Điều ước của người vợ liệt sỹ đảo Gạc Ma

2019-07-25 10:01:17 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Đã hơn 30 năm trôi qua, chị Trần Thị Ninh (sinhn năm 1963) vẫn còn nhớ như in bản tin thời sự của Đài tiếng nói Việt Nam sáng ngày 14/3/1988. Linh tính như đã mách bảo với chị trước khi anh Phan Huy Sơn (chồng chị) có lệnh phải trở về Lữ đoàn 146 Hải Quân trước 10 ngày, khi kỳ nghỉ phép chưa hết hạn. Cả làng chị ngày hôm đó như cùng chịu tang cho người con đã anh dũng hy sinh ở đảo Gạc Ma để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc…

Ngôi nhà của vợ, con liệt sỹ Phan Huy Sơn tại xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) vẫn đơn sơ nhất xóm.


Gạc Ma ngày ấy…

Lần theo địa chỉ của 8 liệt sỹ trong số 64 anh hùng đã hy sinh tại đảo Gạc Ma vào sáng ngày 14/3/1988, chúng tôi tìm về xã Diễn Nguyên (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Trong số 95 liệt sỹ đã hy sinh trong 3 cuộc kháng chiến, trường hợp chuẩn úy Phan Huy Sơn ở xóm Tân Phong 2 được nhiều người biết đến nhất. Ông Đàm Văn Hiên - Chủ tịch UBND xã Diễn Nguyên khi được hỏi, trả lời luôn: “Trường hợp hy sinh của anh Sơn, ở xã đây ai cũng biết. Ngày anh Sơn hy sinh, anh chị đã có 1 cháu trai gần 5 tuổi nhưng bị bệnh tâm thần, chị Ninh đang mang thai cháu thứ 2. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn…”

Anh Hiên cử cán bộ xã đưa chúng tôi đến thăm gia đình chị Ninh. Ngày mùa nên chị Ninh đi làm đồng, không mang theo điện thoại. Cửa cổng khóa. Phía trong cổng chỉ có cháu Hà (người con trai đầu bị bệnh tâm thần) đứng trơ trơ nhìn khách. Nói là “cháu”, nhưng anh Hà cũng đã 37 tuổi. Anh cán bộ xã Diễn Nguyên giải thích: “Mỗi tháng, chị Ninh nhận được 1,5 triệu đồng tiền tuất, cháu Hà được trợ cấp 2,5 triệu đồng. Đi đâu, chị Ninh cũng phải khóa cửa cổng vì sợ cháu Hà ra ngoài, rơi xuống ao, hồ chết đuối”.

Hôm sau, chúng tôi điện thoại gặp được chị Ninh và hẹn chị đến thăm. Thấy chị Ninh ra mở công, cháu Hà cũng chạy theo. Những động tác bất bình thường của cháu Hà làm cho chúng tôi có cảm giác vừa thương, vừa… sợ. Thương vì cháu bị bệnh nặng, sợ vì nhỡ cháu có hành động gì bất thường. Chị Ninh ra hiệu cho Hà, kiểu như “đây là khách đến thăm”, anh Hà ú ớ, nép bên mẹ như một đứa trẻ.

Ngôi nhà mẹ con chị Ninh hiện ở chỉ có 3 gian, là cấp 4 đã lợp ngói. Hồi anh Sơn hy sinh, mẹ con chị Ninh vẫn ở chung với gia đình chồng. Một thời gian sau, chị xin được ở riêng và UBND xã Diễn Nguyên cấp cho chị mảnh đất rìa làng xóm Tân Phong 2 này với điều kiện chị phải nộp cho xã 2,1 tấn thóc. Chị viết đơn xin giảm, Chủ tịch xã Diễn Nguyên lúc đó là ông Ngô Sỹ Hạnh, sau mấy cái nhíu mày, đã “phê” giảm số thóc phải nộp xuống còn 800kg. Có đất, chị Ninh vay mượn làng xóm, dựng được 2 gian nhà nhỏ trên thửa đất này để nuôi con.


Chị Ninh và cháu Phan Huy Hà (bị bệnh tâm thần) trước ngôi nhà


Cuộc sống vất vả, neo đơn, cơ cực, năm 1991, chị Ninh quyết định “xin” 1 đứa con của người đàn ông khác. Trong suốt thời gian mang thai, chị Ninh luôn cầu xin chồng phù hộ để đứa con sinh ra lành lặn. Tháng 3/1992, cháu Phan Xuân Hùng đã cất tiếng chào đời.

Nước mắt chưa nguôi!

