Thông tin phản ánh tình trạng đội giá gói thầu tại sở GD&ĐT An Giang
Theo thông tin, hồ sơ tòa soạn nhận được về một số gói thầu do Sở GD&ĐT tỉnh An Giang làm chủ đầu tư trong năm 2020 và 2021 có dấu hiệu “loạn giá, thổi giá, đội giá, tiết kiệm thấp” khi sản phẩm có giá trúng thầu chênh lệch rất lớn với hàng hóa bán trên thị trường. Cụ thể:
Ngày 28/10/2020, Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang Trần Thị Ngọc Diễm ký ban hành Quyết định số 1575/QĐ- SGDĐT phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 04: Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 năm 2020 cho Liên danh Tuyết Nga – Khang An (Công ty TNHH Tuyết Nga, đứng đầu liên danh, và Công ty TNHH sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Khang An), giá trúng thầu là 6.281.398.000 đồng bằng với giá mời thầu, tiết kiệm 0 đồng. Đối chiếu, so sánh 8 mặt hàng trong gói thầu số 4 này có nhiều mặt hàng giá cao bất thường so với thị trường, cho thấy một sự chênh lệch lớn về giá trị lên tới hơn 1,6 tỷ đồng.
Bản so sánh đối chiếu chênh lệch giá gói thầu năm 2020
Ngày 19/10/2021, Bà Trần Thị Ngọc Diễm - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh An Giang đã ký Quyết định số 1636/QĐ-SGDĐT về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 4: Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 năm 2021 cho Công ty TNHH Tuyết Nga là đơn vị trúng thầu, giá trúng thầu là 4.151.510.000 đồng. Qua phản ánh so sánh mặt hàng trong gói thầu số 2 này cũng có nhiều mặt hàng giá chênh qua cao so vơi thị trường hơn 1,1 tỷ đồng.
Bản đối chiếu so sánh chênh lệch giá của gói thầu năm 2021
Như vậy, 2 năm liên tiếp Công ty TNHH Tuyết Nga đều trúng thầu với hiệu suất tiết kiệm hạn chế. Điều này cũng đặt ra dấu hỏi rất lớn về công tác chào thầu cạnh tranh cũng như thẩm định giá của các mặt hàng trong các gói thầu khác nhau. Nhìn vào bản thống kê sơ bộ khi đối chiếu so sánh một với mặt hàng trúng thầu có giá chênh lệnh rất lớn với thị trường, sơ bộ cho 2 gói thầu này đã lên tới gần 3 tỷ đồng.
Theo quy định của pháp luật, việc mua sắm tài sản của nhà nước và nguồn đầu tư công phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị nhà thầu có năng lực, giá thành hợp lý để tiết kiệm cho ngân sách, đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
Hành vi gian lận giá thầu, câu kết nâng giá trị sản phẩm hàng hóa để trục lợi, chung chi “hoa hồng” của chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thẩm định thầu, đơn vị kiểm tra, giám sát dẫn đến các dự án chậm tiến độ, chất lượng hàng hóa kém, hiệu quả kinh tế - xã hội thấp, gây thất thoát, thiệt hại nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Với hàng loạt thiết bị có dấu hiệu “đội giá” trong các gói thầu mua sắm Sở GD&ĐT tỉnh An Giang làm chủ đầu tư kể trên, dư luận có thể đặt câu hỏi về tính hiệu quả, tiết kiệm trong đầu tư công của cơ quan này. Theo phản ánh, rất mong cơ quan chức năng vào cuộc thanh kiểm tra, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức nào sai phạm (nếu có) để đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong công tác đấu thầu và tiết kiệm được ngân sách nhà nước.
Sau khi nghiên cứu đơn thư, hồ sơ tài liệu, căn cứ khoản 2, Điều 12 Luật Báo chí số 103/2016/QH13, được Quốc hội thông qua ngày 05/04/2016; Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn, ngày 17/3/2023, Tạp chí điện tử Hòa nhập đã có công văn số 35/CV-HN kính chuyển tới Chủ tịch UBND tỉnh An Giang để giải quyết theo thẩm quyền, và thông báo kết quả tới toà soạn.
Tòa soạn thông báo bạn đọc được biết!
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.