Điều chỉnh biên độ tỷ giá là cần thiết

2022-10-24 16:54:41 0 Bình luận
Trong bối cảnh thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của Fed (Ngân hàng trung ương Mỹ) và các ngân hàng trung ương trên thế giới, để điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt đảm bảo mục tiêu xuyên suốt kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, để tiền đồng mất giá ít nhất mà vẫn đảm bảo các cân đối, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay giữa VND và USD.

Doanh nghiệp nhập khẩu kêu khó

Để ứng phó với diễn biến khó lường của thị trường quốc tế, NHNN ban hành Quyết định số 1747/QĐ-NHNN ngày 17/10/2022, quy định tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép. Theo đó, biên độ tỷ giá giao ngay giữa VND và USD được điều chỉnh từ +/-3% lên +/-5%.

Động thái này của NHNN nhằm giúp giảm chênh lệch giá USD ở thị trường chính thống và thị trường “chợ đen”. Các ngân hàng thương mại có thể mua và bán USD với giá có lợi. Ngoài ra, quyết định này cũng góp phần hạn chế hoạt động đầu cơ USD và hành vi mua bán USD từ ngân hàng rồi đưa vào “chợ đen” để giao dịch.

 Khách hàng giao dịch tại HDbank

Sau khi NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.586 đồng/USD, sáng 17/10, nhiều ngân hàng niêm yết giá USD bán ra ở mức 24.500 đồng/USD. Trên thị trường tự do, giá bán USD vượt 24.500 đồng/USD. So với đầu năm, tỷ giá USD trên thị trường đã tăng 7%.

Tuy nhiên, quyết định này của NHNN sẽ tạo áp lực cho các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu. Cụ thể, khi giá nguyên liệu trên thế giới và tỷ giá đồng loạt tăng, DN nhập khẩu sẽ chịu tác động kép, khiến chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, trong khi giá sản phẩm không thể tăng tương ứng.

Với DN xuất khẩu nhưng vẫn nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất, tỷ giá tăng cũng tác động không nhỏ. Bởi lẽ, phần lãi chênh lệch từ tỷ giá hầu như không đáng kể so với số tiền DN phải bỏ ra để nhập khẩu nguyên phụ liệu. Ngoài ra, lạm phát tăng nhanh khiến người dân thắt chặt chi tiêu, đơn hàng xuất khẩu ngày càng ít, các quốc gia nhập khẩu liên tục “ép” giá. Trong khi đó, nhiều đối thủ của Việt Nam phá giá đồng tiền mạnh hơn khiến hàng Việt mất lợi thế cạnh tranh.

Đối với các DN không sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tỷ giá tăng cũng khiến chi phí sản xuất đội lên đáng kể, đặc biệt là chi phí logistics, chi phí lãi vay với các DN vay nợ nước ngoài. Tuy vậy, một thời gian sau khi điều chỉnh, các biến động của tỷ giá cũng sẽ dần hạ nhiệt. Như vậy, về bản chất DN sẽ có môi trường kinh doanh ổn định.

Điều chỉnh biên độ tỷ giá là hợp lý

Trong bối cảnh tỷ giá có xu hướng gia tăng do Fed tăng lãi suất và việc can thiệp bán USD cũng như nâng lãi suất tiền đồng của NHNN không có nhiều tác dụng trong việc chặn đà tăng này, NHNN đã phải quyết định “lỏng cương” với tỷ giá. Động thái này nhằm để cải thiện tính khách quan, tính thị trường cho tỷ giá ngân hàng, NHNN áp dụng biên độ tỷ giá. Do được biến động trong một phạm vi nhất định giữa giá sàn và trần (dựa trên tỷ giá trung tâm và biên độ tỷ giá) nên tỷ giá ngân hàng gần với tỷ giá thị trường, tỷ giá “chợ đen” hơn so với tỷ giá trung tâm. Biên độ tỷ giá càng lớn thì mức chênh lệch của tỷ giá ngân hàng với tỷ giá thị trường/chợ đen càng nhỏ, đặc biệt những lúc căng thẳng tỷ giá.

Việc NHNN nâng mạnh biên độ tỷ giá từ mức ±3% lên ±5% cũng tương đương với một bước tiến đến gần hơn với chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát tương tự như ở nhiều nước khác, thay vì chính sách tỷ giá neo gắn tiền đồng với USD (chính sách tỷ giá ổn định) mà Việt Nam nỗ lực theo đuổi suốt bao năm qua cho đến nay dù thường xuyên dẫn đến các đợt căng thẳng về tỷ giá và vẫn không tránh được xu hướng phải “phá giá” tiền đồng đáng kể qua từng năm.

Thực tế, ở nước nào ngăn cho đồng nội tệ mất giá ít thì đó là một công cụ hữu hiệu để chống lạm phát. Sở dĩ, đến thời điểm này, Việt Nam có lạm phát thấp là do có sự đóng góp một phần của tỷ giá hối đoái khi đồng VND mất giá ít. Đương nhiên tỷ giá phải đáp ứng đa mục tiêu. Vì vậy, điều hành tỷ giá để hài hoà các lợi ích trong một bối cảnh đòi hỏi chính sách tỷ giá hối đoái nói riêng, quản lý ngoại hối nói chung là phải hết sức linh hoạt.

NHNN đã thực hiện hai động thái cùng lúc điều chỉnh biên độ tỷ giá từ ±3% lên ±5% và điều chỉnh tỷ giá trung tâm. Có hai lý do NHNN cùng lúc phải điều chỉnh biên độ tỷ giá, đồng thời nâng tỷ giá trung tâm.

Thứ nhất, USD đã tăng giá rất mạnh thời gian qua do Fed liên tục tăng lãi suất với cường độ cao. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới đã mất giá mạnh so với USD: Yên Nhật mất giá khoảng 40%, EUR và bảng Anh mất giá khoảng 30%, Trung Quốc - quốc gia có mức độ mất giá nội tệ thấp nhất thì đồng Nhân dân tệ cũng mất giá khoảng 8%. Việc Việt Nam phải điều chỉnh giá trị tiền đồng là khó tránh.

Bên cạnh giải pháp tăng lãi suất điều hành như NHNN đã làm, việc phối hợp các chính sách khác, trong đó có chính sách điều chỉnh tỷ giá để hạn chế việc phải bán ngoại tệ ra thị trường nhằm cân bằng cung - cầu là cần thiết. Hơn nữa, biên độ biến động tỷ giá ±3% đã có từ năm 2015 và cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Thứ hai, là do sức ép từ cán cân vãng lai. Mặc dù cán cân thương mại nước ta vẫn thặng dư tương đối, nhưng cán cân dịch vụ thâm hụt lớn trong khi cán cân tài chính cũng đang trong trạng thái yếu (vốn đầu tư gián tiếp giảm).

Sau khi NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá, tác động tâm lý không lớn. Đây có thể là một trong những thành công trong các lần điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Với nền tảng kinh tế phát triển vững chắc của Việt Nam và lạm phát tương đối thấp thì việc điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt là cần thiết. Thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, có điều tiết không thả nổi hoàn toàn, thậm chí có thể cho phép biên độ dao động lớn hơn để hạn chế nhu cầu đầu tư tích trữ, nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu…/.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48
Đang tải...