Hà Nội đề xuất đầu tư 3 tuyến đường sắt trị giá hơn trăm nghìn tỷ đồng

2018-04-10 09:31:10 0 Bình luận
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo cơ chế đầu tư 3 dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2025 với tổng mức đầu tư khoảng 125.614 tỷ đồng.

Hà Nội mong muốn có cơ chế đặc thù để đầu tư xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị giai đoạn đến năm 2025. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội chú trọng phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, đảm bảo thị phần đảm nhận của đường sắt đô thị đến năm 2020 là 10-15%, đến năm 2030 là 25-30% và sau năm 2030 là 35-40%, giải quyết tình trạng ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.

Trục xương sống giao thông đô thị

“Do vậy, việc sớm triển khai đầu tư xây dựng để đưa vào sử dụng trước năm 2025 đối với các đường sắt đô thị gồm tuyến số 2 đoạn Trần Hưng Đạo-Thượng Đình, tuyến số 5 Văn Cao-Hòa Lạc-Ba Vì và tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội-Hoàng Mai là đặc biệt cần thiết,” lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Theo đó, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị tuyến số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo-Thượng Đình) toàn tuyến đi ngầm, chiều dài là 5,96km; có 6 ga ngầm; đường đôi khổ 1.435mm, chạy phía bên phải; tốc độ thiết kế 80km/giờ.

Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tập đoàn Vingroup với tổng mức đầu tư dự kiến nếu đầu tư bằng ngân sách là 25.730 tỷ đồng; nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng BT là 27.813 tỷ đồng (dự kiến cộng thêm chi phí lãi vay khoảng 2.083 tỷ đồng trong thời gian chưa bàn giao đất đối ứng nếu có). Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018 đến 2024 đưa vào vận hành, khai thác thương mại năm 2025.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 (đoạn Văn Cao-Hòa Lạc) đi qua các quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm; các huyện Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất.

Chiều dài toàn tuyến 38,4km (trong đó 8km đi ngầm, 2km đi cao, 28,4 km đi bằng); có 21 ga (6 ga ngầm, 14 ga trên mặt đất và 1 ga trên cao) và 2 depot (depot số 1 bố trí tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức và depot số 2 bố trí tại xã Thạch Bình, huyện Thạch Thất). Tuyến đường sắt này có tốc độ thiết kế đoạn đi ngầm là 90km/giờ; đoạn đi cao và đi bằng là 120km/giờ.

Về mức đầu tư, phía Hà Nội đưa ra kịch bản nếu đầu tư bằng ngân sách sẽ “ngốn” đến 61.228 tỷ đồng, nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng BT là 66.865 tỷ đồng (cộng thêm chi phí lãi vay khoảng 5.637 tỷ đồng trong thời gian chưa bàn giao đất đối ứng nếu có). Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018 đến 2024, đưa vào vận hành, khai thác thương mại năm 2025. Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tập đoàn Vingroup.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Ga Hà Nội-Hoàng Mai) có đoạn tuyến chính dài 8,7km, trong đó chiều dài đi ngầm là 8,13km, đoạn hầm hở dẫn vào depot dài 0,57km; gồm 7 ga và 1 khu lập tàu.

Tổng mức đầu tư của dự án này lên tới 38.656,7 tỷ đồng do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư; dự án có tiến độ đầu tư thực hiện từ năm 2018 đến 2025, đưa vào vận hành, khai thác thương mại năm 2026.

Về hướng tuyến, vị trí các ga, thành phố đã chỉ đạo xác định theo 6 nguyên tắc gồm đảm bảo kỹ thuật chạy tàu; kết nối với các tuyến đường sắt đô thị khác, các tuyến xe buýt; tính toán nhu cầu đi lại (đi bộ) của các khu dân cư, văn phòng trong bán kính 1km; tạo ra quỹ đất để khai thác xung quanh theo mô hình TOD (lấy vận tải công cộng làm trung tâm); hạn chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; đảm bảo kỹ thuật ga.

Có cơ chế đặc thù về huy động vốn

Về phương án cân đối nguồn lực đầu tư các dự án tuyến đường sắt đô thị ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2025, thành phố Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép huy động từ 6 nguồn (tiết kiệm chi thường xuyên; tăng thu ngân sách thành phố; nguồn thu từ cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020; bán nhà chuyên dùng, trụ sở các Sở, ngành; đấu giá quyền sử dụng đất; phát hành trái phiếu bổ sung thêm nguồn) trong thời gian 8 năm (2018-2025) là 135.000 tỷ.

Để đảm bảo việc triển khai thực hiện dự án, Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù đối với thành phố để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị trên.


Nhà ga của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thành phố Hà Nội để lại toàn bộ các khoản vượt thu hằng năm, số thu từ cổ phần hóa từ trước năm 2017 để đầu tư cho dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị. Trong đó, các khoản vượt thu trên địa bàn thành phố không bị đối trừ vào các khoản hụt thu từ các nguồn của Trung ương trên địa bàn.

Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giữ ổn cơ cấu ngân sách như năm 2017, ổn định tỷ lệ điều tiết ngân sách thành phố (phần thành phố Hà Nội được hưởng) là 35% trong giai đoạn 2021-2025 và cho phép điều tiết toàn bộ các khoản tiết kiệm được từ chi thường xuyên để chi đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị. Các khoản vượt thu, tiết kiệm chi được trích 100% vào quỹ dự trữ tài chính của thành phố để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt.

Thành phố cũng đề nghị Thủ tướng cho phép bán đấu giá tài sản công là nhà và đất; lập các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị; phát hành trái phiếu xây dựng thủ đô theo hạn mức Chính phủ đã cho phép thành phố trần huy động tăng từ 70% lên 90% và cơ chế này chỉ áp dụng khi các nguồn tài chính huy động khác không được đáp ứng./.

Theo quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài là 417,8km, trong đó 342,2km sử dụng cầu cạn và cầu cạn kết hợp đi bằng, 75,5km đi ngầm.

Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40,056 tỷ USD, trong đó nhu cầu vốn đầu tư từ 2017-2020 là 7,55 tỷ USD; từ 2021-2025 là 7,6 tỷ USD; từ 2026-2030 là 3,56 tỷ USD; sau năm 2031 là 21,3 tỷ USD.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07
Đang tải...