Chùa Keo (Thái Bình): Kiến trúc đẹp bậc nhất Việt Nam

2017-04-15 22:56:54 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Thái Bình nằm ở vị trí Đông Bắc của Việt Nam, là mảnh đất của những cánh đồng phì nhiêu, tươi tốt bên bờ sông Hồng. Nơi đây không chỉ được thiên nhiên ưu ái, mà còn nằm trong dòng chảy văn hóa 4000 năm lịch sử của dân tộc. Bởi vậy, bên cạnh những đặc trưng riêng thì Thái Bình còn mang trong mình những đặc trưng văn hóa chung, trong số những đặc trưng ấy thì dấu ấn của Phật Giáo là rất đậm nét.

Dấu ấn Phật Giáo không chỉ được thể hiện trong đời sống tinh thần của người dân, mà nó còn được cụ thể hóa thành hình thức bên ngoài- đó chính là những ngôi chùa. Việc xây dựng những ngôi chùa với mục đích phục vụ tín ngưỡng tôn giáo, nhưng đồng thời ngoài ý muốn chủ quan nó đã tạo nên một phong cách kiến trúc rất độc đáo, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú hơn cho hệ thống kiến trúc Việt Nam. Trong số những đóng góp độc đáo về mặt kiến trúc mà Phật giáo để lại, thì chùa Keo Thái Bình là một minh chứng điển hình. Được xây dựng dưới thời kì phát triển cực thịnh của Phật giáo (thời Lý - Trần), chùa Keo Thái Bình được đánh giá là “một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỉ XVII” (Non nước Việt Nam - 2007 - NXB Tổng Cục Du Lịch).


Chùa Keo được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê. (Ảnh: Internet)


Chùa Keo tên chữ là Thần Quang Tự, nằm trên địa phận xã Duy Nhất (Vũ Thư, Thái Bình) là nơi thờ Phật và đền Thánh thờ Đức Thánh Dương Không Lộ, vị đại sư thời Lý có công dựng chùa. Ngôi chùa cổ này được xây dựng năm 1061 thời vua Lý Thánh Tông với tên chữ là chùa Nghiêm Quang. Năm 1611, chùa bị đổ do sông Hồng sạt lở, mãi đến năm 1632 chùa mới được dựng lại như ngày nay. Trải qua gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tu bổ, chùa Keo vẫn giữ được kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17).


Đây là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa. (Ảnh: Internet)


Chùa Keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, hiện còn tồn khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Diện tích toàn khu chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh. Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.


Gian Tiền đường lợp mái ngói, được chống đỡ bằng những cột gỗ lim lớn rất chắc chắn. (Ảnh: Internet)


Bên cạnh kiến trúc cổ, chùa Keo còn lưu giữ rất nhiều pho tượng lâu đời. (Ảnh: Internet)


Trong khu đền Thánh, các tảng đá kê chân cột đều chạm cánh sen. Các đầu củng, chắn phong đều được chạm trổ hết sức công phu. Trên các chắn phong rồng mẹ dắt díu đàn con vui đùa với thú. Thú cưỡi lưng rồng, thú túm râu rồng, thú đu trên chum mây lửa. Đặc biệt, ở đây tất cả các bẩy, kẻ đều có con sơn chống đỡ hai đầu, 42 con sơn ngoại chạm 42 con rồng với các dáng vẻ khác nhau, chỗ này rồng cuộn 4 vòng, 5 vòng quanh con sơn, chỗ kia rồng tì ngực vào cột dồn hết sức dơ đầu đỡ kẻ. 42 con sơn nội nhỏ hơn nhưng chạm trổ công phu hơn, cái thì chạm rồng bốc lửa đưa đầu đội bẩy, cái lại chạm rồng đang khom lưng uốn mình cõng đấu hoặc chạm nghê thần cõng kẻ, đội hoành, đạp đấu với đường chạm nét rất sắc sảo, tinh vi.


