng đột biến trong giai đoạn 2020-2022, nhưng có nhiều tài khoản không hoặc ít giao dịch.

Thứ tư, công bố thông tin trên thị trường còn một số tồn tại. Báo cáo tài chính chưa kiểm toán của một số doanh nghiệp niêm yết chênh lệch lớn so với báo cáo tài chính được kiểm toán. Báo cáo sử dụng vốn huy động chưa công bố đầy đủ, gây khó khăn cho cổ đông, trái chủ và cơ quan quản lý trong giám sát việc sử dụng vốn của công ty. Vi phạm công bố thông tin giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan còn khá phổ biến, tiềm ẩn động cơ trục lợi do có lợi thế thông tin và chấp nhận mức xử phạt thấp hơn nhiều lần so với mức thu lợi.

Thứ năm, quản trị công ty đại chúng còn một số hạn chế. Một số doanh nghiệp chưa tuân thủ quy định về thành viên HĐQT độc lập. Một số trường hợp vi phạm quyền lợi của công ty và cổ đông như thành lập các công ty do các thành viên HĐQT hoặc Ban giám đốc điều hành kiểm soát, từ đó chuyển doanh thu, lợi nhuận hoặc khách hàng của công ty ra ngoài; công ty có những khoản cho vay thiếu minh bạch đối với thành viên HĐQT, Ban điều hành…

Thứ sáumột số tiêu chí nâng hạng thị trường lên thị trường chứng khoán mới nổi còn chậm đáp ứng. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đưa vào danh sách nâng hạng trong 5 năm trở lại đây, tuy nhiên, mức độ cải thiện các tiêu chí còn chậm, thậm chí theo hướng tiêu cực. MSCI trong kỳ đánh giá tháng 6/2022 hạ bậc 09 tiêu chí định tính đối với thị trường Việt Nam trong đó một số tồn tại chính là khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế đối với giới hạn sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng, công ty niêm yết...

Thứ bảy, chất lượng một số tổ chức trung gian (công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, công ty thẩm định giá...) chưa đảm bảo, chưa đáp ứng tốt yêu cầu minh bạch, năng lực thẩm định để có hàng hóa chất lượng cho thị trường.

Một số trường hợp công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, công ty kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết, công ty thẩm định giá trị tài sản bảo đảm có dấu hiệu thông đồng với tổ chức phát hành trong việc cung cấp thông tin sai lệch về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ra công chúng, một số trường hợp xung đột lợi ích do tổ chức trung gian có mối quan hệ với tổ chức phát hành chứng khoán.

Thứ támgia tăng rủi ro liên thông giữa thị trường vốn với hệ thống tổ chức tín dụng và lĩnh vực bất động sản.

Thời gian gần đây phát sinh hiện tượng một số doanh nghiệp bất động sản, tập đoàn đa ngành trong đó bất động sản là một mảng kinh doanh chính cùng các tổ chức có mối liên quan trực tiếp/gián tiếp tiến hành mua cổ phần, tham gia hoạt động điều hành các định chế tài chính (gồm Ngân hàng Thương mại, công ty chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm).

Một nhóm cổ đông có thể lách các quy định pháp luật về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan tại tổ chức tín dụng và các quy định về giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng tại Luật các Tổ chức tín dụng , từ đó lợi dụng quyền chi phối hoạt động của ngân hàng, “lách” các quy định an toàn, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng để sử dụng nguồn vốn của ngân hàng cấp tín dụng cho các công ty con, công ty “sân sau”, công trong cùng hệ sinh thái của doanh nghiệp bất động sản.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Bản tin Hòa Nhập số 11

Quốc hội đã thông qua nghị quyết về giám sát chuyên đề thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2023-12-02 21:40:00

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Sáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
2023-12-02 21:12:07

Bộ Quốc phòng công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 12

Sáng 2/12, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân đoàn 12 tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Quân đoàn. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo.
2023-12-02 12:02:00

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12) năm 2023

Chiều ngày 1/12, Hội người mù (HNM) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm kỉ niệm ngày Quốc tế Người khuyết tật (NKT) 3/12 nhằm mục đích, tuyên truyền, nâng cao vị thế của NKT nói chung trong đó có người mù trên địa bàn tỉnh theo chủ đề của Liên Hợp Quốc đã chọn đó là” Chung tay hành động để bảo toàn và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững với NKT, do NKT và vì NKT”.
2023-12-02 09:58:04

Hơn 1.300 diễn viên tham gia Liên hoan Nhạc kèn – Múa rối TP.HCM năm 2023

Tối 1/12, tại khu A công viên 23/9, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị tổ chức khai mạc Liên hoan Nhạc kèn TP Hồ Chí Minh năm 2023 và Liên hoan Múa Rối. Tham dự có Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Võ Trọng Nam.
2023-12-01 22:50:00

Phương tiện giao thông cho người khuyết tật phải có ký hiệu dễ nhìn thấy

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 85/2014 quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã quy định riêng yêu cầu an toàn kỹ thuật đối với xe cơ giới cải tạo dành cho người khuyết tật.
2023-12-01 20:00:00
Đang tải...