Chị Ninh 1 mình nuôi 3 người con trong nỗi buồn tủi của người vợ liệt sỹ có con riêng. Chẳng ai hiểu được chị ngoài bản thân và những đứa con. Chị bảo: “Cháu lớn bị tâm thần, cháu thứ 2 là gái. Mai này cháu gái lấy chồng, tôi già yếu, biết trông cậy vào ai? Trước khi anh Sơn lên tàu trở về đơn vị, anh ôm tôi và cháu Hà, rồi nói: đợt nghỉ phép sau, anh về sẽ đưa con đi chữa bệnh. Tôi không tin bệnh của cháu Hà có thể chữa được nhưng hy vọng sẽ có thêm cháu. Nào ngờ từ đó anh đã ra đi, hài cốt cũng không còn…”.

Chị Ninh hồi tưởng lại quá khứ với những kỷ niệm về chồng trong nước mắt. Chị tâm sự: “Tôi nằm mơ thấy anh Sơn về thường xuyên. Anh ấy nhìn tôi, nhìn các con và mỉm cười, sau đó lại bay đi mất. Trong linh cảm, tôi tin anh Sơn không trách tôi mà chỉ mong tôi nuôi dạy các con nên người”.

Người con gái thứ 2 của anh Sơn - chị Ninh là cháu Phan Thị Trang. Cháu Trang theo học hết năm thứ 2 Đại học Vinh thì phải bỏ dở vì sợ mai này không xin được việc làm. Cháu nuôi quyết tâm thi Đại học Y Hà Nội nhưng chỉ đủ điểm xét tuyển vào Trường Cao đẳng Y khoa Nghệ An. Ra trường, chị Ninh dắt cháu Trang đi xin việc ở nhiều nơi nhưng không nơi nào tiếp nhận vì… không có tiền. Đang trong lúc túng quẫn, cháu Trang xin được số điện thoại của bà Nguyễn Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế và đã nhắn 1 dòng tin ngắn gọn nhưng đủ ý. Nhận được tin nhắn, bà Bộ trưởng đã gọi lại kiểm tra, hỏi rõ hoàn cảnh và sau đó đã đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An. Cháu Trang được tiếp nhận vào làm việc tại Bệnh viện huyện Diễn Châu từ tháng 3/2015.

Cháu Hùng, người con thứ 3 của chị Ninh cũng đã tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội và cũng tự tìm được việc làm sau khi ra trường.

Hỏi về ngôi nhà đang ở, chị Ninh bảo: “Năm 2005 lãnh đạo Lữ đoàn 146 về thăm gia đình, thấy hoàn cảnh mẹ con khó khăn, vẫn ở trong 2 gian nhà thấp bé, lụp sụp, đơn vị đã quyên góp và hỗ trợ được 15 triệu đồng. Tôi vay mượn thêm anh em, làng xóm để xây thêm ngôi nhà này”.

Hỏi về “điều ước” chị Ninh chần chừ: “Mẹ con tôi bây giờ chỉ trông vào 4 triệu đồng tiền trợ cấp của tôi và cháu Hà và 4 sào ruộng nên rất khó khăn. Mỗi lần cháu Hà lên cơn, cháu đập phá đồ đạc trong nhà. Năm ngoài, cháu xô đổ cả 2 trụ cổng vì không được ra ngoài. Tôi phải vay gần 20 triệu đồng để mua vật tư, vật liệu, thuê thợ xây lại. Bản thân tôi bị teo 1 bên thận từ lâu rồi, bên còn lại bị sỏi nặng nhưng không dám đi viện để mổ vì sợ chết không ai nuôi cháu Hà và vì… cũng không có tiền”.


Cuối năm 2018, cháu Hà xô đổ bức tường, trụ cổng, chị Ninh đã phải vay mượn gần 20 triệu đồng để xây lại, nay vẫn chưa có tiền trả.


Đứng giữa khoảng sân chang chang nắng hè tiễn khách, chị Ninh bảo: “Hàng xóm ai cũng làm mái tôn chống nóng che nắng cho sân nhà, các anh thông cảm, mẹ con tôi vẫn là hộ nghèo nhất xóm”.

Tôi và đồng nghiệp chỉ biết lặng lẽ bước đi sau lời chào tạm biệt, bỏ lại chị với đứa con trai bị bệnh tâm thần sau lưng. Đăng lên những thông tin này, chúng tôi rất mong những người có điều kiện, có lòng hảo tâm, cùng chung tay với Tạp chí điện tử Hòa Nhập để chia sẻ khó khăn với những gia đình chính sách đang gặp khó khăn giữa đời thường hôm nay như một sự tri ân, đền đáp.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Bia Hơi Hà Nội - Vị bia gắn kết những khoảnh khắc ngày hè

Thưởng thức Bia Hơi Hà Nội đã trở thành một thói quen, một nét đặc trưng của đời sống văn hóa trong những dịp tụ họp gắn kết. Có thể khẳng định rằng Bia Hơi Hà Nội là một phần không thể thiếu trong nền tinh hoa ẩm thực Hà Thành, là sự giao thoa giữa các tầng lớp xã hội, nhiều ngành nghề khác nhau.
2024-05-06 14:15:00
Đang tải...