Gác chuông chùa Keo với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. (Ảnh: Internet)


Những gian nhà được xếp nối nhau, bên trên đỉnh chóp mái ngói là hoa văn cách điệu hình tượng “cá chép hóa rồng”. (Ảnh: Internet)


Nói đến kiến trúc chùa Keo không thể không nói đến kiến trúc của gác chuông, đây được coi là công trình kiến trúc độc đáo nhất, trở thành điểm nhấn cho ngôi chùa (xét về mặt kiến trúc). Từ trên cao nhìn xuống, gác chuông chùa Keo trông giống như mái nhà Rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Cấu trúc các tầng nhẹ nhàng, khỏe đẹp. Dưới hệ thống tàu mái của mỗi tầng xếp 84 cánh rui bay thành 3 tầng, 28 cum lớn liên kết với nhau bằng những thanh xà mảnh như dàn cánh tay đỡ mái. Hệ thống dàn rui bay này được được đặt trên dàn đấu củng đối trọng vào bên trong qua 3 hàng tay đòn thẳng gối tựa xà lách. Ba quả chuông đồng nặng gần 2 tấn treo chính tâm gác chuông cùng sức nặng của dàn mái tạo lực trọng trường kéo các mộng luôn gắn kết chặt với nhau tạo thế vững chắc cho gác chuông.

Hàng năm, Chùa Keo mở hội 2 lần, đó là Hội Xuân vào ngày mồng 4 tết Nguyên Đán và Hội chính mùa thu, từ ngày 13 đến ngày 15/9 âm lịch, gắn liền với sự tích của Không Lộ Thiền Sư. Lễ hội Chùa Keo Thái Bình diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm với các nghi lễ tôn giáo, một số tập tục cổ truyền và các hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian, đã phản ánh được lối sống của cư dân ven sông, và mang màu sắc văn hóa nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.


Hằng năm, nhân dân làng Keo lại mở hội ngay ở ngôi chùa mang tên làng. (Ảnh: Internet)

Với tất cả những nét độc đáo thì Chùa Keo (Thái Bình) đã được nhà nước công nhận là danh lam thắng cảnh ngay từ năm 1960 và hiện nay đã được liệt kê vào danh sách các thắng cảnh đặc biệt quan trọng của quốc gia.

Trải qua gần 400 tồn tại và phát triển, trước những thăng trầm của lịch sử, những biến cố của thời gian, những bất thường của thời tiết trên những chất liệu chủ yếu bằng gỗ của ngôi chùa thì rất nhiều các công trình trong chùa đã bị xuống cấp, đặc biệt gác chuông (công trình nổi bật nhất trong chùa). Trước tình hình đó đòi hỏi các cơ quan chức năng, chính quyền và cư dân địa phương phải có các biện pháp để trùng tu, tôn tạo giữ gìn sự nguyên trạng của ngôi chùa để ngôi chùa mãi là “một kiệt tác kiến của thế kỷ XVII”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thành phố Hải Phòng công bố ‘điểm du lịch’ và khai trương đoàn tàu ‘Hoa Phượng đỏ’

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), Thành phố phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức công bố Ga Hải Phòng trở thành “điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng đỏ”
2025-05-10 10:00:21

Hội thảo ’70 năm xây dựng và phát triển Hải Phòng’

Ngày 9/5, Hải Phòng tổ chức hội thảo, đánh giá toàn diện, sâu sắc quá trình xây dựng, phát triển thành phố 70 năm qua; làm rõ vai trò, đóng góp của Thành phố đối với sự phát triển chung của đất nước; chỉ ra tồn tại, thách thức, định hướng đưa Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững.
2025-05-10 07:11:58

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Viện Thông tin Khoa học xã hội

Ngày 8/5, tại Hà Nội, Viện Thông tin Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (1975-2025)
2025-05-09 13:46:16

Vị tướng lớn lên từ "Thép đã tôi thế đấy"

Vị Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có nhiều mối nhân duyên với xứ sở Bạch Dương. Ý chí, khát vọng bỏng cháy được cống hiến cho dân tộc, Tổ quốc trong ông được nuôi lớn bởi những trang sách, văn học Nga. Tình cảm với nước Nga theo ông suốt sự nghiệp và cuộc đời.
2025-05-09 08:39:37

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số 4.0

Xác định việc bảo vệ “Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là thường xuyên, suốt đời và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong mỗi người đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và toàn dân nên dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, tôi cũng ra sức rèn luyện và cố gắng, phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
2025-05-08 14:13:03

Thống nhất về giao thông, nhà ở khi cán bộ Hải Dương về Hải Phòng làm việc

TP.Hải Phòng và tỉnh Hải Dương vừa tổ chức cuộc họp, nghe báo cáo việc triển khai kết luận các nhiệm vụ về tổ chức giao thông kết nối giữa hai địa phương; quy hoạch, chương trình; tình hình thực hiện một số dự án khu đô thị nhà ở lớn trên địa bàn Thành phố
2025-05-08 13:54:52
Đang tải...