Bàn giải pháp khắc phục hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam

2018-12-15 10:53:38 0 Bình luận
Ngày 14/12, tại Hà Nội, Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng 701) và Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo quốc tế về khắc phục hậu quả của chất da cam/dioxin đối với con người và môi trường.

Giáo sư-tiến sỹ Lorenz Adrian, Trung tâm nghiên cứu môi trường Helmholtz-UFZ (Đức) phát biểu tham luận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)


Nhấn mạnh hội thảo là sự kiện góp phần vì môi trường, vì con người và phát triển, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 701, cho biết chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc hơn 40 năm nhưng hậu quả của chất độc hóa học và của bom mìn được sử dụng trong chiến tranh vẫn đang ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn, sức khỏe của nhân dân, đến môi trường và sự phát triển kinh tế-xã hội.

Ô nhiễm chất độc ở Việt Nam không chỉ có dioxin mà còn có nhiều chất độc khác, do nhiều quốc gia sử dụng ở Việt Nam, để lại hậu quả nặng nề. Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đây là một trong những thách thức đối với quá trình triển khai thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam cũng như bảo vệ môi trường, sức khỏe cho nhân dân.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chính sách, biện pháp thiết thực, có hiệu quả trong việc khắc phục, xử lý hậu quả tồn lưu của bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh, trong đó có các hoạt động giúp đỡ, chăm sóc các nạn nhân và xử lý ô nhiễm môi trường.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị, đại diện các cơ quan, đơn vị, chuyên gia trong nước, quốc tế tham dự Hội thảo tập trung bám sát chủ đề, thảo luận về những nỗ lực của Việt Nam và quốc tế; các vấn đề khoa học-công nghệ trong khắc phục hậu quả chất độc hóa học dioxin; xác định phương hướng, đề ra giải pháp xác định, thúc đẩy phương pháp khắc phục chất độc hóa học dioxin đối với sức khỏe con người cũng như môi trường sinh thái.

Đại tá Thân Thành Công, Chánh Văn phòng Văn phòng 701 thông tin, trong giai đoạn 1961-1971, khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ được phun rải xuống trên diện tích 2,63 triệu ha ở miền Nam Việt Nam. Trong đó, chất da cam chiếm khoảng 61% tổng chất diệt cỏ được sử dụng, với khoảng 366kg dioxin. Hơn 2 triệu ha rừng bị tác động ở nhiều mức khác nhau, gây thiệt hại tức thời hơn 90 triệu m3 gỗ, 150.000ha rừng ngập mặn ở Nam bộ và nhiều hệ sinh thái rừng phong phú ở miền Nam Việt Nam bị ảnh hưởng. Bên cạnh các khu vực trực tiếp bị phun rải, các căn cứ quân sự do Quân đội Mỹ sử dụng để lưu trữ, pha trộn, truyền tải, tẩy rửa máy bay trước và sau các nhiệm vụ cũng bị ô nhiễm nặng nề chất độc hóa học/dioxin...


Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)


Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức trong, ngoài nước đã nỗ lực phối hợp khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin. Trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chất độc hóa học/dioxin và những rủi ro đối với sức khỏe con người, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời đưa nội dung khắc phục hậu quả hóa học/dioxin vào các văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030...

Các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế tiến hành các cuộc điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi, khối lượng ô nhiễm và khắc phục ô nhiễm. Ba điểm nóng về ô nhiễm dioxin được xác định là các sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát, trong đó sân bay Biên Hòa là khu vực ô nhiễm lớn nhất, đã được tiến hành cô lập an toàn khoảng 150.000m3 đất nhiễm dioxin.

Đối với con người, bên cạnh việc thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng để đảm bảo các chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn, các bộ, ngành liên quan đã thực hiện nhiều công tác hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và con đẻ của họ thông qua các hoạt động như: trợ cấp ưu đãi; tổ chức khám, giám định bệnh, dị dạng, dị tật, chăm sóc, chữa bệnh, phục hồi chức năng, xây mới, sửa chữa nhà ở, tặng quà, học bổng cho nạn nhân...

Đại diện Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ cho biết thực hiện công tác xử lý dioxin và hỗ trợ người khuyết tật ở Việt Nam, nhiều dự án hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam đã được triển khai như tăng cường năng lực mạng lưới dịch vụ và trị liệu cho trẻ em khuyết tật; bảo vệ, tạo cơ hội nâng cao tiếng nói cho người khuyết tật; chăm sóc y tế, phục hồi chức năng; dự án “Tôi lớn mạnh,” “Hãy nắm lấy tay tôi”...

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã trình bày và thảo luận các báo cáo khoa học với nội dung tập trung vào hai chuyên đề: Ảnh hưởng của chất da cam/dioxin đối với môi trường sinh thái; Ảnh hưởng của chất da cam/dioxin đối với sức khỏe con người.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất – kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạm trữ đến xuất khẩu.
2025-05-14 09:18:17

Diễu binh và duyệt binh: Những điểm khác biệt cơ bản

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cả diễu binh và duyệt binh đều là những hoạt động nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của đất nước. Tuy nhiên, giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt rõ rệt về quy mô, thành phần tham gia và mục đích tổ chức.
2025-05-14 08:48:35

Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành Bến cảng container quốc tế - Cảng Hải Phòng

Chiều 13/5, Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng container quốc tế số 3 & 4 do CTCP Cảng Hải Phòng phối hợp với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tổ chức
2025-05-13 18:45:00

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
2025-05-13 17:49:49

TP.Hải Phòng tổ chức gắn biển tuyến đường mang tên Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười

Sáng 13/5, Hải Phòng tổ chức lễ gắn biển tên đường Đỗ Mười. Đây là một trong những công trình chào mừng 70 năm ngày giải phóng Thành phố (13/5/1955-13/5/2025) và để ghi nhớ công lao to lớn của cố Tổng Bí thư đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2025-05-13 12:49:59

Khởi công dự án đường cao tốc qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và Khu công nghiệp Hưng Phú

Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình là dự án đối tác công tư (PPP) lớn nhất ngành giao thông hiện nay với tổng mức đầu tư 19.785 tỷ đồng.
2025-05-12 16:34:29
Đang tải...