Nỗi đau của cựu chiến binh nằm liệt giường có con bại não, nhiễm chất độc da cam

2018-02-01 08:58:00 0 Bình luận
Nhắc đến hoàn cảnh của cựu chiến binh Nguyễn Văn Thực, nhiều người biết đến không khỏi xót xa. Ông Thực nằm liệt giường vì bệnh tật, vợ bị thoái hóa xương gối, đi lại rất khó khăn và con gái bại não, là nạn nhân chất độc da cam...

Bà Thân Thị Sen đi lại khó khăn, ngoài chăm sóc chồng nằm liệt giường, còn phải chăm lo cho con gái bại não, nhiễm chất độc da cam


Trong căn nhà nhỏ đã nhuốm màu thời gian tại số 24 Nguyễn Văn Đừng, P6, Q5, TPHCM, hàng ngày bà Thân Thị Sen (67 tuổi) vẫn đều đặn chăm sóc cho chồng là cựu chiến binh Nguyễn Văn Thực (67 tuổi) đang nằm liệt giường. Ông Thực được chẩn đoán: Bướu ác của phế quản và phổi di căn xương gan hạch trung thất giai đoạn IV, đái tháo đường 2, tăng huyết áp, đau cơ thắt lưng...


Căn nhà tại số 24 Nguyễn Văn Đừng được chính quyền cấp nhiều năm, nhưng vẫn chưa “hợp thức hóa” thuộc quyền sử dụng của gia đình.


Bà Sen chia sẻ: “Sau khi giải phóng, ông Thực từ Đoàn 22 phòng tình báo, Trung ương cục miền Nam chuyển ngành về công tác tại Tổng Công ty dệt da may. Thời điểm đó, tôi là công nhân công ty này nên chúng tôi gặp nhau và thành vợ chồng.

Một năm sau, tôi sinh được con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Thùy Dung, tuy nhiên con bị bại não bẩm sinh, nhiễm chất độc da cam... Đến năm 1985, chúng tôi có thêm một đứa con trai. Lúc này, tôi và chồng còn khỏe nên có thể lo cho hai con”.


Ông Thực mắc nhiều bệnh đang nằm liệt giường cần giúp đỡ


Bà Thân Thị Sen ngậm ngùi bên sổ bệnh của chồng và con gái


Đến năm 2014, bà Sen bị thoái hóa xương khớp đi lại khó khăn, công việc chính trong nhà đều do chồng và con trai làm. Bà Sen cho biết: “Ông Thực là thương binh loại A, thương tật hạng 4/4 (21%), là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 66% nhưng công việc trong nhà ông đều làm. Gần đây, do sức khỏe không tốt, bệnh tật khiến ông phải nằm liệt giường”.

Chỉ tay lên đầu và phần vết thương do đạn pháo thời chiến tranh gây ra, ông Thực nuốt nước mắt chia sẻ: “Vết thương sưng to trên trán là do không có người thân nâng đỡ, mỗi lần đi vệ sinh hoặc leo lên cầu thang bệnh viện là té, đập đầu vào tường. Vết thương ở gần mí mắt do mảnh vỡ lựu đạn văng trúng, từ thời chiến tranh đến nay vẫn còn trong đầu. Những lúc căn bệnh hành hạ, tôi đau lắm, nhiều lần nghĩ quẩn nhưng vì thương vợ con nên cố vượt qua”.

Theo bà Sen, cứ một ngày hoặc hai ngày là con gái lại lên cơn động kinh, mỗi lần như vậy nó ngã quỵ vì đau đớn…, nhìn con bà chỉ biết khóc mà thương xót. Thương con, sợ mỗi lần con đi ra đường lại lên cơn bệnh, đập đầu xuống đất…, bà đã đóng từng khúc gỗ, rào 4 bên cho con ở. Hơn chục năm qua, việc cơm nước, vệ sinh cho con đều do vợ chồng lo.

Đối với ông Thực, ngoài nỗi đau thể xác do bệnh tật hành hạ, mỗi lần nhìn thấy con gái lên cơn động kinh, vợ bị thoái hóa xương gối đi lại rất khó khăn nhưng vẫn chăm sóc mình…, ông lại đau đớn thêm. Còn với bà Sen, bà chỉ mong sao có tiền để chữa bệnh cho chồng con.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00
Đang tải...