Chủ động ứng phó lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long

2018-07-31 15:32:05 0 Bình luận
Ngày 31/7, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức cuộc họp về Ứng phó với thiên tai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.

Toàn cảnh cuộc họp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương


Thời gian qua, do diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác cát ở thượng nguồn,…cùng các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế-xã hội tại các tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL, tác động do vỡ đập tại Lào, tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng. Lũ từ thượng nguồn đổ về đang lên nhanh, uy hiếp đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, tác động tiêu cực đến phát triển bền vững kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL.

Theo thống kê của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), từ năm 2010 đến nay khu vực ĐBSCL có tổng cộng 562 điểm sạt lở với chiều dài 786 km, trong đó đặc biệt nguy hiểm: 55 điểm/173 km..

Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ đưa ra nhận định: Do lũ thượng nguồn về, trong 2-3 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh, sau đó lên chậm do triều thấp. Đến ngày 8/8/2018, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có khả năng lên mức 3,35m (dưới báo động (BĐ) 1 là 0,15m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 2,75m (dưới BĐ1 là 0,25m).

Trong 10 ngày tiếp theo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên và đạt mức cao nhất vào ngày 13/8, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu lên mức 3,7 m (trên BĐ1 là 0,20 m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc lên mức 3,1 m (trên BĐ1 là 0,10 m), sau đó biến đổi chậm. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.

Đỉnh lũ năm 2018 ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ2 và trên BĐ2, tương đương đỉnh lũ trung bình nhiều năm. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào khoảng nửa đầu tháng 10/2018.


Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn - Ảnh: VGP/Đỗ Hương


Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh/thành phố khu vực ĐBSCL triển khai thực hiện một số nội dung như sau:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, bão để thông tin đến các cấp chính quyền, người dân, nhất là vùng thấp, trũng ven sông, kênh, rạch và chủ đầu tư các công trình để chủ động các biện pháp phòng tránh, điều chỉnh kế hoạch sản xuất;

Chuẩn bị phương án ứng phó đề phòng bão đổ bộ vào khu vực ĐBSCL, chuẩn bị tốt các phương án thông báo, kêu gọi cũng như neo đậu tàu thuyền tránh trú khi có bão; tăng cường truyền thông đến người dân và sẵn sàng phương án sơ tán dân; chuẩn bị lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu;

Chuẩn bị phương án ứng phó đề phòng lũ lớn có thể xuất hiện, bảo đảm an toàn cho trẻ em và học sinh; tổ chức các điểm giữ trẻ tập trung và tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ đến các điểm giữ trẻ để đảm bảo an toàn;

Tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý ngay từ giờ đầu những hư hỏng của hệ thống đê bao, bờ bao, đê biển, nhất là các tuyến đê bao vùng thượng nguồn và đê biển Tây; đôn đốc tổ chức xử lý khẩn cấp các sự cố sạt lở bờ sông theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

Rà soát chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ”, chú trọng trong việc dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm… để sẵn sàng ứng phó với lũ ngập dài ngày.

Cũng tại cuộc họp, đại diện Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết đã thông báo yêu cầu các địa phương vùng lũ chủ động thu hoạch sớm diện tích lúa hè thu, nhất là đối với những khu vực thấp, trũng không có đê bao, bờ bao bảo vệ; chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để giảm thiểu thiệt hại và phát huy tối đa lợi thế từ lũ.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn cho rằng, các địa phương cần tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra những khu vực bờ sông, kênh, rạch đang có diễn biến sạt lở, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở và các khu vực xây dựng nhà ở, công trình lấn chiếm lòng dẫn thoát lũ; để tổ chức cảnh báo và di dời dân đến nơi an toàn. Các địa phương cần chỉ đạo hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó với mưa lũ trên truyền hình, phát thanh, truyền thanh xã, ấp, nhất là kỹ năng phòng tránh lũ, dông, lốc, sét…

Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ thường xuyên phát các tin dự báo, cảnh báo về diễn biến mưa lũ tại khu vực ĐBSCL để chính quyền và người dân biết, chủ động có giải pháp ứng phó.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00

Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 18:36:03

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
2025-06-30 17:58:59

Thanh Hoá có bí thư xã là phó giáo sư, sinh năm 1989

Trong số 166 xã, phường mới được thành lập, có một phó giáo sư (SN 1989) được chỉ định làm bí thư xã thuộc huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa.
2025-06-30 17:28:56

Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 16:41:33
Đang tải...